Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo ba mùn thuộc vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34 - 38)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km. Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.

Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ.

Điểm cực tây là sông Vàng Chua, xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều.

Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài

trên 191 km. Mặc khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước.

Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập ngày 01/06/2001 theo quyết định số 85/2001/QĐ-TT, nằm trong khung tọa độ địa lý: 20°55’05’’ - 21°15’10’’ vĩ độ Bắc, 107°30’10’’ - 107°46’20’’ kinh độ Đông, nằm trong địa giới hành chính của 3 xã: Minh Châu, Vạn Yên và Hạ Long của huyện Vân Đồn, với tổng diện tích 15.783 ha. Phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp đất liền với thành phố Cẩm Phả và phía đông bắc giáp huyện đảo Cô Tô.

Đảo Ba Mùn thuộc địa phận xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, nằm song song với đảo Quan Lạn, cách bờ khoảng 15km, thuộc vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)

3.1.2. Địa hình

Đảo Ba Mùn là kiểu địa hình đồi thấp (cao 314m), hình thể của đảo là hẹp về chiều ngang, phân bố thành dải daiftheo hướng Đông Bắc - Tây Nam trùng với phương của cấu trúc địa chất, nằm song song với bờ biển của đất liền.

3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Cấu tạo địa chất của vườn quốc gia Bái Tử Long bao gồm các đảo đất như: Ba Mùn, Trà Ngọ Nhỏ... nằm xen kẽ với các đảo đá vôi như: Trà Ngọ Lớn, Đông Ma, Hòn Chính,... Nhiều đảo đá vôi có hình thù đa dạng, trông giống con công hay thiên nga đang bơi lội hoặc một con ngựa đá khổng lồ... Cùng với đó là những quần thể thực vật tươi tốt, quanh năm che phủ trên núi đá; những lạch biển trong xanh chạy dài; những bãi cát vàng với vẻ đẹp tinh khôi, ẩn mình tĩnh lặng dưới chân các đảo nhỏ… Đặc biệt, khi thủy triều xuống thấp, những ngấn đá hằn sâu dưới chân đảo - biểu hiện của các vận động địa chất - cũng là một cảnh đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với du khách khi đến thăm vườn quốc gia Bái Tử Long.

3.1.4. Khí hậu

Quảng Ninh nằm vùng Khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền Bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Vì nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm Quảng Ninh có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 - 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung bình 82 - 85%. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12oC và thấp hơn nhiệt độ trung

bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,1oC. Ngoài ra, do tác động của biển nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.

Vịnh Bái Tử Long là vùng đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 15°C- 25°C; lượng mưa vào khoảng từ 2000mm - 2000mm / năm. Vịnh Bái Tử Long còn có hệ thống thủy triều với mức triều vào khoảng 3.5- 4m/ngày.Độ mặn vào khoảng từ 31 đến 34.5 MT vào mùa khô và thấp hơn trong mùa hè.

Bảng 3.1. Khí tượng bình quân các tháng trong năm 2016 tại vịnh Bái Tử Long

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Nhiệt độ (độ C) 12.45 16.31 18.91 24.67 27.15 29.4 30.02 30.14 28.24 25.13 19.22 14.13 22.98 Lượng mưa (mm) 21.8 45.3 66.8 73.7 118.5 226.6 255.3 515.5 448.9 305.3 138.6 33.6 2,249.90 Lượng bốc hơi (mm) 145.6 45.7 35.5 46.5 65.3 79.5 81.3 57.5 66.5 88.1 99.6 125.5 936.60 3.1.5. Thủy Văn

Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có bốn con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Tuy nhiên, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn, đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.

Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.777 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Vào mùa mưa (tháng 5 - tháng 9), chiếm 75-80% tổng lượng nước trong năm; mùa khô (tháng 10 - tháng 4), chiếm 20-25% tổng lượng nước trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo ba mùn thuộc vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)