23,3 4.000 3.500 3.000 2.500 2.000 1.500 1.000 500 0 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 2006 2007 2007 2007 2007 2008 2008 2008 2008 2009 2009 2009 2009 2010 2010 2010 2010
I I TỔNG NGUON VÓN ♦ Tăng trưởng vốn cấp 1
25,0 24,0 23,0 22,0 210 20,0 19,0 18,0 17,0 16,0 15,0 14,0 13,0 12,0 11,0 10,0 9,0 8,0 7,0 6,0
Hình 2.6. Tổng nguồn vốn và tăng trưởng vốn cấp 1 của hệ thống NHTM
Nguôn: BHTGVN
Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng đạt 3.077 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với quý trước và tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế chiếm 2.413 nghìn tỷ đồng. Vốn huy động nói chung và vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư nói riêng tăng đều qua các năm cho thấy tổ chức kinh tế và dân cư đã duy trì được niềm tin đối với hệ thống tài chính ngân hàng.
46
Trong quý 4/2010 có 44/87 ngân hàng tăng vốn điều lệ, tỷ lệ gia tăng từ 0,02% đến 790%. Đến cuối quý 4/2010 vẫn còn 15 NHTM có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng và 5 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ dưới 15 triệu USD.
Tổng nguồn vốn huy động
Hình 2.7. Tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM
Nguồn: BHTGVN
b. Chất lượng tài sản có
Chất lượng tài sản có của hệ thống ngân hàng, nhóm ngân hàng và từng ngân hàng được đánh giá qua 6 chỉ tiêu sau:
Nguồn: BHTGVN
Trong số 87 ngân hàng, có 13 ngân hàng đạt mức độ tăng trưởng tín dụng trên 25%, và 10 ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng âm. Mức tăng chung của toàn hệ
TT Tên chỉ tiêu
1 ROA
2 ROE
3 Chi phí ngoài lãi / (Thu nhập thuần về lãi + Thu nhập ngoài lãi) 4 Thu nhập thuần ngoài lãi / Chênh lệch thu nhập, chi phí
5 Biến động về thu nhập, chi phí 6 Chi phí / Thu nhập
47
thống là 10,32%, trong khi trung bình tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng là 13,33%. Nhìn chung tỷ lệ tăng trưởng của các ngân hàng không đồng đều, độ lệch tăng trưởng là 18,35% - cao hơn mức trung bình toàn hệ thống.
I I Tổng dư nợ —♦— Tăng trưởng Tổng dư nợ
Hình 2.8. Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM
Nguồn: BHTGVN
Nợ xấu, nợ quá hạn đều giảm cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Nợ quá hạn chiếm 7,3% trên tổng dư nợ, tương đương với 157 nghìn tỷ đồng; nợ xấu chiếm 2% tổng dư nợ tín dụng, tương ứng với 44 nghìn tỷ đồng. Theo kết quả giám sát từ xa năm 2010, có 14 ngân hàng có nợ xấu lớn hơn 3% và nợ quá hạn lớn hơn 10%.
%
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xâu trên tông dư nợ
□ Nợ quá hạn/T ổng dư nợ □ Nợ xấu/T ổng dư nợ
Hình 2.9. Tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng
Nguồn: BHTGVN
48
c. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng, nhóm ngân hàng và từng ngân hàng được đánh giá qua 6 chỉ tiêu sau:
Tên đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 1. Chỉ tiêu ROA NHTMNN 0,76 0,66 0,56 0,63 0,58 NHCPĐT 1,63 1,63 1,25 1,33 1,21 NHCPNT 2,25 3,15 0 0 0 NHLD 2 1,9 2,24 1,82 1,49 CNNHNN 1,26 1,24 1,09 1,11 1,27 2. Chỉ tiêu ROE NHTMNN 15,84 11,5 10,51 13,63 9,21 NHCPĐT 17,31 16,41 11,54 15,02 11,7 NHCPNT 7,83 9,98 0 0 0 Nguồn: BHTGVN
Đến cuối năm 2010, thu nhập thuần lũy kế tiếp tục tăng, đạt 39 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã chậm lại, thể hiện ở thu nhập ròng phát sinh trong quý chỉ còn 6 nghìn tỷ đồng, giảm 5 nghìn tỷ đồng so với quý 3. Sự sụt giảm này do các chi phí ngoài lãi gia tăng tương đối. Tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần từ lãi và thu ngoài lãi tăng từ 73,92% ở quý trước lên 78,91% trong quý 4/2010.
Hình 2.10. Một số tỉ lệ phản ánh khả năng sinh lời của NHTM
Nguồn: BHTGVN
49
Để đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, BHTGVN sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE trong đó ROA phản ánh hiệu quả khai thác tài sản hay thước đo hiệu quả đầu tư của các NHTM. Tỷ lệ này cho thấy hiệu quả hoạt động của các loại tài sản, bao gồm cả tài sản không trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh như TSCĐ, đất đai... Tỷ lệ ROE phản ánh hiệu quả của đồng vốn chủ sở hữu của các NHTM khi bỏ ra kinh doanh. BHTGVN đã tính toán được hai tỷ lệ trên đối với các NHTM khi kết thúc năm tài chính.
Bảng 2.5. Tỷ lệ ROA, ROE của các NHTMVN
NHLD 15,48 15,2 12,99 8,57 8,64 CNNHNN 13,21 18,09 19,25 12,23 13,8
TT Tên chỉ tiêu
ĩ Vốn huy động / Dư nợ tín dụng
2 Tiền gửi có kỳ hạn / Nguồn vốn huy động
3 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn 4 Tổng TSC có tính thanh khoản cao / Tổng tài sản có 5 Tổng dư nợ cho vay trung dài hạn / Tổng dư nợ 6 Số lần vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả
Nguồn: BHTGVN
Tỷ lệ ROA và ROE của các NHTMVN hiện nay là khá cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh khá tốt, sử dụng vốn có hiệu quả. Trong đó nhóm NHTMCP có tỷ lệ cao nhất trong khi nhóm NHTMNN thì tương đối thấp hơn so với toàn hệ thống. Nguyên nhân cơ bản là do lực lượng lao động tại các đơn vị
50
này quá đông dẫn đến chi phí quản lý cao. Chi phí cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của các ngân hàng. Điều này sẽ làm hạn chế việc nâng cao năng lực tài chính, khó đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong điều kiện hội nhập hiện nay. Vấn đề đặt ra là các NHTMNN cần sớm nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa và áp dụng cơ chế thị trường trong việc tuyển dụng cán bộ quản lý và lực lượng lao động để nâng cao tính năng động và hiệu suất làm việc, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
d. Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, nhóm ngân hàng và từng ngân hàng được đánh giá qua 6 chỉ tiêu sau:
Tên ngân hàng 17/12 18/12 19/12 20/12 23/12 24/12 25/12 26/12 27/12 30/12
1. Tỉ lệ khả năng chi trả trong 1 tháng tiếp theo
NH Xăng dầu Petrolimex 0.1 7 0.1 8 0.2 2 0.05 0.09 0.33 0.23 0.30 0.1 6 0.05 NH Mỹ Xuyên 0.1 1 0.1 0 0.1 2 0.12 0.17 0.16 0.25 0.25 0.1 7 0.20 NH Sài Gòn 0.2 2 0.2 3 0.2 5 0.22 0.22 0.23 0.2 3 0.33 NH An Bình 0.1 0 0.0 8 0.1 3 0.14 0.12 0.17 0.1 5 NH Shinhanvina 0.3 3 0.4 6 0.4 7 0.22 0.42 0.48 0.52 0.33 0.7 3 0.46 NH BNP Paribas HCM 0.7 1 0.8 0 0.7 7 0.01 1.01 0.72 0.36 0.99 0.0 1 0.84
2. Tỉ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo
NH Dầu khí toàn cầu 0.8 6 1.0 3 1.0 0 1.04 1.05 1.01 NH Việt Á 1.4 7 1.5 5 1.7 0 1.82 2.20 1.76 1.56 1.2 0 1.18 NH Indovina 30.4 10.4 0.40 0.35 0.40 0.37 0.35 0.40 70.4 0.42 Maybank HCM 0.5 6 0.5 9 0.5 9 0.71 0.65 0.83 0.69 1.45 3.6 9 3.62 Nguồn: BHTGVN
Trong các chỉ tiêu trên, tỷ lệ vể khả năng chi trả được tình theo công thức: Hệ số khả năng chi trả = Tài sản Có có thể thanh toán ngay/ Tài sản Nợ phải thanh toán ngay. Từ tháng 5/2005 trở về trước, việc giám sát tỷ lệ về khả năng chi trả của tổ chức nhận tiền gửi được thực hiện theo Quyết định số 297 của Thống đốc NHNN. Trong đó tại điều 4 có quy định “Kết thúc ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản có có thể thanh toán ngay với TSN phải thanh toán ngay. Sau tháng 5/2005, việc giám sát khả năng chi trả của tổ chức nhận tiền gửi được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 457 của Thống đốc NHNN. Tại Quyết định này, hệ số khả năng chi trả được sửa đổi và bổ sung như sau: “TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng TSC có thể thanh toán ngay trong thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng TSN phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo”; “TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các TSC có thể thanh toán ngay và các TSN sẽ đến hạn thanh toán trong thời hạn 1 tháng
51
tiếp theo”. Bắt đầu từ ngày 1/10/2010, tỷ lệ này sẽ được thực hiện theo Thông tư số 13/TT-NHNN. Theo đó các TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 15% giữa giá trị các TSC có thể thanh toán ngay và các TSN sẽ đến hạn thanh toán trong vòng 1 tháng tiếp theo.
Kết quả giám sát của BHTGVN đã phát hiện ra nhiều NHTM vi phạm tỉ lệ này theo QĐ 457. Tuy nhiên, việc tính toán chỉ tiêu này dựa trên nguồn số liệu thống kê nên sự chính xác của số liệu là một vấn đề cần cân nhắc. BHTGVN không có số liệu về việc vi phạm tỉ lệ khả năng chi trả theo Thông tư 13, do chưa thay đổi quy định thông tin báo cáo đối với các NHTM.
52
2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát từ xa đối với ngân hàng thươngmại tại Bảo hiểm tiền gửi Việt nam mại tại Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
2.3.1. Mặt tích cực đã đạt được
Thứ nhất, Ban lãnh đạo BHTGVN đã định hướng đúng tầm quan trọng của
nghiệp vụ giám sát từ xa tổ chức tham gia BHTG, là một trong những hoạt động quan trọng nhất của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, quán triệt nội dung và tầm quan trọng của hoạt động giám sát từ xa tới toàn thể cán bộ nhân viên của BHTGVN, đặc biệt đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ giám sát. BHTGVN thay mặt người gửi tiền, giám sát hoạt động của tổ chức tham gia BHTG qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền. Người gửi tiền chiếm số đông và đóng góp nguồn vốn lớn, khoảng 60% giá trị nguồn vốn huy động của ngân hàng Việt Nam. Người gửi tiền không có đủ điều kiện để tiếp cận, theo dõi hoạt động ngân hàng hoặc không có ý thức làm việc này nên cần có tổ chức giám sát hoạt động ngân hàng vì lợi ích của người gửi tiền. Khủng hoảng tài chính chỉ ra rằng lợi ích của người gửi tiền không trùng với lợi ích của ngân hàng, ngân hàng đã chấp nhận quá nhiều rủi ro trên tiền gửi của khách hàng. Do đó, tổ chức BHTG, đại diện và vì lợi ích của người gửi tiền, cần phải giám sát rủi ro ngân hàng. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền không chỉ là mục tiêu của hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG, mà còn là mục tiêu của sự hình thành và phát triển của tổ chức BHTG.
Tư tưởng này đã thấm nhuần trong từng cán bộ giám sát nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm và ý thức trong công việc, đáp ứng được các yêu cầu để thực hiện hoạt động giám sát từ xa trong xu hướng phát triển và hội nhập của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Năm 2007, BHTGVN đã rà soát và tổ chức đào tạo lại, yêu cầu 100% cán bộ thực hiện nghiệp vụ giám sát từ xa phải có trình độ đại học trở lên. Ngoài ra, nhiều khóa học về rủi ro trong hoạt động ngân hàng ; kế toán, kiểm toán, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, v.v. đã được BHTGVN tổ chức, phối hợp tổ chức hoặc cử cán bộ đi học để cập nhật những kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN là một kênh giám sát độc
lập, khách quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích người gửi tiền, giảm nguy cơ tổn thất đến quỹ BHTG và góp phần giám sát chặt chẽ hơn hệ thống ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
53
Biểu 2.3. Số lượng NHTM được BHTGVN giám sát
Công tác giám sát từ xa được thực hiện định kỳ quý đối với 100% các NHTM tham gia BHTG. Tính đến 31/12/2010, số lượng NHTM được BHTGVN giám sát là 87 ngân hàng gồm 3 NHTM Nhà nước, 39 NHTMCP, 5 NHLD và 40 CNNHNN.
Kết quả giám sát từ xa đã phát hiện nhiều lượt vi phạm của các tổ chức nhận tiền gửi về các quy định của BHTG cũng như quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị giúp tổ chức nhận tiền gửi khắc phục và chỉnh sửa vi phạm. Ngoài ra, BHTGVN đã chia sẻ kết quả này với NHNN để phối hợp xử lý vi phạm cũng như góp phần hỗ trợ NHNN trong quá trình thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Dựa vào kết quả giám sát từ xa đã xây dựng hồ sơ dấu hiệu cảnh báo và đã tiến hành cảnh báo đối với những đơn vị có vi phạm. Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ rõ cho đơn vị thấy được những vi phạm phát sinh, ảnh hường đến uy tín, sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các đơn vị nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại, sớm có biện pháp khắc phục để phát triển tốt hơn.
Thứ ba, phương pháp giám sát đã được điều chỉnh theo yêu cầu của sự
phát triển của hoạt động ngân hàng và thông lệ quốc tế.
Hoạt động giám sát từ xa trước kia của BHTGVN chỉ tập trung vào việc chấp hành quy định pháp luật về phí bảo hiểm, về các chỉ tiêu an toàn trong hoạt
54
động ngân hàng như vốn điều lệ, nợ xấu, nợ quá hạn, tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỉ lệ mua sắm tài sản cố định, tỉ lệ góp vốn, mua cổ phần, v.v. Đến nay, cùng với đà phát triển của hệ thống ngân hàng cả về quy mô, số lượng và loại hình, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN không chỉ dừng lại ở hoạt động giám sát tuân thủ của các ngân hàng, mà đã có được định hướng phát triển rõ ràng là phải xây dựng được hệ thống giám sát từ xa mang tính cảnh báo rủi ro cho từng ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng.
Hệ thống giám sát từ xa đối với NHTM của BHTGVN được xây dựng theo tiêu chuẩn mô hình CAMELS kết hợp với thực tế tại Việt Nam gồm : khả năng về vốn, chất lượng lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, rủi ro khác.
BHTGVN sử dụng mô hình 3 cấp giám sát gồm hệ thống ngân hàng, nhóm ngân hàng tương đồng và từng ngân hàng. Trên cơ sở tiêu chí giám sát, thực hiện so sánh với tỉ lệ nhóm tương đồng, tỉ lệ trung bình toàn hệ thống, xác định vị trí của tỉ lệ đó trong nhóm để đánh giá mức độ tốt, xấu của từng tỉ lệ. Với 3 cấp giám sát này, BHTGVN đưa ra được những quan sát hệ thống và riêng lẻ để có những hành động, biện pháp phù hợp và đầy đủ.
Hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa phong phú, gồm 31 chỉ tiêu về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, thanh khoản và rủi ro khác ; 42 khoản mục tài chính khác nhau. Các chỉ tiêu này được tính riêng cho từng ngân hàng, từng nhóm ngân hàng và hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho cán bộ phân tích thấy rõ vị trí của từng chỉ tiêu và khoản mục tài chính để có sự so sánh và đánh giá phù