Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CHÍNH SÁCH THU

1.3.2 Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài với sự nhấn mạnh vào ngành chế tạo rất rõ rệt. Malaysia hiện nay là cơ sở sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia từ Mỹ, Nhật, châu Âu, Đài Loan và Hàn Quốc đặc biệt trong ngành điện tử. FDI vào ngành điện tử của Malaysia chiếm một phần ba tổng FDI vào công nghiệp chế tạo trong thời kỳ 1996-1998.

Chính phủ Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào lĩnh vực chế tạo như đưa ra các ưu tiên về mặt bằng và thuế, đơn giản hóa các thủ tục và giảm bớt vác hạn chế về sở hữu, đặc biệt là hỗ trợ miễn thuế cho các hoạt động sử dụng công nghệ cao.

Ưu đãi thuế dành cho các nhà sản xuất chế tạo gồm giảm một phần hay toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, miễn thuế nhập khẩu, thuế bán hàng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Các chương trình ưu đãi cơ bản ở Malaysia gồm có tư cách tiên phong và trợ cấp thuế được quản lý bởi Cơ quan chuyên trách về cấp giấy phép đầu tư và ưu đãi đầu tư là Cục Phát triển Công nghiệp Malaysia (MIDA). Hiện nay các chương trình ưu đãi chính của MIDA gồm có:

- Tư cách tiên phong (PS; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong khoảng từ 70% đến 100% thu nhập hợp pháp trong vòng từ 5 đến 10 năm)

- Trợ cấp thuế đầu tư (ITA; 60% đến 100% chi phí vốn hợp lệ trong vòng 5 đến 10 năm có thể được bù bằng 70% đến 100% thu nhập hợp pháp)

- Trợ cấp tái đầu tư (RA; 60% chi phí vốn hợp lệ có thể được bù bằng 70% đến 100% thu nhập hợp pháp).

Nhà đầu tư có thể chọn hoặc PS hoặc ITA nhưng không được cả hai. Ngoài ra doanh nghiệp cũng được miễn thuế nhập khẩu và thuế bán hàng đối với các nguyên liệu thô, linh phụ kiện và máy móc thiết bị nhập khẩu để phục vụ mục đích sản xuất, không phải để kinh doanh thương mại. Các ưu đãi này được quản lý bằng cách kết hợp danh mục hợp lệ và đánh giá cho từng trường hợp cụ thể. Để có được ưu đãi, các hoạt động và sản phẩm phải nằm trong danh mục hợp lệ và sẽ được Ủy ban hành động của MIDA quyết định có ưu đãi hay không tại các buổi họp hàng tuần. Đối với danh mục hợp lệ, MIDA xuất bản và cập nhật danh mục các hoạt động và sản phẩm khuyến khích phát triển trên trang web của mình và trong ấn phẩm xúc tiến đầu tư in bằng năm

ngôn ngữ (Anh, Nhật, Trung, Arập và Malaysia). Khi có thêm các sản phẩm mới hay linh phụ kiện mới, hoặc khi các sản phẩm hay linh phụ kiện đã có trở nên lỗi thời, MIDA sẽ bổ sung hoặc xóa bỏ khỏi danh mục hợp lệ và đăng tải danh sách mới trên công báo [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)