Chính sách phát triển nhân lực cho ngành CNHT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 74)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT FD

3.2.4 Chính sách phát triển nhân lực cho ngành CNHT

Chính phủ cần đầu tư và dành kinh phí đào tạo nhân lực cho các ngành CNHT thông qua việc cải tiến các chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, dạy nghề trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng các chương trình đào tạo tại chỗ hoặc kết hợp với doanh nghiệp sản xuất. Ban hành kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành CN mới đáp ứng nhu cầu của các ngành đã chọn và có chính sách hỗ trợ tài chính mạnh mẽ cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực do các DN CNHT.

3.2.5 Chính sách về hệ thống chất lƣợng liên quan đến linh phụ kiện

Xây dựng các hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện. Đây là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam dành cho các bán thành phẩm, các chi tiết linh phụ kiện của các ngành CNHT. Nên xem xét đến các tiêu chuẩn

quy định quốc tế cũng như các tiêu chuẩn sẵn có của các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt trên thị trường Việt Nam trong mỗi lĩnh vực khi xây dựng hệ thống này. Trên cơ sở này, xây dựng cơ chế quản lý chất lượng sản xuất và giám sát các hoạt động sản xuất theo kiểu Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm trong từng ngành, kiểu như các bộ tiêu chuẩn 5S, JIT của Nhật Bản, hiện đang được một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện ở Việt Nam áp dụng.

3.2.6 Chính sách xúc tiến thƣơng mại, quảng bá cho sản phẩm CNHT

Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cũng cần được đầu tư xứng đáng để. Bên cạnh các triển lãm thường niên như Triển lãm Quốc tế về công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam và Triển lãm công nghệ cao Nhật Bản, Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản, cần có nhiều hơn nữa các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá đem lại cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm kiếm đối tác sản xuất và phân phối linh kiện cho ngành công nghiệp hỗ trợ, đồng thời chuyển giao công nghiệp chế tạo sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam hiệu quả.

KẾT LUẬN

Công nghiệp hỗ trợ có vị trí cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt nam. Nó là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, là cơ sở để thực hiện hội nhập công nghiệp toàn cầu. CNHT sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, chủ động lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh. Chưa kể, công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Đây chính là nền tảng để phát triển một nền công nghiệp tự chủ, hiện đại. Phát triển công nghiệp hỗ trợ còn làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành và quốc gia, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm của Việt Nam về giá nhân công rẻ.

Ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực hỗ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Đầu tư nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển CNHT của nước ta. Nhận thức được vai trò này, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để thu hút FDI phát triển ngành CNHT. Các chính sách đã có những tác động tích cực đến nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Đến nay doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế với 1.631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực CNHT với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này đã có những tác động to lớn đối với việc phát triển CNHT trong

nước: (1) tạo thị trường cho CNHT, (2) tạo thị trường trung gian cho CNHT, và (3) đảm bảo năng lực cung ứng quốc gia.

Tuy nhiên, FDI vào công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là sản xuất linh kiện, chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp, chất lượng còn có sự chênh lệch so với yêu cầu sản xuất toàn cầu. Các ngành công nghiệp khác như chế tạo ô tô, xe máy các mục tiêu về tỉ lệ nội địa hóa vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Các nhà đầu tư vẫn chủ yếu là từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Các chính sách thu hút FDI vào phát triển CNHT nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa có cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về CNHT; việc áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi khó thực hiện vì vi phạm các cam kết quốc tế và khu vực; chính sách khuyến khích ưu đãi chưa có những đột phá; mới chỉ tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn, chưa tập trung thu hút các doanh nghiệp FDI nhỏ và vừa; không có quy định bắt buộc tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu làm đã làm các ngành công nghiệp trong nước bị hạn chế trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp nước ngoài; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho CNHT còn bị bỏ ngỏ; thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến linh phụ kiện gây khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài khi làm việc với các nhà cung cấp trong nước; công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm CNHT còn hạn chế.

Với vai trò to lớn của CNHT đối với nền kinh tế, trong thời gian tới để tăng cường thu hút FDI vào phát triển CNHT trong nước, trước tiên Chính phủ cần thành lập cơ quan đầu mối về quản lý nhà nước về CNHT. Ngoài ra, cần thực hiện một số giải pháp hoàn thiện chính sách như sau: Chính sách khuyến khích phát triển CNHT; Chính sách phát triển hệ thống mô hình phát triển CNHT; Chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất CNHT; Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành CNHT; Chính sách về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến linh phụ kiện; Chính sách xúc tiến

thương mại cho các sản phẩm CNHT. Tóm lại, từ nhận thức về tầm quan trọng của FDI trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hoàn thiện chính sách để tăng cường thu hút FDI hơn nữa để phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, góp phần phát triển nền kinh tế một cách bền vững, sớm đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại./.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

[1] Bộ Công thương (2013), Báo cáo Đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành công nghiệp Hỗ trợ tại Việt Nam, Hà nội

[2] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - 25 năm thu hút và phát triển, Hà nội

[3] Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch đầu tư (2012), Báo cáo tổng kết Đầu tư nước ngoài, Hà nội

[4] Đặng Thị Kim Chung (2009), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội, Hà nội

[5] Nguyễn Tấn Dũng (2013), Bài phát biểu tại Hội nghị 25 năm Đầu tư nước ngoài, Hà nội

[6] Phạm Thu Phương (2012), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam” Tạp nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 12 (88), Tr. 44-51

[7] Phan Đăng Tuất (2012), Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ - Con đường quyết định cho sự phát triển về chất, Hà nội

[8] Phan Văn Thiệu (2011), Mối liên hệ giữa FDI và phát triển CNHT,

Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội

[9] Tổng cục thống kê (2010,2011,2012), Niên giám thống kê, NXB Thống kê Hà nội, Hà nội

[10] Trương Thị Chí Bình (2012), Báo cáo về Công nghiệp Hỗ trợ tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Công nghiệp, Hà nội

[11] Trương Thị Chí Bình (2012), Nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển CNHT ở một số địa

phương điển hình, Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Công nghiệp, Hà nội

[12] VDF (2011), Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển CNHT ở ASEAN, Hà nội

Tiêng Anh

[12] AmchamVietnam (2012), Vietnam maps out strategy to attract FDI in supporting industries

[13] Do Manh Hong (2004), Promotion of Supporting Industries:

[14] Pham Thu Tra and Jame Rediel (2010), Should Supporting

Industries be supported?

The Key for Attracting FDI in Developing Countries

[15] UNIDO (2006), Supporting Industrial Development: Overcoming Market Failures and providing public goods

[16] UNIDO (2011), Viet Nam Industrial Investment Report- Understanding the impact of foreign direct investment on industrial development

[17] Vietnam - Business Environment (2011), Turning Towards Supporting Industries To Boost Competitiveness And FDI

[18] Vo Tri Thanh (2010), Vietnam should attract FDI into supporting industries, Hanoi Website [19] http://daibieunhandan.vn [20] http://fia.mpi.gov.vn [21]http://ven.vn/ghi-nhan-vai-tro-fdi-trong-phat-trien-chuyen-giao- cong-nghe_t77c542n35160tn.aspx [22] http://finance.tvsi.com.vn/News/2013311/235421/thu-hut-fdi-thieu- cong-nghiep-ho-tro.aspx

[23] http://www.baomoi.com/Phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-de-thu-hut- von-dau-tu-nuoc-ngoai/45/10760270.epi

[24] http://nguyentandung.org/nhat-ban-thuc-day-dau-tu-cong-nghiep- phu-tro-tai-viet-nam.html

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)