Các doanh nghiệp tham gia ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100 - 111)

- Diện tích chiều sâu 756,

3.2.1. Các doanh nghiệp tham gia ngành

3.2.1.1. Giải pháp về sản phẩm

* Nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu

Nâng cao chất lượng hàng may mặc Việt Nam theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp đạt chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9000, chứng chỉ về môi trường ISO 14000 và chứng chỉ về trách nhiệm xã hội SA 8000, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như complet, veston, áo sơ mi, quần âu, quần áo dệt kim, quần áo thể thao. Trong quá trình sản xuất và xuất khẩu, mọi cộng đoạn thực hiện theo những quy

trình và được giám sát chặt chẽ theo những tiêu chuẩn thống nhất, hạn chế thấp nhất những sản phẩm lỗi và loại bỏ ngay nhờ hệ thống giám sát ở các công đoạn trong sản xuất và xuất khẩu. Khách hàng rất quan tâm tới hàng may mặc của các doanh nghiệp đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, vì có tới 80% tiêu chuẩn chất lượng dựa trên tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Như vậy, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trở thành một tiêu chí đánh giá gián tiếp chất lượng hàng may mặc, đồng thời là một phương tiện nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường. Hàng may mặc Việt Nam nên từng bước tiến tới thỏa mãn các yêu cầu đối với những tiêu chuẩn này, vừa nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, là điều kiện để phát triển thương hiệu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường.

* Đa dạng hóa sản phẩm may mặc xuất khẩu

Những năm gần đây, hàng may mặc Việt Nam có những thay đổi nhiều về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, chủng loại, nhưng khi hàng may mặc của Việt Nam thay đổi được một phần, hàng may mặc của các đối thủ cạnh tranh đã thay đổi gấp mấy lần như vậy. Mặt hàng áo sơ mi, jacket, quần âu của Việt Nam chỉ thay đổi chút ít về màu sắc còn chất liệu vải, kiểu dáng thay đổi rất ít, các chủng loại hàng nhiều năm qua gần như không tăng lên. Cho nên, trong ngắn hạng từ 2-3 năm tới cần tập trung vào những mặt hàng như sơ mi, jacket, quần âu, quần áo dệt kim, quần áo thể thao tạo ra sự đa dạng theo hai hướng:

+ Đa dạng hóa về chất liệu sản phẩm

Để đa dạng hóa chất liệu sản phẩm cần dựa vào ý tưởng thiết kế của các nhà thiết kế thời trang. Các nhà thiết kễ sẽ biết cách sử dụng chất liệu khác nhau cho những sản phẩm khác nhau dù những chất liệu có thể trong nước sản xuất được hoặc phải nhập khẩu. Ý tưởng thiết kế cần xuất phát từ

khả năng sáng tạo của các nhà thiết kế Việt Nam, tránh sao chép hoặc rập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài, ý tưởng thiết kế cần mang tính thương mại, tức là tạo ra sản phẩm để xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường, chứ không phải để trình diễn trên sân khấu hay tham gia các cuộc thi thời trang.

+ Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm

Chủng loại sản phẩm của hàng may mặc Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, trong khi nhu cầu sử dụng hàng may mặc trên thị trường rất đa dạng . Mỗi nhóm khách hàng đều có những yêu cầu khác nhau khi mua hàng may mặc với những mục đích sử dụng khác nhau. Thậm chí, những chủng loại hàng khác nhau cần được sản xuất theo nhu cầu của từng khoảng thời gian ngắn theo mùa trong năm như: hàng may mặc cho đầu mùa hè hoặc cuối mùa hè, đầu mùa thu hoặc cuối mùa thu, đầu mùa đông và cuối mùa đông, đầu mùa xuân và cuối mùa xuân. Mỗi thời gian khác nhau, ứng với một thời tiết khác nhau, sự thay đổi thời tiết ở các quốc gia rất rõ ràng, vì thế hàng may mặc cần có nhiều chủng loại hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Mỗi chủng loại sản phẩm nên được hình thành theo những bộ sưu tập thời trang theo mùa, trong mỗi bộ sưu tập sẽ có nhiều loại quần áo khác nhau sử dụng chất liệu khác nhau. Nếu làm được như vậy, hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam mang tính chuyên nghiệp hơn, tạo sự thu hút hơn đối với khách hàng. Hướng đa dạng hóa sản phẩm, với nhiều chủng loại hàng may mặc theo thời gian và theo các bộ sưu tập rất phù hợp với cách thức giới thiệu những sản phẩm mà các trung tâm thời trang quốc tế lớn tại Pháp, Đức, Anh, Ý mang đến cho khách hàng. Dần dần, hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam sẽ trở nên hòa nhập hơn với xu hướng thời trang thế giới, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

3.2.1.2. Giải pháp về hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ (hệ thống kênh phân phối) - Đa dạng sử dụng kênh phân phối hàng may mặc

Hiện nay hệ thống kênh phân phối hàng may mặc có xu hướng là các kênh phân phối ngắn với những tổ hợp thương mại bán lẻ, siêu thị bán lẻ lớn. Những tổ hợp thương mại, siêu thị lớn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các nhà sản xuất hàng may mặc không qua các trung gian thương mại, làm giảm chi phí kinh doanh và rút ngắn thời gian giao hàng. Bên cạnh những hệ thống tổ hợp thương mại, siêu thị lớn, những trung gian thương mại khác như các nhà bán buôn nhập khẩu, sau đó bán cho các nhà bán lẻ, các đại lý bán hàng trong một khu vực địa lý, các nhà sản xuất hàng may mặc cũng nhập khẩu hàng may mặc về để bán, phần lớn những hàng may mặc nhập khẩu về do các nhà sản xuất đặt hàng từ các quốc gia thực hiện may gia công.

- Thực hiện liên kết chuỗi trong phân phối sản phẩm may mặc

Trong xu hướng mới về phát triển kinh tế và tăng cường cạnh tranh liên kết tạo thành chuỗi trong sản xuất và bán hàng là hình thức được ứng dụng thành công ở các quốc gia trên thế giới. Thực tế với các quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ và vừa, năng lực sản xuất nhỏ không đáp ứng được các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu lớn. Cho nên tạo thành các chuỗi trong sản xuất và bán hàng là điều hết sức quan trọng để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế tự do hóa thương mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp trong một chuỗi sẽ bổ sung năng lực cho nhau, sản phẩm của các doanh nghiệp được bổ sung giá trị tạo sức mạnh to lớn trong cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà phân phối sản phẩm may mặc, các doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết thành chuỗi các nhà cung cấp để đáp ứng lượng đặt hàng lớn trong thời gian ngắn. Đây cũng là yếu tố hết sức quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam.

3.2.1.3. Giải pháp xây dựng thương hiệu

Chắc chắn sẽ có không ít người tiêu dùng đặt câu hỏi: Tại sao một chiếc áo sơ mi Pierre Cardin lại có giá hàng trăm ngàn đồng trong khi giá của một chiếc áo bình thường chỉ từ vài chục đến một trăm ngàn đồng? Phải chăng sản phẩm của Pierre Cardin có chất lượng gấp 7-8 lần? Câu trả lời hoàn toàn không phải như vậy. Một trong những lý do chính, Pierre Cardin là một thương hiệu nổi tiếng.

Trong lĩnh vực may mặc - thời trang, Việt Nam cũng đã có một số thương hiệu được khẳng định như: May 10, May Việt Tiến, gấm Thái Tuấn, dệt kim Đông Xuân, sơ mi An Phước,... nhưng số lượng những thương hiệu như vậy còn quá ít. Để có thể cạnh tranh mạnh mẽ với hàng dệt may nhập khẩu, đồng thời thúc đẩy việc xuất khẩu, các công ty cần phải quan tâm và đầu tư đúng mức việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình cũng như cho các sản phẩm dệt may Việt Nam nói chung.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình đầu tư, vì thương hiệu không đơn giản chỉ là một cái tên hay dấu hiệu mà là một cam kết về sản phẩm.

Để xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam có nhiều con đường đi, hoặc là lựa chọn việc mua lại một thương hiệu quen thuộc hoặc xây dựng từ đầu một thương hiệu mới thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ đối với sản phẩm và đặt dấu ấn thương hiệu trong trí nhớ của người tiêu dùng qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá. Song song với quá trình xây dựng phải là quá trình bảo vệ thương hiệu. Như đã nói ở trên, thương hiệu gắn liền với cam kết của nhà sản xuất về chất lượng, dịch vụ sản phẩm. Chỉ một sơ suất đối với khách hàng cũng làm tổn thương đến uy tín của thương hiệu và qua đó ảnh hưởng trực tiếp và

lâu dài đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam không nên cho rằng, chỉ cần gắn cho một sản phẩm may mặc một cái tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc kết hợp những yếu tố trên là sản phẩm có uy tín, tạo dựng lòng tin thu hút khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Để một thương hiệu hàng may mặc có uy tín và thu hút được khách hàng cần nhiều thời gian và thể hiện những cam kết đối với khách hàng, những cam kết của sản phẩm về chất lượng, dịch vụ khách hàng, thời gian giao hàng ngắn, đa dạng sản phẩm, chất liệu, tính thời trang. Những cam kết này cần có thời gian để khách hàng nhận thấy, luôn giữ vững và không ngừng được tăng lên. Đây là điều khó thực hiện đối với các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp có thể từng bước thực hiện một cách chắc chắn từng cam kết, đồng thời tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại nhằm cung cấp thông tin hình ảnh sản phẩm may mặc Việt Nam đến với từng người tiêu dùng qua các kênh thông tin khác nhau. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới phát triển thương hiệu sản phẩm may mặc trên thị trường

3.2.1.4. Giải pháp hạ giá thành sản phẩm

Hiện nay giá bán nhiều mặt hàng may mặc của Việt Nam tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, giá bán cao là do chi phí trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện ở mức cao và bất hợp lý. Giá bán cao là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của Việt Nam trên thị trường. Do vậy, giảm chi phí theo hướng đẩy mạnh công tác quản lý có khoa học, làm giảm chi phí trong các công đoạn sản xuất và kinh doanh. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp quản lý tốt nhất chi phí trong

trong sản xuất, giảm tỉ lệ hàng lỗi, hàng hỏng không đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc và xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc với các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ tạo thế chủ động trong sản xuất và hạ chi phí, hạ giá bán sản phẩm

3.2.1.5.Giải pháp thực hiện chiến lược đầu tư thích hợp

Các doanh nghiệp cần có một tầm nhìn hướng tới dài hạn. Để thực hiện được định hướng nêu trên trong từng năm, doanh nghiệp cần xác định trọng điểm mũi nhọn cần phải ưu tiên đầu tư và tập trung các nguồn lực để thực hiện đầu tư dứt điểm, nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới đáp ứng kịp với nhu cầu người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Hạn chế và chấm dứt tình trạng lựa chọn các dự án đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu nguyên liệu không hoạt động được hoặc hoạt động không hết công suất thiết kế, gây lãng phí thất thoát vốn tại doanh nghiệp

3.2.1.6. Giải pháp hướng tới khách hàng

Philip Kotler viết: “Ngày nay những công ty chiến thắng là những công ty làm thỏa mãn đầy đủ nhất và thực sự làm vui lòng những khách hàng mục tiêu của mình” và “họ hết sức quan tâm đến chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng và thậm chí còn vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng” [8].

- Thỏa mãn khách hàng

Với năng lực sản xuất của nền kinh tế thế giới hiện nay, mọi nhu cầu của con người đều được chú ý tới và sẵn sàng được đáp ứng với một lượng cung lớn hơn cầu.

Hình 3.1: Quan hệ khách hàng

Vai trò “thượng đế” của khách hàng ngày càng được khẳng định: “… Khách hàng là mục đích của công việc. Không phải ta chiếu cố đến khách hàng khi phục vụ họ... mà chính khách hàng đã chiếu cố đến chúng ta khi cho chúng ta cơ hội để phục vụ họ”, “Khách hàng là người gửi gắm cho chúng ta những mong muốn của họ. Nhiệm vụ của ta là thỏa mãn những mong muốn đó sao cho có lợi cho họ và cho cả bản thân chúng ta nữa”. Đó là phương châm làm việc của công ty L.L.Bean mà Philip Kotler dẫn ra trong cuốn sách của mình. Nhưng có lẽ cũng không thừa khi so sánh quan điểm bán hàng và quan điểm marketing, nhất là trong điều kiện của Việt Nam hiện nay khi phần nhiều các nhà sản xuất kinh doanh vẫn chạy theo mục tiêu làm sao bán được nhiều hàng. Phát biểu của Theodoe Levitt phản ánh sự tương phản giữa quan điểm bán hàng và quan điểm marketing: “Quan điểm bán hàng tập trung vào những nhu cầu của người bán; quan điểm marketing thì chú trọng đến nhu cầu của người mua. Quan điểm bán hàng để tâm đến nhu cầu của người bán là làm thế nào để biến sản phẩm của mình thành tiền mặt, quan điểm marketing thì quan tâm đến ý tưởng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng bằng chính sản phẩm và tất cả những gì liên quan đến việc tạo ra, cung ứng và cuối cùng là tiêu dùng sản phẩm đó”. Điều đó có nghĩa là phải có sự hòa hợp giữa các nhu cầu về tình cảm, suy nghĩ và cả trong hành động giữa khách hàng và nhà

cung cấp. Trong đó yếu tố tình cảm sẽ quyết định suy nghĩ, đến lượt mình, suy nghĩ sẽ là nhân tố chủ yếu làm nảy sinh hành động hay quyết định của khách hàng và của công ty. Một mối quan hệ bền vững sẽ cần phải được xây dựng dựa trên nền tảng của tình cảm:

Hình 3.2: Mối quan hệ bền vững giữa khách hàng - nhà cung cấp

Nói cho đơn giản dễ hiểu hơn thì quan điểm bán hàng tìm kiếm lợi nhuận thông qua khối lượng tiêu thụ, quan điểm marketing tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự thỏa mãn khách hàng.

Như vậy thỏa mãn khách hàng là một đặc trưng của marketing hiện đại và bất cứ nhà sản xuất kinh doanh nào cũng phải nhận thức được vấn đề đó. Qua khảo sát 6 công ty dệt may lớn cho thấy 5/6 công ty đã thấy được vai trò quan trọng của khách hàng, 3/6 công ty đã có những biện pháp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và có công ty đã xác định thỏa mãn khách hàng là mục tiêu hàng đầu của mình, và hơn thế nữa phải làm cho khách hàng “thích thú”. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải nắm bắt được nhu cầu của khách: các yêu cầu về sản phẩm, chất lượng, tiến độ, giá cả, còn các yêu cầu khác không kém phần quan trọng đó là thái độ phục vụ, tốc độ thông tin, dịch

vụ hậu mãi,… Việc trả lời thông tin cho khách, giải quyết khiếu nại của khách cũng phải được đặt thành mục tiêu và thể chế hoá để tránh tùy tiện. Các doanh nghiệp thường giao chỉ tiêu cho bộ phận marketing, bộ phận kinh doanh phải tìm kiếm và phát triển được bao nhiêu khách hàng mới một năm mà quên mất là đã khai thác hết khả năng của những khách hàng hiện có hay chưa? “Hãy lo phục vụ tôi này, lo tìm kiếm đơn hàng ở đâu?”, một khách hàng truyền thống nói như vậy và quả thật khách hàng đó còn rất nhiều khả năng để đặt hàng.

Theo Philip Kotler “Lý thuyết và thực tiễn marketing cổ điển” đã tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100 - 111)