Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CHÍNH SÁCH THU

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm của 2 quốc gia trong khu vực ASEAN, khá thành công trong thu hút FDI vào phát triển CNHT, có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi thu hút FDI vào CNHT:

Tạo thị trường cho CNHT. Cần xây dựng chiến lược, tầm nhìn về thu

hút đầu tư và đầu tư nước ngoài trong phát triển CNHT: chỉ rõ đối tượng hạ nguồn ưu tiên, lĩnh vực CNHT cần đầu tư phát triển kèm theo chương trình hành động cụ thể để định hướng dòng đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên. Thái Lan đã hướng vào sản xuất linh kiện ô tô, linh kiện điện tử, Malaysia hướng vào sản xuất linh kiện điện tử, cả hai nước đều đã có những thành công đáng kể nhờ những định hướng đúng đắn này.

Ưu đãi khi thu hút đầu tư. Nhà nước có quy định rõ ràng về đối tượng

ưu tiên trong dài hạn và tập trung nguồn lực phát triển lĩnh vực đó, có những ưu đãi vượt trội, cụ thể, rõ ràng so với các lĩnh vực khác để thu hút nguồn lực xây dựng CNHT. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư vào CNHT tập trung vào các hỗ trợ cụ thể trên các mặt: ưu đãi thuế khi đầu tư mới, hỗ trợ địa điểm sản xuất, hỗ trợ tài chính, kết nối kinh doanh. Hầu hết các nhà đầu tư FDI khi xem xét cơ hội đầu tư tại các nước đều đặt vấn đề minh bạch các ưu đãi, hỗ trợ bên cạnh yếu tố thị trường. Các doanh nghiệp lắp ráp lớn cũng cần nhận được các hỗ trợ trong quá trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp (đặc biệt trong giai đoạn “huấn luyện”- xúc tiến đào tạo và xây dựng quan hệ ban đầu giữa nhà cung ứng và nhà lắp ráp). Tương tự như vậy, các doanh

nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư CNHT cũng cần được nhận các ưu đãi thích đáng.

Có chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu vực mục tiêu: các

khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực kinh tế khó khăn… thông qua việc tăng cường ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực này.

Cơ quan đầu mối. Cả Thái Lan và Malaysia đều có các cơ quan

chuyên trách thực hiện quản lý Nhà nước về CNHT: Thái Lan là Ủy ban đầu tư (BOI) và Malaysia là Cục Phát triển Công nghiệp Malaysia (MIDA), cả hai cơ quan này đều có thẩm quyền xây dựng và sửa đổi danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên, xét duyệt các ưu đãi cũng như thực hiện một số dịch vụ công đi kèm; các cơ quan khác thực hiện các dịch vụ có liên quan, không được đề ra các văn bản quy phạm về lĩnh vực này.

Cơ chế thực thi các hỗ trợ cần được minh bạch và dễ dàng tiếp cận từ phía doanh nghiệp và nhà đầu tư trong đó, cần xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển CNHT cụ thể và hiệu quả (chương trình phát triển nhà cung cấp, chương trình hỗ trợ liên kết doanh nghiệp…) làm cơ sở thực hiện các chính sách phát triển CNHT đã nêu.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở

VIỆT NAM

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM

Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đã tồn tại và đang phát triển một cách tự phát. Nhìn chung ngành CNHT đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế. Phần lớn sản phẩm quan trọng, có giá trị cao đều phải nhập khẩu. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam có thể khái quát ở những điểm chính sau:

- Thứ nhất, công nghiệp hỗ trợ manh mún, kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô-tô, xe máy; công nghiệp dệt may, giày da.

- Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở trong nước công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu kém.

- Thứ ba, còn vắng bóng công nghiệp công nghệ cao. - Thứ tư, các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế.

Mới được quan tâm và bắt đầu hình thành trong các năm gần đây, CNHT ở Việt Nam còn yếu kém, lạc hậu và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các ngành công nghiệp lắp ráp. Ngoại trừ ngành công nghiệp xe máy có tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 85% đến 90%, CNHT cho các ngành công nghiệp quan trọng khác còn rất yếu. Dưới đây là hiện trạng CNHT cho các ngành cụ thể sẽ cho ta thấy rõ điều này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)