CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích hơn 800 km2, nằm trong vùng kinh tế động lực - tam giác tăng trƣởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Hơn nữa, Bắc Ninh còn có hệ thống giao thông thuận lợi: Quốc lộ 1A, 38, đƣờng cao tốc 18; trục đƣờng sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc; mạng lƣới đƣờng thuỷ sông Cầu, sông Đuống, … Cả tỉnh có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp. Đó sẽ là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá, phát triển kinh tế- xã hội với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững, khai thác mọi nguồn lực và khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, phấn đấu đến năm 2020 Bắc Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp”.
Kinh tế - xã hội từ năm 2013 trở lại đây có những chuyển biến nhất định: Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát đƣợc kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng giảm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đƣợc cải thiện, tỷ giá cơ bản ổn định, niềm tin vào giá trị tiền đồng Việt Nam đƣợc củng cố. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, du lịch, dịch vụ tăng khá. Các đề án tái cấu trúc nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lƣợc đƣợc chú trọng xây dựng và bƣớc đầu triển khai thực hiện. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản đƣợc đảm bảo. Quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, chính trị - xã hội ổn định. Tuy nhiên tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến khó lƣờng, áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô còn lớn. Thị trƣờng tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao, tăng trƣởng tín dụng thấp. Thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán vẫn chƣa đƣợc cải thiện, thị trƣờng vàng còn nhiều biến động. Tăng trƣởng GDP và tổng vốn đầu tƣ xã hội không đạt đƣợc kế hoạch đề ra, số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao, việc làm và thu nhập của ngƣời lao động khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội và các tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, tiêu cực còn nhiều phức tạp…
Mặt khác chủ động phối hợp với các cơ quan Báo Bắc Ninh, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh thƣờng xuyên tuyên truyền các cơ chế chính sách, các giải pháp tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trƣờng, quản lý ngoại tệ, vàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHTW và của tỉnh.
Ngân hàng Nhà nƣớc điều hành lãi suất theo hƣớng chủ động, dẫn dắt thị trƣờng, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND và USD, 3 lần điều chỉnh giảm lãi cho vay VND; Trên địa bàn tỉnh các chi nhánh NHTM, TCTD đã thực hiện nghiêm túc quy định về lãi suất, hiện tại lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng là dƣới 7%/năm, từ 6 đến 12 tháng từ 7-8% trên 12 tháng từ 7,5-8,5%; Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực, ngành kinh tế ƣu tiên (nông nghiệp-nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) phổ biến ở mức 7- 9%/năm; Các lĩnh vực khác ngoài 5 đối tƣợng ƣu tiên phổ biến 9-11,5%/năm. Đối với USD lãi suất huy động phổ biến từ 0,25-1,25% /năm, lãi suất cho vay phổ biến 5-7,5%/năm.
Đồng thời các Chi nhánh NHTM, TCTD đã miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định đối với khách hàng, trong đó có các Doanh nghiệp bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính. Lũy kế đến nay, đã có 698 doanh nghiệp đƣợc miễn giảm lãi tiền vay với số tiền là trên 4.400 tỷ đồng và có trên 660 doanh nghiệp đƣợc vay ƣu đãi lãi suất với số dƣ nợ trên 3.400 tỷ đồng.
Trên cơ sở định hƣớng điều hành thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá linh hoạt kết hợp với chính sách lãi suất NH Nhà nƣớc tỉnh đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc sát sao các chi nhánh NH, TCTD trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN Việt Nam về chính sách ổn định tỷ giá và thị trƣờng ngoại tệ, đã thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trƣờng tự do, đây là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và củng cố lòng tin của các nhà đầu tƣ, góp phần tích cực trong việc ổn định lạm phát, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng dự trữ ngoại hối. Đặc biệt là việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và
USD với mức tăng 1% đã tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu… thu hẹp đối tƣợng vay bằng ngoại tệ, phối hợp chặt chẽ các ngành xử lý vi phạm về hoạt động ngoại hối, nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Mặt khác NHNN thƣờng xuyên triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách và theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các NH, TCTD trên địa bàn tăng cƣờng huy động vốn, đảm bảo khả năng thanh toán; triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất-kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ vừa; đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng, đi đôi với nâng cao chất lƣợng tín dụng, nhằm đạt mục tiêu đề ra đầu năm là tăng trƣởng tín dụng chung trên địa bàn tỉnh khoảng 12-14%; tích cực triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thực hiện Đề án tái cơ cấu TCTD, xử lý nợ xấu...
Bên cạnh đó, NHNN tỉnh đã tích cực tham mƣu, đề xuất với UBND tỉnh và theo đề xuất của NHNN, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan tăng cƣờng phối hợp với ngành NH triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ: Đẩy mạnh thanh toán qua POS; Tăng cƣờng quản lý ngoại hối; Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu TCTD; Triển khai Chƣơng trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp...
Các NH trên địa bàn luôn triển khai thực hiện và chấp hành nghiêm túc chủ trƣơng, điều hành chính sách lãi suất củ a NHNN theo hƣớng lãi suất giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trƣờng tiền tệ và lạm phát, góp phần thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chủ trƣơng của Chính phủ.
Những động thái tích cực trong quá trình điều chỉnh giảm lãi suất trong thời gian qua, đã thể hiện nỗ lực của ngành NH trong việc thúc đẩy cho vay, khơi thông dòng vốn, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tăng cƣờng cho vay đối với các dự án mang lại hiệu quả, tạo ra mối liên kết hỗ trợ của cho sản xuất, kinh doanh phát triển; đồng thời qua đó đã giúp các NH, TCTD huy động vốn với cơ cấu kỳ hạn hợp lý, ổn định kinh doanh, phân bổ vốn hiệu quả hơn cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo lợi nhuận và tính an toàn của chính hệ thống các TCTD.
Mặc dù thị trƣờng ngoại hối, thị trƣờng vàng có thời điểm có sự biến động xáo trộn, diễn biến phức tạp, nguyên nhân chủ yếu do yếu tố tâm lý trƣớc tình hình Biển Đông, kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá ..., tuy nhiên, nhờ các giải pháp điều hành nhất quán, kết hợp đồng bộ giữa chính sách tỷ giá, lãi suất và các công cụ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và hoạt động thông tin, tuyên truyền của NHNN Việt Nam… nên đến nay, thị trƣờng ngoại hối, thị trƣờng vàng và tỷ giá dần lấy lại sự ổn định và lòng tin vào đồng Việt Nam đƣợc củng cố, lƣợng kiều hối gửi về ngày càng tăng, tình trạng “đô la hóa”, “vàng hóa” trong nền kinh tế đã từng bƣớc đƣợc đẩy lùi, nhu cầu vàng miếng đã giảm mạnh, dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc tăng đáng kể...
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, NHNN tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan thực hiện tốt các biện pháp quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm quy định; Bên cạnh đó, cùng với sự triển khai thực hiện, chấp hành nghiêm túc các quy đi ̣nh về quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng; tăng cƣờng đầu tƣ công nghệ hiện đại, xử lý giao dịch thanh toán chuyển tiền; mở rộng mạng lƣới chuyển tiền và chi trả kiều hối, của các NH trên địa bàn để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân… Qua đó đã góp phần tạo dựng môi trƣờng kinh doanh ổn định, cạnh tranh lành mạnh, thị trƣờng ngoại hối, thị trƣờng vàng trên địa bàn đƣợc duy trì ổn định...