ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 62)

2.4.1 Những tác động tích cực

Để đánh giá mức độ tác động của các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, tác giả đã dùng tiêu chí: sự biến đổi trạng thái của công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam khi các chính sách điều chỉnh tác động.

Nhìn chung sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt nam. Có thể nói, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào CNHT đã có những tác động tích cực thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này với kết quả là 1.631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành CNHT, số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD. Kết quả này đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước đẩy mạnh được hoạt động sản xuất, tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa các nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo môi trường văn minh thương mại, đa dạng hóa sản phẩm thị trường…

Tạo ra thị trường cho CNHT: Một loạt các tập đoàn đa quốc gia (TĐĐQG) đã đầu tư vào Việt Nam. Các tập đoàn đa quốc gia (TĐĐQG) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển CNHT. Nhìn chung, xu hướng của các TĐĐQG là thiết lập các chiến lược kinh doanh dựa vào việc tận dụng các lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt trên thị trường của từng khu vực, từng quốc gia. Điểm đặc biệt là các TĐĐQG tiêu chuẩn hóa hoạt động trên khắp thế giới trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh , nhưng lại đáp ứng được khác biệt của thị trường từng quốc gia khi cần thiết. Điều này được xây dựng thông qua

hợp tác nghiên cứu , các chương trình phát triển hợp tác quản lý ...qua đó thúc đẩy nhu cầu sản phẩm hạ nguồn trong và ngoài nước, kích thích sản xuất, tăng cường liên kết, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các doanh nghiệp CNHT.

Đối với các nước đang phát triển, các doanh nghiệp FDI/TĐĐQG là nhà tiêu thụ quan trọng nhất cho hệ thống cung ứng. Việc các nhà lắp ráp đa quốc gia tham gia sản xuất tại nội địa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của nhà lắp ráp đó tại thị trường nội địa, và trong tương lai là thị trường toàn cầu. Thậm chí có thể khẳng định, trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, không có vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp thì không có các ngành CNHT tại các nước đang phát triển.

Có thể nói năm 2006 là năm đột phá đánh dấu bước chuyển lớn về đầu tư của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam.Trước hết được thể hiện ở các dự án mới và các dự án tăng vốn lớn của TĐĐQG hàng đầu Nhật Bản trong năm 2005 và năm 2006. Các dự án của Canon, Honda, Panasonic, TOTO, SEI, đặc biệt Dự án Vân Phong (Khánh Hòa) của Tập đoàn Sumitomo xây dựng một khu kinh tế tổng hợp với tổng vốn có thể lên tới 600 triệu USD là bằng chứng sống động về hiệu quả đầu tư ở Việt Nam của các TĐĐQG Nhật Bản [21].

Tuy nhiên tình hình cung ứng linh kiện điện, điện tử cho các doanh nghiệp lắp ráp tại Việt Nam hiện nay, vẫn còn tới 47% các loại linh kiện phải nhập khẩu, 40% do doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cung cấp, chỉ có 1% do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm Nhật Bản lắp ráp tại Việt Nam chỉ đạt 28%, trong khi đó ở Indonesia là 43%, Thái Lan 53% và Trung Quốc là 61% [19].

Theo Tổng giám đốc Doanh nghiệp Canon tại Việt Nam Kinya Okada, đối với sản phẩm Canon, riêng với máy văn phòng, 18% là sản phẩm liên doanh, 13% là sản phẩm của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 10% của doanh

nghiệp Việt Nam, còn lại gần 60% vẫn là hàng nhập khẩu. Vì vậy, Canon luôn mong muốn có sự hợp tác, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp Nhật Bản cho Việt Nam để vừa nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, vừa giảm chi phí hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của Canon tại thị trường nội địa

Tạo ra thị trường trung gian cho CNHT. TĐĐQG đầu tư thường kéo

theo các công ty cung ứng là những nhà sản xuất linh kiện phụ tùng. Như vậy, không chỉ có TĐĐQG sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng, mà có cả các TĐĐQG và các doanh nghiệp nhỏ và vừa FDI chuyên cung ứng linh kiện, phụ tùng. Các công ty cung ứng loại này làm chủ công nghệ kỹ thuật cao, hợp tác bền vững với các hãng lớn. Họ thường là nhà cung ứng quan trọng cho các lớp hỗ trợ ruột hoặc là hỗ trợ lớp 1 cho nhiều hãng. Các nhà cung ứng loại này đảm bảo cung ứng các chi tiết, công đoạn sản xuất quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Những nhà cung ứng FDI ở các lớp khác nhau sẽ góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra thị trường trung gian, chuyển giao công nghệ kỹ thuật và năng lực cho hệ thống doanh nghiệp nội địa thông qua hợp tác sản xuất thường xuyên, huấn luyện nhà cung cấp, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giới thiệu và chỉ định các loại máy móc, công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn. Đây chính là “tác động lan toả” của các doanh nghiệp cung ứng FDI đối với CNHT ở nước sở tại [16].

Khi FDI vào sẽ cải thiện năng lực công nghệ và quản lý của các doanh nghiệp trong nước bằng cách cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ. Điều này thể hiện rất rõ ở các hợp đồng liên doanh sản xuất linh kiện. Hiện nay trong ngành sản xuất lắp ráp các phương tiện giao thông vận tải xu hướng này diễn ra phổ biến. Trong ngành

công nghiệp ô tô có hàng loạt các liên doanh lớn như: Vietsan, Vinastar, HonDa VN, Ford VN, Toyota Vn, Hino Motors Việt Nam , GM Dewoo VN, ô tô Trường Hải, ô tô Hòa Bình… các doanh nghiệp , tổ chức kinh doanh trong nước khi tham gia và liên doanh sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất một số linh kiện như: lốp vành xe, ghế , ống xả, cabin…

Đảm bảo năng lực cung ứng quốc gia. Khả năng cung ứng cho các

ngành công nghiệp là một trong các vấn đề được các nhà đầu tư cân nhắc rất ký trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia. Nền kinh tế với các ngành CNHT phát triển và có thể đáp ứng nhu cầu cho các nhà lắp ráp là một trong các nhân tố tác động mạnh đến thu hút FDI vào phát triển công nghiệp. Quá trình này thường được bắt đầu bằng việc các nhà lắp ráp lôi kéo các nhà cung ứng (FDI hoặc liên doanh) từ nước ngoài vào nước sở tại, tạo nên lớp cung ứng thứ nhất. Giai đoạn đầu, các doanh nghiệp nội địa bán sản phẩm cho các doanh nghiệp cung ứng FDI này, tạo nên lớp thứ 2, lớp thứ 3 trong hệ thống cung ứng. Dần dần doanh nghiệp nội địa có thể phát triển thành nhà cung ứng lớp thứ 2 rồi lớp thứ 1, cung cấp trực tiếp cho các nhà lắp ráp.

Tới giai đoạn lớn mạnh và chuyên môn hóa của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, khi đó xuất hiện các công ty chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp FDI. Một ví dụ điển hình là Trường Hải ô tô chuyên sản xuất khung gầm và thùng xe và lắp ráp các dòng xe cho KIA MOTORS. Công ty ô tô MEKONG chuyên lắp ráp, sản xuất linh kiện và bảo hành cho các sản phẩm của MEKONG AUTO. Còn rât nhiều doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức này.

Do đó, đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt trong phát triển CNHT, nhất là trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp này liên quan chặt chẽ đến quy mô sản xuất và tiêu thụ của khách hàng của họ - nhà lắp ráp ở thị trường nội địa. Nếu dung lượng thị

trường thấp, nhà cung ứng FDI không muốn đầu tư và công ty lắp ráp sẽ phải nhập khẩu đầu vào. Điều này làm giá thành sản xuất cao và nhà lắp ráp cũng không muốn đầu tư vào quốc gia đó trong dài hạn.

2.4.2 Một số hạn chế

Chưa có cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về CNHT. Vai trò hỗ

trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước chưa thể hiện rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách kế hoạch đến thực thi. Hiện chưa có Cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về công nghiệp hỗ trợ. Các chương trình phát triển CNHT do một số tổ chức xúc tiến đã hình thành, nhưng chưa có chương trình nào thật sự hiệu quả, hầu hết vẫn dừng lại ở các hội thảo khởi động kêu gọi sự chú ý của công luận. Doanh nghiệp, đối tượng trực tiếp của các hoạt động này vẫn chưa nhận được các hỗ trợ thích đáng cần thiết.

Áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi khó thực hiện và chưa có những đột phá. Do dung lượng thị trường còn nhỏ bé, việc áp dụng chính

sách khuyến khích ưu đãi trực tiếp cho doanh nghiệp CNHT khó thực hiện được vì vi phạm các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư phát triển vào lĩnh vực được coi là các ngành thâm dụng công nghệ và vốn này.

Quyết định 12/QĐ-TTg về phát triển CNHT đã được ban hành năm 2011, tuy nhiên các hỗ trợ ưu đãi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT gần như không có gì mới so với cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài trừ Điều 14 quy định: Chủ đầu tư xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án CNHT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc Danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên đã được phê duyệt trong QĐ 1483 ngày 26 tháng 8 vừa qua có thể lập hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tại Bộ Công thương để trình Chính phủ phê duyệt. Hội đồng thẩm định

dự án CNHT hiện đã thành lập, thủ tục lập hồ sơ ưu đãi theo khoản mục đã được công bố nhưng vì chính sách mới ban hành nên cần có thời gian để triển khai thực hiện.

Chưa tập trung thu hút các doanh nghiệp FDI nhỏ và vừa. Về thu hút đầu tư nước ngoài, các năm qua Việt Nam chỉ tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn để nhanh chóng lấp đầy các khu công nghiệp, tạo nhiều việc làm và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp tăng đột biến, mà hoàn toàn không quan tâm đến các doanh nghiệp FDI nhỏ. Đa số các tập đoàn lớn trong các ngành chế tạo là các doanh nghiệp lắp ráp, không tạo ra giá trị gia tăng rất ít trong sản phẩm, không có tác động lan tỏa cho doanh nghiệp nội địa. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất CNHT thường có quy mô nhỏ và vừa, có nhu cầu thuê diện tích sản xuất nhỏ gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài, cả ở tầm Chính phủ, trung ương lẫn địa phương. Chính vì vậy, năng lực của CNHT Việt Nam hiện tại hết sức nhỏ bé.

Không có quy định bắt buộc tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu. Sự thiếu vắng

về quy định bắt buộc tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu đối với các doanh nghiệp FDI như một hàng rào để doanh nghiệp vượt qua thì mới tham gia được thị trường đã làm các ngành công nghiệp trong nước bị hạn chế trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cam kết lộ trình tỉ lệ nội địa hóa. Nhưng chính sách không ổn định, không nhất quán và thiếu giám sát đã khiến tỷ lệ nội địa hoá dường như bị bỏ ngỏ. Do đó tỷ lệ nội địa hóa hiện nay còn rất thấp.

Các dự án sản xuất CNHT được Chính phủ Việt Nam ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thời gian qua, như Intel, Foxconn… hầu hết là sản xuất linh phụ kiện phục vụ 100% cho xuất khẩu. Nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào của các dự án này hầu hết cũng 100% nhập khẩu. Các nhà sản xuất CNHT xuất khẩu loại này ít có động cơ nội địa hóa, thường lựa chọn đầu

tư vào Việt Nam để tận dụng thị trường lao động rẻ, các ưu đãi của Chính phủ về giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp….

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho CNHT chưa được chú trọng. Chính phủ cũng chưa có những chính sách và đầu tư thích đáng vào

công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ. Trong thời gian tới, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt nam khi các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện. Các nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu sản xuất của họ. Hơn nữa để tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đòi hỏi sự sẵn sàng về đội ngũ nhân lực có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn.

Thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến linh phụ kiện.

Việc chưa có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến linh phụ kiện theo chuẩn quốc tế cũng là một hạn chế gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi làm việc với các doanh nghiệp cung cấp Việt Nam. Công ty Daihatsu (Nhật) đã từng sang Việt Nam tìm kiếm nhà cung cấp ốc vít, nhưng khảo sát đến 64 doanh nghiệp vẫn không lựa chọn được nhà cung cấp nào đạt chuẩn quốc tế. Nhiều nhà cung cấp Việt Nam không quen với bất kỳ hệ thống kiểm tra chất lượng nào ở trong nước cũng như nước ngoài.

Chưa tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm CNHT. Công tác

xúc tiến thương mại mới chỉ hướng trực tiếp đến một số đối tác chính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan,… và một số ngành như ô tô, điện tử. Các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại vẫn còn hạn chế.

Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM

3.1 ĐỊNH HƢỚNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG THỜI GIAN TỚI

Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thành công mục tiêu này, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cần được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp. Xét trên cả tầm nhìn trung và dài hạn ngành CNHT đóng một vai trò quan trọng bởi đây là luận điểm cần thiết để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp Việt Nam. Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam.

Ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực hỗ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu.

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)