Các chi giàu loài (từ 3 loài trở lên) của hệ thực vật tại KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo ba mùn thuộc vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 43 - 51)

STT Chi Họ Số loài

1 Ficus Dâu tằm (Moraceae) 5

2 Lygodium Bòng bong (Schizaeaceae) 4

3 Colysis Dương xỉ (Polypodiaceae) 3

4 Canarium Trám (Burseraceae) 3

5 Phyllanthus Thầu dầu (Euphorbiaceae) 3

6 Ardisia Đơn nem (Myrsinaceae) 3

7 Caesalpinia Vang (Caesalpiniaceae) 3

Tổng 7 24

Theo kết quả đã thu được ở bảng 4.4, có 24 loài thực vật trong 7 chi giàu loài nhất từ 3 loài trở lên của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu, chiếm 5,1% tổng số chi và 14,9% tổng số loài.

4.2. Đa dạng về thành phần thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC

4.2.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC

4.2.1.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã rừng

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy quần xã này có 140 loài, 117 chi, 57 họ thuộc 4 ngành thực vật: ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín. Sự phân bố họ, chi, loài thực vật làm thuốc đã được thống kê ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Sự phân bố các họ, chi, loài thực vật có giá trị làm thuốc ở quần xã rừng STT Taxon Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Ngành thông đất (Lycopodiophyta) 2 3,5 2 1,71 3 2,14 2 Ngành dương xỉ (Polypodiophyta) 5 8,77 9 7,69 15 10,7 3 Ngành hạt trần (Gymnospermatophyta) 1 1,75 1 0,85 1 0,71 4 Ngành hạt kín (Angiospermatophyta) 49 86 105 89,7 121 86,4 4.1 Lớp hai lá mầm (Dicotyledones) 43 87,8 92 87,6 108 89,3 4.2 Lớp một lá mầm (Monocotyledones) 6 12,2 13 12,4 13 10,7 Tổng 57 100 117 100 140 100

Có 2 họ nhiều loài thực vật làm thuốc nhất ở quần xã này đều có 8 loài là họ Thầu dầu (Euphorbiaeae): Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa).... và họ Cúc (Asteraceae): Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides),....

3 Họ có 7 loài: họ Long não (Lauraceae) có Re gừng (Cinnamomum ilicioides), Re hương (Cinnamomumparthenoxylon), Màng tang (Litsea cubeba)...; họ Dâu tằm (Moraceae) gồm Dướng (Broussonetia papyrifera), Ngái (Ficus hispida).; họ Cỏ gồm: Cỏ rác (Microstegium vangans), Cỏ gà (Cynodon dactylon)....

3 họ đều có 6 loài là: họ Cà phê (Rubiaceae) gồm: Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Đơn đỏ (Ixora coccinea), Ba kích (Morinda officinalis)....; họ Dương xỉ (Polypodiaceae) gồm: Ráng cổ ly chẻ (Colysis digitata), Ráng cổ ly elip (Colysis elliptica), Quyết sao lông chim (Colysis insignis)...; họ Đậu (Fabaceae) gồm: Dây cam thảo (Abrus precatorius), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Sắn dây núi (Pueraria montana), Sắn dây thùy ba (Pueraria phaseoloides)...

7 họ đều có 4 loài là: họ Bòng bong (Schizaeaceae) gồm: Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong xẻ (Lygodium digitatum),...; họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm: Cỏ Xước (Achyranthes bidentata), Rau Dệu (Alternanthera sessilis)....; họ Thiên lý (Asclepiadaceae) gồm: Song ly lông (Dischidia hirsuta), Thiên lý dại (Finlaysonia obovvata), Cẩm cù (Hoya carnosa),...; họ Tiết dê (Menispermaceae) gồm: Tiết dê (Cissampelos pareira), Hoàng thanh (Cocculus sarmentosus),...; họ Đơn nem (Myrsinaceae) gồm: Trọng đũa (Ardisia crenata), Đơn nem (Maesa perlarius)....; họ Sâm huyền(Scrophulariaceae) gồm: Nhân trần (Adenosma caeruleum), Bồ bồ (Adenosma indiana), Cỏ bút chữ thập (Buchnera cruciata)...; họ Na (Annonaceae) gồm: Giền đỏ (Xylopia vielana), Na (Annona glabra)...

2 họ có 3 loài là: họ Trám (Burseraceae) gồm: Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdenum)..; họ Trinh nữ (Mimosaceae) gồm: Trinh nữ (Mimosa pudica) , Mán đỉa (Archidendron clypearia); ...

12 họ có 2 loài là: họ Quyển bá (Selaginnellaceae); họ Quyết lá dừa (Blechnaceae); họ Cốt toái bổ thật (Davalliaceae); họ Ngũ gia (Araliaceae); họ Bạc hà (Lamiaceae); họ Thanh phong (Simaroubaceae); họ Gừng (Zingiberaceae); họ Côm (Elaeocarpaceae); họ Bông (Malvaceae); họ Hồ tiêu (Piperaceae); họ Cam (Rutaceae); họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Còn lại 27 họ, mỗi họ có 1 loài là: Họ Thông đất (Lycopodiaceae); họ Cu li (Dicksoniaceae), họ Gắm (Gnetaceae), họ Vòi voi (Boraginaceae), họ Khoai lang(Convolvulaceae); họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Tầm gửi (Loranthaceae), họ Chè (Theaceae), họ Dứa Dại (Pandannaceae) , họ Sơn Cam (Opiliaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Bàng (Combretaceae) , họ Xoan (Meliaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Chua Me (Oxalidaceae), họ Mã đề (Plantaginaceae), họ Rau Sam (Portulaceae) , họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Giấp cá (Saurruraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae) , họ Dung (Symplocaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Ráy (Araceae), họ Cau (Arecaceae), họ Thài Lài (Commelinaceae).

Các chi có số loài nhiều: Ficus họ Dâu tằm (Moraceae) có 5 loài, Lygodium

họ Bòng bong (Schizaeaceae) có 4 loài, Colysis họ Dương xỉ (Polypodiaceae) có 3 loài, Canarium thuộc họ Trám (Burseraceae) có 3 loài, Phyllanthus họ Thầu dầu (Euphorbiaeae) có 3 loài, Ardisia họ Đơn nem (Maesa perlarius) có 3 loài,

Caesalpinia họ Vang (Caesalpiniaceae) có 3 loài.

4.2.1.2. Đa dạng về thành phần thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã rừng ngập mặn

Sự đa dạng về các họ thực vật có giá trị làm thuốc trong quần xã này được chúng tôi thống kê trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Số lượng loài thực vật có giá trị làm thuốc trong các họ thực vật ở quần xã rừng ngập mặn

STT Tên Latinh Tên Địa Phương Số loài

1 Fabaceae họ Đậu 6

2 Rhizophoraceae họ Đước 3

3 Euphorbiaeae họ Thầu dầu 3

4 Caesalpiniaceae họ Vang 2

5 Asteraceae họ cúc 1

6 Verbenaceae họ Cỏ roi ngựa 1

7 Myrsinaceae họ Đơn nem 1

8 Bignoniaceae họ Đinh 1

9 Convolvulaceae họ Khoai lang 1

10 Combretaceae họ Bàng 1

11 Acanthaceae họ Ô rô 1

Tổng 11 họ 21 loài

Từ bảng 4.6 cho thấy họ có nhiều loài thực vật làm thuốc nhất ở quần xã rừng ngập mặn là họ Đậu (Fabaceae) có 6 loài: Lục lạc ba lá tròn (Crotalaria pallida),Trắc một hột (Dalbergia candenatensis), Vông nem (Erythrina variegata)....

2 họ có 3 loài là: Họ Đước (Rhizophoraceae) gồm: Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Trang (Kandelia candel),...và họ Thầu dầu (Euphorbiaeae) gồm: Đại kích biển (Euphorbia atoto), Ngót biển quả mập (Synostemon bacciflorum)...

Họ Vang (Caesalpiniaceae) có 2 loài: Móc mèo (Caesalpinia crista), Móc ó (Caesalpinia godefroyana).

Còn lại 7 họ, mỗi họ có 1 loài là: Họ cúc (Asteraceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Đinh (Bignoniaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Ô rô (Acanthaceae).

thấy quần xã rừng có số lượng thực vật có giá trị làm thuốc và có số lượng loài cao hơn quần xã rừng ngập mặn. Nguyên nhân của sự đa dạng trên là do đảo Ba Mùn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm khá cao, đó là những điều kiện thuận lợi cho thực vật rừng nói chung và thực vật có giá trị làm thuốc nói riêng phát triển.

4.2.2. Đa dạng thành phần dạng sống của thực vật có giá trị làm thuốc tại các quần xã nghiên cứu quần xã nghiên cứu

Dựa vào cách phân chia dạng sống thực vật trong các tài liệu của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) [3] và Hoàng Chung (1980) [10], chúng tôi phân loại thực vật có giá trị làm thuốc ở các quần xã nghiên cứu thành 4 nhóm dạng sống: thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo.

Qua quá trình điều tra ngoài thực địa, chúng tôi đã thống kê được 4 dạng sống của các loài thực vật có giá trị làm thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Đa dạng về dạng sống các loài thực vật có giá trị làm thuốc của các quần xã nghiên cứu

STT Dạng sống Số loài Tỷ lệ% 1 Thân gỗ 44 27,3 2 Thân bụi 47 29,2 3 Thân thảo 42 26,1 4 Thân leo 28 17,4 Tổng 161 100%

Qua bảng 4.7 cho thấy dạng sống thân bụi có số loài nhiều nhất có 47 loài (chiếm 29,2%) sau đó là thân gỗ có 44 loài (chiếm 27,3%), dạng thân thảo có 42 loài (chiếm 26.1%), dạng thân leo có 28 loài (chiếm 17,4%) thuộc các ngành: ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín.

quần xã rừng

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các loài thực vật ở đây (140 loài) có 4 dạng: thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo.

Sự đa dạng thành phần dạng sống các loài thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã được chúng tôi thống kê trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Thành phần dạng sống loài thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã rừng STT Dạng sống Số loài Tỷ lệ% 1 Thân gỗ 36 25,7 2 Thân bụi 44 31,4 3 Thân thảo 34 24,3 4 Thân leo 26 18,6 Tổng 140 100

Qua bảng 4.8 cho thấy dạng sống có số lượng loài nhiều nhất là dạng thân bụi có 44 loài gồm: Ráng đà hoa toả (Davallia divalicata), Ráng cốt cắn (Nephrolepis cordifolia), Ráng cổ ly chẻ (Colysis digitata),...

Dạng cây thân gỗ có 36 loài gồm: Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium parvum), Dâu gia đất (Baccaurea ramiflora), Thầu tấu (Aporosa dioica), Sòi tía (Sapium discolor), Me rừng (Phyllanthus emblica),....

Dạng cây thân thảo có 34 loài gồm: Thông đất (Lycopodiella cernuua), Quyển bá lục xẫm (Selaginella doderleinii), Quyển bá đầy lá (Selaginella frondosa), Cu li lông (Cibotium barometz), Cỏ xước (Achyranthes bidentata),... Dạng thân leo có 26 loài gồm: Ráng lá dừa (thường) (Blechnum orientale), Choại dây (Stelochlacna palustris), Bòng bong lá to (Lygodium conforme),...

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các nhóm dạng sống ở quần xã rừng

4.2.2.2. Đa dạng thành phần dạng sống các loài thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã rừng ngập mặn

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các loài thực vật có giá trị làm thuốc ở quần xã này (21 loài) có 4 dạng sống: Thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo,. Thành phần dạng sống loài thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã rừng ngập mặn được chúng tôi thống kê trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Thành phần dạng sống loài thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã rừng ngập mặn STT Dạng sống Số loài Tỷ lệ% 1 Thân gỗ 8 38,1 2 Thân bụi 4 19 3 Thân thảo 6 28,6 4 Thân leo 3 14,3 Tổng 21 loài 100

Qua bảng 4.9 cho thấy dạng sống có số lượng loài nhiều nhất là dạng thân 0 5 10 15 20 25 30 35

Thân gỗ Thân bụi Thân thảo Thân leo

Dạng Sống Tỷ lệ

gỗ có 8 loài gồm: Cóc đỏ (Lumnitzea littorea), Vông nem (Erythrina variegata),

Trang (Kandelia candel), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)...

Dạng thân bụi có 4 loài gồm: Bọt ếch ven biển (Glochidion littorale)....

Dạng thân thảo có 6 loài gồm: Đại kích biển (Euphorbia atoto),....

Dạng thân leo có 3 loài gồm: Cóc kèn (Derris trifoliata)..

Tỷ lệ% các nhóm dạng sống ở quần xã rừng ngập mặn được biểu diễn tron hình 4.2.

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ% các nhóm dạng sống ở quần xã rừng ngập mặn

Như vậy: Qua kết quả nghiên cứu về thành phần dạng sống của thực vật có giá trị làm thuốc ở quần xã rừng và quần xã rừng ngập mặn cho thấy , số lượng loài trong từng nhóm dạng sống ở quần xã rừng đa dạng và phong phú hơn ở quần xã rừng ngập mặn. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống có ảnh hưởng rất lớn đến thành phần loài cũng như dạng sống của thực vật.

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Thân gỗ Thân bụi Thân thảo Thân leo

Dạng Sống Tỷ lệ

4.3. Đa dạng các yếu tố địa lý của các loài thực vật có giá trị làm thuốc

Mỗi hệ thực vật bao gồm các loài giống nhau và khác nhau về nguồn gốc phân bố địa lý do sự phụ thuộc vào điều kiện môi trường và lịch sử phát sinh. Yếu tố địa lý bao gồm yếu tố bản địa và yếu tố di cư. Yếu tố bản địa của hệ thực vật được hiểu là các loài tham gia vào thành phần hệ thực vật xuất hiện trong ranh giới không gian của hệ thực vật nghiên cứu. Yếu tố di cư là tất cả những loài di nhập vào hệ thực vật bằng những con đường khác nhau. Các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật. Điều đó rất có ý nghĩa trong công tác bảo tồn giống cây trồng.

Dựa theo Lê Trần Chấn (1999) [9], trong “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”. Chúng tôi đã phân loại các yếu tố địa lý của thực vật ở KVNC. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo ba mùn thuộc vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)