Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 42)

- Cạnh tranh không hoàn hảo

1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Cạnh tranh được coi là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải chấp nhận tham gia cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh là con dao hai lưỡi, một mặt nó đào thải các doanh nghiệp yếu kém không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường, mặt khác nó lại là điều kiện để tạo đà phát triển cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn, làm ăn có hiệu quả hơn.

Mike Moore, cựu Tổng giám đốc WTO, trong chuyến thăm Việt Nam 11/4/2005 đã từng nói: “WTO sẽ tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch hơn, dễ tiên đoán hơn và hạn chế tham nhũng cho bản thân các nước thành viên. Kinh nghiệm 50 năm qua đã chứng minh rằng những nước có mức sống cao nhất là những quốc gia theo đuổi chính sách tự do hoá thương mại. Môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ tạo ra những doanh nhân sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh chứ không phải kiếm lời từ sự trợ giúp của chính phủ hay lợi dụng những hạn chế, bảo hộ của nhà nước” [23]

Quả là đúng như vậy, WTO là "sân chơi' chung trên phạm vi toàn cầu, WTO mang lại một cơ hội toàn diện về thị trường hàng hoá, thị trường dịch

vụ, thị trường vốn và thị trường lao động. Với một không gian kinh tế mới rộng lớn hơn rất nhiều, với hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp minh bạch, có thể tiên liệu được, thông qua sự phân công lao động toàn cầu. Việc gia nhập WTO hay nói rộng hơn là tham gia vào quá trình toàn cầu hoá sẽ giúp cho các doanh nghiệp tham gia được hưởng các lợi thế:

- Mở rộng thị trường, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường (tăng số lượng thị trường xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp, tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu ra các nước, tạo cơ hội sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh) vì: gia nhập WTO, là hội nhập vào tổ chức kinh tế thế giới với số thành viên tham gia là 148 (tính đến 10/2005), chiếm trên 85% tổng thương mại hàng hoá và khoảng 90% tổng thương mại dịch vụ toàn cầu

- Nâng cao vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (tiếp cận bình đẳng vào thị trường của các nước thành viên, bảo hộ sản xuất trong nước theo các khuôn khổ quy định của WTO, sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO để giải quyết tranh chấp trong thương mại, tránh bị các nước lớn chèn ép khi xảy ra tranh chấp thương mại quốc tế)

- Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu của nước ngoài

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các thách thức: - Nguy cơ bị mất thị phần, mất thị trường

- Nguy cơ bị thu hẹp sản xuất, chuyển đổi sang lĩnh vực khác, thậm chí nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu

- Nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính, mua lại, chèn ép, "lấy" mất nhân viên, mua chuộc lãnh đạo cao cấp qua việc trả lương cao, hứa hẹn thăng tiến

Như vậy ta thấy rằng, đứng trong một môi trường kinh doanh tiềm ẩn đầy những thuận lợi và thách thức như vậy. Cũng như "sân chơi" chỉ là một, "luật chơi" chỉ là một, song trình độ "cầu thủ" thì không hề ngang nhau. Để tồn tại được và đứng vững không còn cách nào khác là chính các doanh nghiệp phải tự tìm ra cách giải quyết cho chính mình, và đối với những doanh nghiệp sản xuất cách tốt nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, nâng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trước những đối thủ cạnh tranh.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)