Về phía chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 111 - 113)

- Diện tích chiều sâu 756,

3.2.2. Về phía chính phủ

3.2.2.1. Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của các cơ quan quản lý góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Cụ thể, một mặt cần đơn giản hóa các thủ tục nhập nguyên liệu, nhập mẫu hàng, nhập bản vẽ để việc thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp đỡ mất thời gian và ít gặp những khó khăn trở ngại. Mặt khác, hợp lý hóa công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O). Chính phủ nên chuyển việc cấp C/O hàng dệt may về Bộ Thương mại để thực hiện chế độ một cửa, giảm

chi phí hành chính cho doanh nghiệp và tăng cường công tác chống gian lận thương mại theo yêu cầu của EU, Mỹ.

3.2.2.2. Các biện pháp về tài chính

Theo thoả thuận gia nhập WTO, trợ cấp của Chính phủ cho ngành dệt may sẽ không còn. Theo Quyết định 55 của Thủ tướng Chính phủ ký vào năm 2001, thì khoản ưu đãi lớn nhất cho ngành dệt may là được phép vay vốn từ Quỹ tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện các dự án đầu tư, được hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại, được xem xét cấp bổ sung vốn lưu động cho một số doanh nghiệp Nhà nước theo Luật Doanh nghiệp.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động, vốn luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Để giải quyết vốn cho đầu tư của ngành dệt may, bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực từ doanh nghiệp, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn ngoài xã hội. Chẳng hạn:

Trong chính sách hỗ trợ vốn, Chính phủ nên tạo điều kiện hỗ trợ bằng cách: cho phép doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và thuê tài chính đối với các dự án cần nguồn vốn nhỏ, có thể thu hồi nhanh; bố trí nguồn vốn tận dụng ưu đãi có thời gian trả nợ từ 5 đến 10 năm với lãi suất thấp hoặc cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ODA của các nước đối với những dự án vốn lớn, dài vốn.

Trong chính sách thuế, hiện nay nguồn nguyên liệu cho may mặc xuất khẩu cần được ưu tiên phát triển, do đó Nhà nước cần điều chỉnh thuế VAT cho nguồn nguyên liệu may mặc khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, các loại thuế gián thu, thuế xuất, nhập khẩu phải được hoàn lại cho doanh nghiệp, đồng thời giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có tỉ lệ xuất khẩu lớn xuống còn 23-25%.

3.2.2.3. Các biện pháp hỗ trợ (xuất nhập khẩu, đầu tư, cạnh tranh)

Là một ngành kinh tế nhiều thành phần, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn và liên doanh), các công ty TNHH, các công ty cổ phần, công ty tư nhân, các tổ hợp, hợp tác xã. Để đẩy mạnh cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ dệt may Việt Nam cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới các qui chế để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh phong phú, đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 111 - 113)