- Cạnh tranh không hoàn hảo
2.1.1. Cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm được biểu hiện qua các tiêu chí về: loại sản phẩm, số lượng, qui cách, kiểu dáng, giá trị của sản phẩm cung cấp tại từng thị trường khác nhau. Tuy nhiên, tại mỗi một thị trường khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau về loại sản phẩm. Do vậy, trong phần nghiên cứu cơ cấu sản phẩm cho sản phẩm may mặc Việt Nam, đề tài tập trung vào nghiên cứu cơ cấu sản phẩm cung ứng tại thị trường Mỹ - một thị trường xuất khẩu chính sản phẩm dệt may Việt Nam.
- Các sản phẩm may hiện nay rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều nhóm hàng khác nhau, trong đó: dùng cho nhu cầu nhà ở (bộ đồ ngủ, vỏ chăn ga, gối); dùng cho nhu cầu mặc hàng ngày (sơ mi, quần âu, áo váy); thể thao (quần áo vải thun, vải bò); thời trang hiện đại (quần áo model) và nhóm trang phục đặc biệt (bảo hộ lao động cho các ngành nghề, quân trang,...)
Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị các sản phẩm may mặc cụ thể Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ
(Hàng quần áo và phụ liệu, không kể sản phẩm đan, móc..)
Đơn vị:1000USD
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005
6204-quần áo vest phụ nữ, ko
gồm hàng đan 3.509 5.112 134.795 456.828 460.612 571.389 6203-quần áo vest nam giới,
không gồm hàng đan 4.726 1.186 88.978 302.374 217.307 259.586 6201-áo khoác ngoài, không
có hàng đan 468 389 61.487 141.342 223.570 178.407 6205-áo sơ mi nam, không
gồm hàng móc 13.400 11.080 39.386 98.097 131.990 145.864 6202- áo khoác nữ 83 205 47.831 97.263 166.704 132.886
6210- quần áo bằng nỉ 101 129 22.724 28.724 85.625 89.105 6211-quần áo phục vụ thể thao:
bơi, trượt tuyết... 797 2.737 14.758 36.594 53.623 47.424 6206- áo cánh và sơ mi phụ nữ 230 520 14.449 42.815 28.228 37.857 6209- quần áo trẻ em, đồ thêm 557 164 3.616 10.885 24.939 36.945 6208- đồ lót phụ nữ 87 102 3.755 12.413 10.123 15.777 6216- các loại găng tay 5.384 4.655 4.021 4.297 9,512 12.303 6207- áo lót nam 104 127 2.567 9.176 6.410 9.539 6212- yếm, tạp dề, nịt bít tất 740 1 260 480 862 2.844 6214- khăn quàng cổ 3 12 90 117 286 487 6215- ca na vat, nơ 11 11 136 232 773 85 6213- khăn tay, khăn mùi xoa 0 0 27 36 14 18
Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ
Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam là tương đối đa dạng. Các sản phẩm bao gồm nhiều chủng loại, từ các sản phẩm dành cho nam giới đến những sản phẩm dành cho nữ giới. Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng may đều tăng, bắt đầu có sự khác biệt từ năm 2002 đối với các sản phẩm như: áo sơ mi nam chỉ có 13,4 triệu USD (2000) đến năm 2005 đã vượt lên với giá trị 145,864 triệu USD; quần áo bằng nỉ năm 2000 chỉ có 0,1 triệu USD lên 89,105 triệu USD (2005 ). Trong đó, giá trị các sản phẩm áo vest nam và nữ là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số giá trị
sản phẩm tương ứng 16,84% và 37,07% (năm 2005). Điều này cho thấy các sản phẩm may sẵn, âu phục sang trọng đang là nguồn nhu cầu cần được đáp ứng ngày càng nhiều với số lượng lớn.
Theo Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam với Mỹ và EU, có nhiều chủng loại hàng bị phía nước ngoài áp đặt hạn ngạch, đối với thị trường EU có 29 Cat và đối với Mỹ là 25 Cat đôi. Trong số các chủng loại hàng dệt may được quản lý bằng hạn ngạch này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường có khả năng sản xuất và xuất khẩu tập trung nhất chỉ vào khoảng 5-7 chủng loại hàng (còn gọi là Cat nóng), làm cho những chủng loại hàng còn lại thường không được sử dụng hết (còn gọi là Cat nguội). Các Cat nóng như đối với thị trường EU là 4, 5, 6, 15, 78 và đối với thị trường Mỹ là các 338/339, 334/335, 340/640, 647/648... đến hết tháng 11, đạt tỷ lệ thực hiện hạn ngạch cao từ trên 90%, đặc biệt là Cat 338/339 đã đạt 108%, 647/648 đạt 94% tổng số hạn ngạch. Dự kiến, năm 2004 sẽ thực hiện hết hạn ngạch đối với các Cat nóng [25].
- Về giá trị xuất khẩu: Năm 1995, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 850 triệu USD. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đã vượt trên con số 4,3 tỷ USD; chiếm 16,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tiếp tục duy trì được ở vị trí thứ hai trong số các ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2005, Việt Nam đặt chỉ tiêu xuất khẩu đạt 5 tỷ USD và phấn đấu đạt khoảng 8- 9 tỷ USD vào năm 2010.
Từ năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở cửa thị trường Mỹ cho hàng dệt may Việt Nam, đồng thời kích thích thêm lượng tiêu thụ mặt hàng này. Theo số liệu của Hải quan Hoa kỳ năm 2001, khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ mới chỉ đứng ở vị trí 70 trong tổng số gần 200 nước xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ,
thì đến năm 2002 đã vượt lên xếp thứ 23; năm 2003 bứt phá mạnh hơn, xếp thứ 8 và năm 2004, xếp ở vị trí thứ 6, vượt 64 bậc sau 3 năm.
Năm 2004, ngành dệt may Việt Nam chiếm gần 3,5% thị phần nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ với đơn giá xuất khẩu bình quân vượt Trung Quốc và trở thành một trong những nước có đơn giá xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ thuộc loại cao nhất trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Cụ thể, năm 2001, đơn giá xuất khẩu bình quân là 1,51 USD/m2 sản phẩm, đến năm 2004 tăng lên 3,14 USD/m2 sản phẩm; trong khi Trung Quốc từ 2,96 USD/m2 sản phẩm, tụt xuống còn 1,25 USD/m2 sản phẩm. Nếu tính những chủng loại hàng (cat) nóng nhất trên thế giới hiện nay xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam cũng rất mạnh; ví dụ như mặt hàng áo sơ mi dệt kim (cat. 388/339) tính trong 9 tháng đầu năm 2004, Việt Nam được xếp vị trí thứ năm trong số các nước xuất khẩu vào Mỹ; đặc biệt là cat 347/348, Việt Nam xếp thứ hai trong số các nước xuất khẩu vào Mỹ.
Tuy nhiên, nhu cầu thay đổi thường xuyên của thị trường quốc tế là đa dạng, mặt khác chúng ta lại phải cạnh tranh với một đối tượng cung cấp sản phẩm dệt may khổng lồ là Trung Quốc - một quốc gia luôn đi đầu trong chiến lược thay đổi mẫu mã sản phẩm. Do đó, sản phẩm may mặc Việt Nam vô hình chung đã trở thành sản phẩm kém hấp dẫn. Những nguyên nhân cơ bản là do:
- Sự mất cân đối trong cơ cấu phát triển giữa ngành dệt và ngành may là một điểm yếu không thể khắc phục một sớm một chiều. Phần lớn nguyên phụ liệu đầu vào phải nhập khẩu, hơn 75% bông cho ngành kéo sợi, hơn 70% vải cung cấp cho ngành may và gần như 100% thuốc nhuộm và các chất phụ trợ phải nhập khẩu, giá nhập khẩu và chi phí vận chuyển cao, trong khi
nguyên liệu sản xuất trong nước không đáp ứng được, chất lượng chưa được đảm bảo, tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm thấp (chỉ ở mức 20 - 25%).
- Cơ cấu mặt hàng đơn giản, kiểu cách mẫu mã, bao bì đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi thường xuyên của thị trường quốc tế. Hầu như các doanh nghiệp trong ngành chưa xây dựng được thương hiệu riêng, thậm chí ngay cả việc đăng ký sở hữu bản quyền, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp chưa được quan tâm thoả đáng.
- Giá trị gia tăng của sản phẩm thấp do duy trì quá lâu hình thức gia công. Mặt khác, có tới 80% sản phẩm ngành may phục vụ xuất khẩu theo hạn ngạch và gia công với chủng loại, mẫu mã, nguyên phụ liệu do phía đối tác nước ngoài cung cấp theo hình thức nhập nguyên phụ liệu, làm theo mẫu có sẵn nên năng lực thiết kế mẫu mốt thời trang bị hạn chế. Ngành dệt may Việt Nam thiếu những sản phẩm mũi nhọn mang thương hiệu riêng của mình được thế giới biết đến.