Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 63)

- Cạnh tranh không hoàn hảo

2.1.3. Thị trường tiêu thụ

Mục tiêu của việc gia nhập WTO của Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào cũng đều là nhằm tới mở rộng thị trường buôn bán thương mại, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo việc làm, tăng trưởng, phát triển, phồn vinh. Hiện nay, phát triển thị trường nội địa, xuất khẩu đã trở thành định hướng chiến lược trong phát triển của mỗi doanh nghiệp để mở rộng thị trường kinh doanh, tăng doanh số, phát triển bền vững.

2.1.3.1. Thị trường xuất khẩu

Việc gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện nay, thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may tương đối rộng lớn, trong đó thị trường Mỹ và EU được coi là 2 thị trường có giá trị xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam lớn nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, năm 2005, 2006 và cho đến ít nhất 2 năm tiếp theo là 2007, 2008 việc xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ, vốn là thị trường xuất

Chúng ta có thể thống kê được thị trường xuất khẩu chính hàng dệt may dưới bảng sau:

Bảng 2.2: Thị trƣờng xuất khẩu chính của sản phẩm dệt may Việt Nam năm 2004

Đơn vị: triệu đô-la Mỹ

Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Thay đổi (%)

Mỹ 1.973 2.474 25,4 EU 580 762 31,37 Nhật 514 531 3,3 ASEAN 83 114 37,34 Đài Loan 188 194 3,19 Hàn Quốc 67 60 - 10,44 Úc 21 21 Canada 35 48 37,14 Châu Phi 12 20 66,66 Đông Âu 103 69 - 33.0 Khác 79 93 17,72

(Nguồn: từ tài liệu của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM - ITPC) * Thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Mỹ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và đứng thứ hai trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không dài. Công nghiệp dệt của Mỹ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may sẵn của thế giới. Mặt khác, Mỹ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo. Với kim ngạch nhập khẩu hàng hoá hàng năm tăng lên đến trên 1 ngàn tỷ USD. Chiếm trên 12% tổng giá trị xuất khẩu và trên 14% tổng giá trị nhập khẩu của thế giới. Trước đây, hàng dệt may nhập vào Mỹ rất lớn, nhưng hiện nay đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu một số loại

quần áo may sẵn từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Macao, Mêhico, Malaysia, Philippines, Pakistan, Rumani, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan.

Thực tế cho thấy, ngành may nói riêng đã có những bước đầu hội nhập vào thị trường Mỹ khá thành công. Mỹ là thị trường có sức mua các loại sản phẩm may mặc lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau kể cả các sản phẩm trung bình. Thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam ở chỗ Mỹ là nước nhập khẩu nhiều nhưng Mỹ vẫn giành một thị phần đáng kể cho các doanh nghiệp Mỹ, vậy điều đầu tiên khi thâm nhập thị trường Mỹ là doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với nền công nghiệp Mỹ. Lực lượng cạnh tranh lớn thứ hai là các quốc gia đã và đang xuất khẩu hàng may mặc có uy tín trên thị trường Mỹ trong những năm qua như: Mêxicô, Trung Quốc, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc,... Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Mỹ tuy thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng cao.

Bảng 2.3: Kim ngạch hàng may mặc các nƣớc xuất khẩu sang Mỹ

(Hàng quần áo và phụ liệu , không kể sản phẩm đan, móc..)

Đơn vị:triệu USD

Các đối tác 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Toàn thế giới 32.800,552 31.691,335 30.895,566 33.188,673 35.287,106 37.514,673 Trung Quốc 4.167,042 4.152,517 4.478,787 5.489,903 6.617,924 10.230,961 Mêhicô 5.119,442 4.671,587 4.504,279 4.169,910 4.137,043 3.841,732 Ấn Độ 1.377,783 1.275,864 1.384,733 1.478,528 1.597,515 2.121,031 Inđônêxia 1.500,569 1.599,968 1.456,514 1.554,099 1.770,238 2.022,399 Bănglađét 1.471,538 1.449,558 1.260,601 1.258,993 1.372,876 1.680,624 Hồng Kông 2.223,939 2.003,698 1.951,781 1.930,121 2.012,215 1.569,801 Việt Nam 30,247 26,442 438,985 1.241,937 1.421,889 1.541,470 Các nước khác 16.909,992 16.511,701 15.419,886 16.065,182 16.357,406 14.506,655

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng dần qua các năm, trừ năm 2001 (chiếm 0,08 %) giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu vào Mỹ giảm nhẹ so với năm 2000. Còn bắt đầu từ năm 2002 trở đi giá trị hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ ngày một tăng : Cụ thể năm 2002 chiếm 1,42 %, tăng 412,543 triệu USD tương ứng với tỷ lệ tăng 1.560% so với giá trị hàng may mặc năm 2001. Từ năm 2003 chiếm 3.742% so với tổng kim ngạch toàn thế giới vào Mỹ, tăng 802,952 triệu USD tương ứng tốc độ tăng 182,9%. Từ năm 2003 trở đi tốc độ tăng giảm đi, tuy nhiên giá trị tăng thực tế lại rất lớn, cụ thể năm 2005 tăng 119,581 triệu USD tương ứng tốc độ tăng 8,4% chiếm 4,1% kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, so với nước có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn vào thị trường Mỹ như Trung Quốc thì Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ (Trung Quốc chiếm 27,27% cơ cấu toàn thế giới vào thị trường Mỹ).

Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ năm 2005

Sản phẩm Giá trị (1000$) Phần trăm

Hàng may mặc và phụ liệu, không kể đan 1.541.469,985 23,2% Hàng may mặc và phụ liệu, có đan và móc 1.123.811,184 17%

Hàng da giầy 721.310,395 10,9%

Đồ đạc, giường, đèn.. 697.011,535 10,5%

Các loại khác 2.546.545,848 38,4%

Tổng số 6.630.148,947 100%

(Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ)

Qua bảng số liệu trên, giá trị hàng dệt may của Việt nam vào Mỹ đạt 2.665.281,169 nghìn USD tương ứng với tỷ lệ là 40,2%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong số những mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ. Trong đó, hàng may mặc và phụ liệu không kể đan chiếm 23,2%, hàng may mặc và phụ liệu có kể đan

trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy vậy, do khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới còn yếu nên các sản phẩm may mặc xuất khẩu hiện nay hầu như chưa có nhãn mác thương mại để tạo lập danh tiếng trên thị trường xuất khẩu. Hầu hết các sản phẩm may mặc hiện nay vẫn chỉ được sản xuất dưới hình thức gia công hoặc sản xuất theo mẫu hàng nước ngoài.

Trong bối cảnh từ 1/1/2005, các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may cho nhau, xuất khẩu dệt may của Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn so với các nước khác, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2005 vẫn đạt 2,052 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2004: trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm vai trò chủ đạo (ước tính đạt 1,1 tỷ USD, chiếm 53,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may)

Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong nửa đầu năm 2006 đạt 2,762 tỷ USD, trong đó thị trường Hoa Kỳ đã chiếm tới con số 1,5 tỷ USD, bao gồm hơn 350 triệu USD các mặt hàng không chịu hạn ngạch.

* Thị trường EU

Thị trường EU là một thị trường trọng điểm đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam. Trong nhiều năm, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này luôn đạt được những thành tựu đáng kể về giá trị và thị phần xuất khẩu. Nhất là sau khi Việt Nam và EU ký tắt Hiệp định về các sản phẩm dệt may ngày 15/2/2003 và một sự kiện trọng đại khác là ngày 1/5/2004, EU đã kết nạp thêm 10 thành viên mới, nâng tổng số nước thành viên trong EU lên 25 nước, thì theo ước tính của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường EU có thể đạt gần 1 tỷ Euro trong năm 2004. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đang mở ra cho các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường EU, thì hàng may mặc Việt Nam đang gặp phải khá nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Khó khăn lớn nhất là từ ngày 1/1/2005, khi hạn ngạch hàng may mặc bị loại bỏ giữa các nước

thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, thì hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn

Từ ngày 1/1/2005, sẽ có khoảng 165 mã hàng dệt may các loại được tự do xuất khẩu vào thị trường EU mà không gặp phải trở ngại nào. Các quốc gia sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường EU với những lợi thế của riêng mình. Trung Quốc là một đối thủ mạnh nhất trong xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tại thị trường EU, sau đó là ấn Độ, một số nước khác ở Châu Á và các quốc gia vùng Địa Trung Hải. Theo các chuyên gia kinh tế dự báo, xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới, giá hàng dệt may của Trung Quốc thấp hơn giá của các nước EU từ 50-70%, thấp hơn giá của ấn Độ 30% nên đã làm chủ thị trường này [29]. Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp hàng may mặc số 1 cho thị trường EU với số lượng rất lớn, giá thành hạ, chất lượng tốt và sản phẩm đa dạng. Xuất khẩu hàng may mặc của một số quốc gia được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Xuất khẩu hàng may mặc vào thị trƣờng EU năm 2002

Đơn vị : Triệu USD

Quốc gia Giá trị Thị phần (%) Tốc độ tăng hàng năm (%)

2001 2002 Trung Quốc 9764 11,5 4 15 Thổ Nhĩ Kỳ 6604 7,8 5 22 Bănglades 2554 3,0 5 2 ấn Độ 2533 3,0 4 7 Indonesia 1411 1,7 - 5 - 13 Thái Lan 934 1,1 2 - 4 Pakistan 904 1,1 4 7 Việt Nam 645 0,8 - 3 - 6 Campuchia 399 0,5 36 13 Philippin 299 0,4 -15 7

Qua bảng trên ta thấy, các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường EU luôn đạt được giá trị và tốc độ tăng hàng năm cao, đứng đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Banglades, Ấn Độ, Pakistan và Campuchia - một quốc gia mới nổi lên về xuất khẩu hàng may mặc cũng đạt được tăng trưởng về xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU với tốc độ đáng kinh ngạc. Trong khi đó, Việt Nam năm 2001, kim ngạch xuất khẩu giảm 3%, năm 2002 tiếp tục giảm 6% và năm 2004 có thể có sự cải thiện chút ít nhờ vào Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU ký đầu năm 2003.

Về thị phần xuất khẩu: đứng đầu là Trung Quốc chiếm 11,5%, đạt được mức độ ảnh hưởng rộng khắp EU; Thổ Nhĩ Kỳ có lợi thế là có vị trí địa lý gần EU, do thời gian cung cấp hàng ngắn, chí phí giảm, nắm bắt nhanh chóng những cơ hội kinh doanh, nên dễ dàng đạt được thị phần lớn hơn và đứng vị trí thứ hai; sau đó đến Banglades; Ấn Độ; Việt Nam chúng ta đứng ở vị trí thứ 8, thị phần hàng may mặc xuất khẩu rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,8% thị trường EU và chỉ hơn Campuchia 0,3%. Nếu như trong những năm tới, chúng ta không đạt được sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu, thì chắc chắn thị phần của hàng may mặc Việt Nam sẽ thu hẹp lại bằng hoặc nhỏ hơn so với Campuchia. Đành rằng, Campuchia đang nhận được nhiều hơn ưu đãi thương mại từ phía EU so với Việt Nam, nhưng với tốc độ tăng trưởng như vậy, cộng với sự gia tăng đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với các chính sách thông thoáng đẩy mạnh xuất khẩu, thì chẳng mấy chốc, Campuchia sẽ đuổi kịp Việt Nam cả về giá trị xuất khẩu và thị phần xuất khẩu.

Theo thống kê tính đến hết tháng 5/2005, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU đạt khoảng 180 triệu Euro, chỉ chiếm khoảng 1,27% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của thị trường này, trong khi đó xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào EU tăng 50%, chiếm 26% tổng trị giá hàng dệt may nhập khẩu của EU. Điều này cho thấy,

Việt Nam không phải là nước duy nhất bị ảnh hưởng sau khi chế độ hạn ngạch được bãi bỏ vào đầu năm 2005. Số liệu 5 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU tăng 75% so với cùng kỳ năm trước, tập trung vào những mặt hàng chủ lực, có giá trị cao như quần âu, áo jacket, hàng thun,…

Những doanh nghiệp may mạnh của Việt Nam như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Đáp Cầu, Tây Đô,… đều có những đơn hàng mới từ thị trường EU. Theo Bộ Thương mại, mặt hàng tăng trưởng mạnh là quần, có kim ngạch xuất khẩu năm gần 50 triệu USD, tăng 137% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này. Các thị trường “hút” mạnh mặt hàng này là Đức (tăng 150%), Anh (194%), Bỉ (333%),… Mặt hàng đứng thứ hai là áo jacket, trong quý 1- 2006 đạt kim ngạch 33,7 triệu USD, tăng 94%, chủ yếu ở các nước EU cũ. Dự báo trong tương lai gần, các mặt hàng thế mạnh như áo thun, sơ mi, quần soóc, áo khoác, quần áo thể thao, váy đầm, bảo hộ lao động, quần áo trẻ em, quần áo vest… sẽ tiếp tục tăng mạnh nhờ các đơn hàng đang có khá ổn định.

* Thị trường Nhật Bản

Thị trường Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt-may lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt-may Việt Nam, (thị trường Mỹ chiếm 35,5% và thị trường EU chiếm 19,5%). Với thị trường EU, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này bị hạn chế bởi hạn ngạch xuất khẩu cho từng năm. Đối với thị trường Mỹ, sau khi Hiệp định hàng dệt-may được ký kết, hàng dệt-may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải chịu hạn ngạch, còn thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch lớn nhất, hàng dệt-may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này không bị hạn chế. Thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt-may của Việt Nam vào

thị trường này đang có chiều hướng giảm xuống, do hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm may mặc của các nước thành viên WTO như Thái Lan, Hàn Quốc, Ý, Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc. Sản phẩm của các quốc gia này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam về giá cả, chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người Nhật Bản. Do vậy, để thực hiện tốt những mục tiêu kinh tế trong những năm tới là đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, chúng ta cần xem xét xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản trong những năm tới và sự tác động tới hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước có hàng may xuất khẩu vào Nhật Bản. Các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là hàng may mặc như Jacket, quần áo thể thao, quần âu, sơ mi nữ, sơ mi nam, quần áo lót cho nam, nữ, quần áo dệt kim của nam, nữ,... Hàng may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi phổ cập GSP với mức thuế 14-16,8%, mức thuế cho áo sơ mi thì thấp hơn 9-11,2%. Mặc dù có nhiều ưu đãi, nhưng hàng may mặc Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng của các nước như: nhóm hàng dệt thoi của Việt Nam phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc, Ý, Mỹ, Inđônêxia và hiện tại mặt hàng này của Việt Nam đứng thứ ba sau hàng của Trung Quốc và Ý. Nhóm hàng dệt kim như các loại quần áo dệt kim mặc ngoài và áo len Việt Nam xếp thứ năm, đứng đầu là hàng của Trung Quốc, thứ hai là Hàn Quốc, sau đến hàng của Ý, Mỹ và đây cũng là các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong nhóm hàng này. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt-may của Việt Nam sang Nhật Bản tăng hàng năm đến năm 2000 đạt cao nhất (620 triệu USD), sau đó đến năm 2001 lại giảm 5% so với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)