Ngoại tệ và vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 51)

2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN

2.2.5 Ngoại tệ và vay vốn

Tiền đồng chưa được chuyển đổi tự do cho tất cả các giao dịch thương mại theo yêu cầu của doanh nghiệp (kể cả trong nước). Cũng như các lĩnh vực khác, một số dự án đặc biệt quan trọng được thủ tướng chính phủ đảm bảo ngoại tệ tuỳ theo khả năng sẵn có ngoại tệ khi chuyển đổi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển vốn và lãi về nước nhưng vốn chỉ được chuyển khi kết thúc dự án và tuỳ thuộc vào cơ quan cấp phép quyết định.

Doanh nghiệp FDI chủ yếu vay của ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ vốn tự có và vốn vay theo quy định là 2/1 nhưng thực tế là 1/2.

2.2.6 Xúc tiến đầu tƣ

Ở cấp quốc gia, CNHT đã được đưa vào chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia từ năm 2011. Theo đó, “Chương trình xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ” là một trong những chương trình chính của hoạt động xúc tiến đầu tư quốc gia năm 2011. Chương trình xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ xây dựng chương trình tổng thể dài hạn để xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, bắt đầu bằng việc xây dựng cơ chế chính sách, nhận diện thực trạng, tìm hiểu nhu cầu vốn đầu tư, xây dựng cơ sở dữ

liệu về năng lực, tình trạng công nghệ của các doanh nghiệp. Chương trình cũng xác định xúc tiến đầu tư hướng trực tiếp đến các đối tác có thế mạnh trong lĩnh vực này như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia… và hướng tới nhóm ngành cụ thể là ô tô và điện tử. Năm 2012, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, Bộ Công Thương đã triển khai 3 hội thảo Kết nối doanh nghiệp CNHT tại 3 vùng kinh tế trọng điểm nhằm kết nối các doanh nghiệp CNHT với các nhà lắp ráp tại các khu vực này [10].

Hiện nay, nhiều đối tác nước ngoài hiện đang quan tâm tới xây dựng CNHT tại Việt Nam và đã có các hoạt động xúc tiến rất thành công. Trong đó, JETRO là đơn vị tích cực nhất trong việc xúc tiến đầu tư, tìm kiếm đối tác, xây dựng liên kết giữa các nhà lắp ráp Nhật Bản với các doanh nghiệp cung ứng Việt Nam, với việc tổ chức các triển lãm hàng năm về CNHT rất thành công tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh.

Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Vĩnh Phúc… đã chủ động tổ chức xúc tiến đầu tư vào CNHT. Trong đó, các hoạt động chủ yếu là gặp gỡ, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, xúc tiến thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp xúc với các đoàn tìm hiểu điều kiện đầu tư vào CNHT (đặc biệt từ Nhật Bản), tiến hành xây dựng các trung tâm kiểm định đánh giá chất lượng sản phẩm [11].

2.2.7 Visa, giấy phép lao động và tiền lƣơng

Tương tự như các lĩnh vực khác, đối với lao động và doanh nghiệp nước ngoài sản xuất CNHT miễn visa ngắn hạn cho các nước ASEAN, APEC, miễn visa cho người được cấp thẻ APEC nhưng chưa thể xin cấp visa tại cửa khẩu. Quy định và thủ tục xin giấy phép lao động khá phức tạp, nhất là các giấy tờ phải công chứng và chứng thực tư pháp. Không cấp giấy phép cho công nhân tay nghề cao, chỉ cho phép chuyên gia, cán bộ quản lý với

điều kiện người Việt Nam không đảm nhiệm được. Trên thực tế thường gặp khó khăn trong việc chứng minh điều kiện này.

Doanh nghiệp nước ngoài đã được tự tuyển lao động, không bắt buộc phải thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Năm 2002 Bộ Luật lao động giới hạn thời gian tuyến dụng lao động nước ngoài và hạn chế số người nước ngoài làm việc cho một công ty không được vượt quá mức 3% tổng số lao động hoặc trên 50 người. Cơ quan nhà nước còn kiểm soát và can thiệp vào việc xác định tiền lương của người lao động, thí dụ như việc phê duyệt và quyết toán quỹ lương hàng năm, quy định tiền lưcmg tối thiểu và bắt buộc điều chỉnh tiền lương khi giá tăng 10%.

2.2.8 Đất đai và tiền thuê đất

Luật đất đai 2003 đã mở rộng nhiều quyền cho nhà đầu tư nước ngoài cụ thể như: được lựa chọn hình thức thuê đất, đặc biệt là thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê; được thuê đất từ nhiều chủ thể khác nhau; các dự án có 100% vốn nước ngoài đều được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất,…

Nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu đối với đất đai mà chỉ có quyền thuê đất với thời hạn tối đa là 70 năm, đa số có thời hạn 20-30 năm. Thực tế nhà đầu tư nước ngoài phải trả tiền thuê đất đắt hơn nhà đầu tư trong nước khoảng 20%.

Nhà đầu tư nước ngoài có quyền đối với đất đai tuỳ theo hình thức trả tiền thuê đất. Nếu trả một lần cho toàn bộ thời gian hoạt động thì có quyền sử dụng đất tương tự như trong nước. Người thuê đất không được quyền cho thuê lại đất, trừ đất thuê trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nếu đã trả tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê hoặ dã trả trước ít nhất là 5 năm. Ngân hàng trong nước và gần đây là ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

được nhận thế chấp. Xác định giá trị quyền sử dụng đất khi hết hạn, thanh lý. Giải thể doanh nghiệp trước thời hạn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết. Để thực hiện chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong đó có FDI, pháp luật đất đai cũng có những điều chỉnh, bổ sung, cụ thể như: Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước,…[2]

2.2.9 Cung cấp hạ tầng

Cho đến nay không chỉ ngành CNHT mà đối với các ngành khác thì tình trạng phổ biến là vẫn thiếu một số hạ tầng cơ bản, nhất là điện, vận tải. Các dịch vụ thiếu đa dạng, gỉá cao, chất lượng thấp. Các nhà đầu tư phải tự giải quyết những dịch vụ còn thiếu. Gần đây đã thực hiện chính sách hoàn trả lại tiền đầu tư xây dựng các công trình điện ngoài hàng rào. Giá trị đầu tư được hoàn trả là giá trị còn lại thực tế theo thẩm định; quy định này chưa được doanh nghiệp thừa nhận là hợp lý.

2.2.10 Giải quyết tranh chấp

Lúc ban đầu các tranh chấp trong đầu tư chỉ được giải quyết dựa trên Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế vốn có nhiều hạn chế về đối tượng, áp dụng và thiếu các quy định chi tiểt về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, cách thức xử lý tranh chấp Năm 2003 đã ban hành Pháp lệnh trọng tài, theo đó đã cho phép chấp nhận phán quyết của trọng tài quốc tế. Luật Đầu tư 2005 đã thừa nhận việc thoả thuận đưa tranh chấp ra xét xử tại trọng tài, toà án nước ngoài theo pháp luật nước ngoài nếu luật Việt Nam không quy định nhưng không được trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.

2.3 KẾT QUẢ THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA TRỢ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Tổng quan về tình hình thu hút FDI vào ngành CNHT Việt Nam

Đến năm 2012, có 1.631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực CNHT với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp [1].

Lĩnh vực CNHT thu hút được nhiều vốn FDI đầu tư là điện - điện tử với số vốn thu hút trên 10 tỷ USD, cơ khí thu hút được trên 5,2 tỷ USD, dệt may trên 5,1 tỷ USD. Lĩnh vực hóa chất thu hút được trên 1,9 tỷ USD vốn FDI và CNHT ngành da giày chỉ thu hút được khoảng 305,6 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư của khu vực FDI như vậy là phù hợp với năng lực sản xuất của các ngành sản xuất hạ nguồn ở Việt Nam: các ngành cơ khí, điện - điện tử và dệt may hiện đã khá phát triển với sản lượng sản xuất tương đối lớn, nhu cầu sản phẩm CNHT cao.

Bảng 2.2: Thống kê đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào CNHT ở Việt Nam phân theo ngành và quy mô doanh nghiệp

CNHT các ngành Vốn đầu tƣ Số lƣợng DN DN nhỏ DN vừa DN lớn (USD) Cơ khí 5,239,400,032 595 124 300 171 Điện – Điện tử 10,159,979,009 445 90 179 176 Hóa chất 1,950,924,451 225 47 121 57 Dệt may 5,149,091,377 307 110 123 74 Da giày 305,617,079 59 13 30 15 Tổng số FDI CNHT 22,805,011,948 1,631 384 753 493 Tỉ trọng trong FDI toàn ngành CN 20.8% 13.2%

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2012

2.3.1 FDI vào CNHT ngành cơ khí

Lĩnh vực này đã thu hút được 595 dự án đầu tư với số vốn khoảng 5,2 tỷ USD, chiếm trên 36,5% tổng số dự án và 23% số vốn đầu tư vào CNHT [1]. CNHT ngành cơ khí được thống kê trong nghiên cứu này là các lĩnh vực: sản xuất linh kiện, khuôn mẫu, bao bì kim loại, máy móc thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân (theo phân ngành của Tổng cục thống kê)

Trong đó, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư vào sản xuất các linh kiện cơ khí (với 468 doanh nghiệp và trên 4,4 tỷ USD vốn đầu tư) chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện cho ngành ô tô, xe máy, chỉ có 78 doanh nghiệp đầu tư sản xuất khuôn mẫu và 35 doanh nghiệp đầu tư sản xuất thiết bị, máy móc cơ khí [1].

Bảng 2.3: Thống kê FDI vào lĩnh vực CNHT ngành cơ khí Lĩnh vực Vốn đầu tƣ (USD) Số lƣợng DN DN nhỏ DN vừa DN lớn Thùng hàng, hộp, bao bì kim loại 82.039.486 14 0 8 6

Linh kiện cơ khí 4.400.491.907 468 84 242 142

Khuôn mẫu 209.569.822 78 29 37 12

Sản xuất thiết bị, máy

móc cơ khí 547.298.817 35 11 13 11

Tổng số 5.239.400.032 595 124 300 171

% trên tổng các

ngành CNHT 23,0% 36,5% 32,3% 39,8% 34,7%

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2012

2.3.2 FDI vào CNHT ngành điện - điện tử

CNHT ngành điện- điện tử bao gồm các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện và linh kiện điện tử, không có doanh nghiệp FDI nào thực hiện đầu tư sản xuất vật liệu điện tử tại Việt Nam. Theo thống kê, lĩnh vực này đã thu hút được 445 dự án đầu tư FDI với số vốn đăng ký lên tới trên 10 tỷ USD trong đó chủ yếu là các dự án sản xuất linh kiện điện tử (có 311 dự án với số vốn đầu tư trên 8,2 tỷ USD), số dự án đầu tư vào sản xuất linh kiện điện có 134 dự án với 1,95 tỷ USD vốn đầu tư. Các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất linh kiện điện- điện tử chủ yếu là các doanh nghiệp lớn (chiếm tới 35,7% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNHT và khoảng 45% tổng số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này), các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ khiêm tốn [1]. Hầu hết linh kiện cơ bản và vật liệu cho lĩnh vực sản xuất này phải nhập khẩu toàn bộ.

Bảng 2.4: Thống kê FDI vào lĩnh vực CNHT ngành điện- điện tử Vốn đầu tƣ (USD) Số lƣợng DN DN nhỏ DN vừa DN lớn

Linh kiện điện

1.952.944.553 134 30 62 42

Linh kiện điện tử 8.207.034.456 311 60 117 134

Tổng 10.159.979.00 9 445 90 179 176 % trên tổng các ngành CNHT 44,6% 27,3% 23,4% 23,8% 35,7%

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2012

Trước đây, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư lắp ráp các sản phẩm linh kiện, cụm linh kiện điện tử với số lượng lớn như bảng mạch các loại, bo mạch điện tử, chíp điện tử, cuộn cảm điều hòa, tủ lạnh, các linh kiện cho điện thoại di động,... Một phần nhỏ những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước, còn lại phần lớn là xuất khẩu. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất lắp ráp lớn như Canon, Samsung, Intel… đã đầu tư sản xuất các loại sản phẩm điện tử tại Việt Nam và thu hút số lượng khá lớn các doanh nghiệp CNHT ngành điện- điện tử đầu tư sản xuất các loại linh kiện cung cấp tại chỗ.

2.3.3 FDI vào CNHT ngành hóa chất

CNHT ngành hóa chất cung ứng các loại vật liệu, linh kiện nhựa, cao su cho các ngành công nghiệp chế tạo, thông thường, đây là lĩnh vực được ưu tiên nội địa hóa của các tập đoàn đa quốc gia. Hiện nay Việt Nam chỉ thu hút được 225 doanh nghiệp FDI vào sản xuất các sản phẩm hóa chất phục vụ sản

xuất với số vốn đầu tư vào khoảng 1,9 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực CNHT và 13,8% số lượng doanh nghiệp [1].

Bảng 2.5: Thống kê đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực CNHT ngành hóa chất Vốn đầu tƣ Số lƣợng DN DN nhỏ DN vừa DN lớn In ấn 48,663,400 22 7 12 3

Khuôn cho ngành nhựa 165,057,014 20 3 9 8

Linh kiện nhựa, cao su 1,183,872,692 134 21 80 33 Vật liệu (hạt nhựa, cao

su nguyên liệu) 553,331,345 49 16 20 13

Tổng 1,950,924,451 225 47 121 57

% trên tổng các

ngành CNHT 8.6% 13.8% 12.2% 16.1% 11.6%

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2012

Trong lĩnh vực này, sản xuất linh kiện nhựa, cao su là lĩnh vực thu hút được nguồn vốn FDI đầu tư mạnh mẽ nhất với 134 dự án và khoảng 1,2 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 59,5% số dự án và 62,1% tổng số vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất vật liệu và sản xuất khuôn mẫu cho ngành nhựa kém phát triển, không đáp ứng đủ nhu cầu cho lĩnh vực sản xuất linh kiện cũng như các ngành sản xuất hạ nguồn.

2.3.4 FDI vào CNHT ngành dệt may

Dệt may là lĩnh vực sản xuất đã khá phát triển tại Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu lên tới trên 12 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, CNHT cho ngành này lại chưa phát triển tương xứng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

lĩnh vực CNHT ngành dệt may còn khá hạn chế với 307 dự án và trên 5,1 tỷ USD vốn đầu tư.

Lĩnh vực CNHT ngành may được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư là lĩnh vực sản xuất sợi với 52 dự án và khoảng 3,5 tỷ USD vốn đầu tư, đóng vai trò chính trong thu hút đầu tư của lĩnh vực này [1]. Các công đoạn dệt, nhuộm, hoàn tất cũng như sản xuất phụ liệu dệt may kém phát triển thể hiện ở việc thu hút vốn FDI hạn chế khiến cho sản xuất ngành dệt may Việt Nam phát triển thiếu sự liên kết cần thiết. Các sản phẩm hỗ trợ sản xuất không cung ứng được trực tiếp cho ngành may trong nước do thiếu các khâu nhuộm, hoàn tất vải do đó Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sợi song lại phải nhập khẩu các loại vải đã nhuộm, hoàn tất với số lượng lớn phục vụ ngành may trong nước.

Bảng 2.6: Thống kê FDI vào lĩnh vực CNHT ngành dệt may Vốn đầu tƣ (USD) Số lƣợng DN DN nhỏ DN vừa DN lớn Sản xuất sợi 3,501,597,352 52 13 15 24 Thêu 61,683,527 45 22 21 2 Dệt 605,709,514 90 39 30 21 Nhuộm, hoàn tất 806,314,260 50 8 19 23

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)