Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Tiềm năng, tình hình khai thác và sử dụng cây thuố cở Việt Nam
Ở nước ta, tài nguyên cây thuốc là rất lớn do nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng. Theo tài liệu thống kê của Hội nghị châu Á về cây thuốc và tinh dầu ở Băng Cốc (12/1996), Việt Nam có khoảng 3200 loài cây làm thuốc, con số này sẽ không ngừng tăng lên trong những năm tới đây do còn nhiều loài cây thuốc Việt Nam được sử dụng trong y học cổ truyền của các dân tộc chưa được điều tra nghiên cứu.
Về phân bố, câynằm tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi (70%). Đặc biệt là ở những khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, rừng rậm nguyên sinh (Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì...). Tại đây, thảm thực vật được bảo vệ tương đối tốt thuận lợi cho sự phát triển của nguồn cây thuốc cũng như thuận lợi trong
công tác điều tra nghiên cứu, thống kê của các nhà khoa học và trong việc khám phá những loài mới.
Thấy được tiềm năng to lớn của cây thuốc Việt Nam, trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX phong trào phát triển và sử dụng cây thuốc Nam được khuyến khích phát triển rầm rộ. Vào thời gian này, 60% số xã ở miền Bắc có vườn thuốc Nam, các cơ sở y tế địa phương và trong dân gian sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh chính và đạt nhiều kết quả tốt.
Trong sử dụng cây thuốc chữa bệnh, các dân tộc khác nhau có những kinh nghiệm, những bài thuốc gia truyền khác nhau, đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong kinh nghiệm sự dụng thuốc gia truyền của nhân dân. Nhiều bài thuốc đã được truyền lại cho thế hệ sau, nhưng cũng có những bài thuốc bị thất lạc trong dân gian.
Ngày nay, trước sự xâm nhập ồ ạt của thị trường thuốc tây với những hình thức tiện lợi, dễ sử dụng và phổ biến đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sử dụng thuốc Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc sử dụng phổ biến thuốc tây đã làm họ xa rời truyền thống dân tộc, xem nhẹ những kinh nghiệm của ông bà, cha mẹ. Đó là vấn đề cần lưu ý cho sự phát triển của việc sử dụng, phát triển tài nguyên cây thuốc sau này.
Trong công tác trị liệu bằng y học cổ truyền, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của y học Trung Quốc (thuốc Bắc) nhưng các vị thuốc trong nước vẫn chiếm vị trí quan trọng. Nhiều loài hoàn toàn trồng ở Việt Nam, chưa từng nhập ở Trung Quốc (Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân...), nhiều loài có thể thay thế cho dược liệu nhập nội, mặc dù chất lượng chưa cao (Đẳng sâm, Bạch truật, Cảnh Kiến...), nhiều loài thuốc khai thác ở Việt Nam lại có chất lượng cao hơn ở Trung Quốc. Qua đó thấy rõ cây thuốc đã có khả năng đáp ứng nhu cầu phòng chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
đại là:
- Chiết xuất Berberin từ cây Vàng đắng - Sản xuất nhiều loại tinh dầu thực vật - Sản xuất Rotundin, Stihox từ củ Bình vôi - Chiết xuất Rutin từ hoa Hòe.
Chúng ta cũng đã thu được những thành tựu trong việc sử dụng thuốc Nam để chữa những bệnh hiểm nghèo và bệnh xã hội, trong đó phải kể đến việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt hạn chế sự phát triển của khối u sau giải phẫu. Đồng thời, các loài thuốc Đông y đang có triển vọng trong điều trị và cắt cơn nghiện ma túy.
Hiện nay, với những giá trị to lớn mà cây thuốc mang lại thì nhiều loài đang bị khai thác quá mức, nhiều loại trở nên khan hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Hoàng đằng, Hoàng liên, Trầm hương.... [25].