Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo ba mùn thuộc vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 31 - 34)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC)

Ở đề tài này chúng tôi sư dụng phương pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [33] và Hoàng Chung (2008) [13] .

- Tuyến điều tra: Căn cứ vào địa hình cụ thể của khu vực nghiên cứu lập các tuyến điều tra. Tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu, khoảng cách giữa các tuyến điều tra là 50- 100m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã, chiều rộng của mỗi tuyến là 2m. Dọc tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) và các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu.

- Ô tiêu chuẩn (OTC): Áp dụng ô tiêu chuẩn có diện tích 400m2 (20m x 20m) cho các trạng thái rừng. Trong OTC lập các ODB có diện tích 25m2 (5m x 5m) thu thập số liệu về thành phần của thực vật. Trong các OTC và ODB tiến hành xác định tên khoa học của các loài cây.

OTC, ODB được bố trí như hình sau:

Ranh giới các OTC và ODB được đánh dấu bằng các dây nilon màu đỏ. Trong OTC và ODB thống kê toàn bộ các cây và dạng sống của chúng.

2.2.2. Phương pháp thu mẫu thực vật

- Đối với tuyến điều tra, tiến hành ghi chép các thông tin về từng loài cây

bắt gặp trên tuyến như: tên Việt Nam (hoặc tên Latinh), dạng sống (cây thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo). Những loài cây chưa xác định được tên thì thu thập mẫu về phân loại sau.

- Đối với ô tiêu chuẩn, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ô dạng bản), cách thu mẫu cũng giống như ở tuyến điều tra.

2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu vật

Sau khi thu thập mẫu tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xác định tên loài, tên họ thực vật theo các tài liệu của Lê Khả Kế và cộng sự (1969) [24], Nguyễn Tiến Bân (1997) [1], Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) [4].

- Tên các họ và tên loài được xếp theo vần ABC (theo tên latinh) và xếp theo hệ thống tiến hóa của Takhtajan (1981).

- Xác định các loài thực vật làm thuốc theo Cây thuốc Việt Nam (Lê Trần Đức, 1995) [18], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1986) [26]. - Xác định dạng sống của thực vật theo tài liệu: “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và PTNT(2000) [4].

-Xác định thực vật quí hiếm theo Sách đỏ Việt Nam(phần thực vật) (2007) [5].

2.2.4. Phương pháp xác định đa dạng các yếu tố địa lí của thực vật có giá trị làm thuốc.

Sử dụng phương pháp phân loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam của Lê Trần Chấn (1999) [ 11], tác giả đã xác định yếu tố địa lí của 10.139 loài thực vật ở Việt Nam. Đó là cơ sở thuận lợi để chúng tôi áp

dụng cách phân loại này. Cụ thể và gồm 20 yếu tố cấu thành: 1. Yếu tố đặc hữu Bắc bộ

2. Yếu tố đặc hữu Trung bộ 3. Yếu tố đặc hữu Nam bộ 4. Yếu tố đặc hữu Việt Nam 5. Yếu tố Đông Dương 6. Yếu tố nam Trung Quốc

7. Yếu tố Hải Nam, Đài loan, Philippin 8. Yếu tố Hymalaya

9. Yếu tố Ấn Độ 10. Yếu tố Malaysia

11. Yếu tố Malaysia – Indonesia

12. Yếu tố Malaysia – Indonesia- châu Úc 13. Yếu tố châu Á nhiệt đới

14. Yếu tố cổ nhiệt đới

15. Yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới 16. Yếu tố Đông Á

17. Yếu tố Châu Á 18. Yếu tố ôn đới bắc 19. Yếu tố phân bố rộng

20. Yếu tố di cư và nhập nội hiện tại

Xây dựng đa dạng yếu tố địa lý thực vật: Khi đã phân chia được yếu tố địa lý của các loài thực vật, tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý thực vật ở khu vực nghiên cứu để đánh giá được sự đa dạng về nguồn gốc thực vật và có biện pháp bảo tồn cho khu vực nghiên cứu.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo ba mùn thuộc vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)