33 Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo việt nam (Trang 54)

Lý thuyết tín hiệu được đề xuất từ các học giả Akerlof (1976) và Spence (1974), theo đó lý thuyết tín hiệu thường được dùng để giải thích hành vi giữa hai bên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) khi xuất hiện hiện tượng thông tin bất cân xứng Thông thường, bên phát tín hiệu phải tìm hiểu và lựa chọn các thông tin và cách thức truyền đạt ra bên ngoài thế nào Đồng thời, bên nhận thông tin cũng cần phải lựa chọn các thông tin cần thiết và cách tiếp nhận thông tin đó thế nào Theo đó lý thuyết tín hiệu đóng vai trò là nền tảng quan trọng trong các nhánh nghiên cứu chính về quản trị kinh doanh như quản trị chiến lược, khởi nghiệp và quản trị nhân lực

Lý thuyết tín hiệu được áp dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về khởi nghiệp, các học giả đã xem xét giá trị tín hiệu của các đặc điểm của hội đồng quản trị (Certo, 2003), đặc điểm của đội ngũ quản lý (Lester và cộng sự, 2006), sự hiện diện của nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần (Elitzur và Gavius, 2003), và sự tham gia của

người sáng lập (Busenitz và cộng sự, 2005) Với nhánh nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp, lý thuyết đã giải thích hoạt động huy động vốn của các các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên các tín hiệu được cung cấp từ phía doanh nghiệp và cách xử lý đón nhận thông tin đó của nhà đầu tư Lý thuyết tín hiệu cho rằng các nhà sáng lập và nhân viên bên trọng doanh nghiệp nắm rõ hơn về triển vọng phát triển của doanh nghiệp hơn các nhà đầu tư bên ngoài Các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt và đội ngũ lãnh đạo xuất sắc vẫn gặp phải khó khăn khi huy động vốn thành công nếu họ không cung cấp các tín hiệu tốt cho nhà đầu tư Lý thuyết tín hiệu được cho rằng có thể làm giảm bớt khoảng cách về bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp, cụ thể những người ra quyết định đầu tư thường tìm kiếm các chỉ số để dự báo các kết quả trong tương lai (Janney và Folta, 2003; Morris, 1987)

Theo lý thuyết tín hiệu, một tín hiệu tốt để dẫn đến các hành động đầu tư của nhà đầu tư cần thoả mãn hai yếu tố là quan sát được và biết được (Certo, Daily, và Dalton, 2001; Janney và Folta, 2003) Nhà đầu tư sẽ yêu cầu cung cấp các thông tin xác thực về các tín hiệu này trong quá trình thực hiện đàm phán về đầu tư (Wright và Robbie, 1998; Harvey và Lusch, 1995) Mặt khác, nhóm sáng lập có thể báo hiệu về tiềm năng tài chính của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư thông qua các khoản đầu tư về tiền và kinh nghiệm của chính nhà sáng lập (Leland và Pyle, 1977) Theo đó cam kết của nhà sáng lập đối với doanh nghiệp là sự phản ánh về kiến thức cá nhân của doanh nghiệp bất kể họ có thẳng thắn chia sẻ hay không

Trong các nghiên cứu về khởi nghiệp, doanh nghiệp có nhiều tín hiệu tin cậy khác nhau có thể rút ngắn thời gian thẩm định của nhà đầu tư Ví dụ tài sản trí tuệ được bảo hộ như bằng sáng chế, hay nhãn hiệu là tín hiệu tốt báo hiệu tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đối với nàh đầu tư (Block và cộng sự, 2014) Hay trình độ học vấn của đội ngũ sáng lập cũng có khả năng thu hút nhà đầu tư (Hallen, 2008) và cả năng lực của đội ngũ sáng lập ban đầu cũng tương tự (Backes-Gellner và Werner, 2007) Bên cạnh đó, vốn xã hội như mạng lưới xã hội của doanh nhân cũng đóng vai trò như một tín hiệu quan trọng cho nhà đầu tư Mối quan hệ của một chủ thể với chủ thể khác phần nào có thể giải thích được phẩm chất của chủ thể đó (Podolny, 2005) Theo đó, mạng xã hội là một lăng kính có thể phản ánh được phẩm chất của mootj doanh nhân Ví dụ, khoản đầu tư hiện có từ một quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư có danh tiếng tốt là một tín hiệu rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư sau đó

Có nhiều điểm tương đồng rõ ràng với việc tài trợ cho các dự án kinh doanh, và lý thuyết tín hiệu đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng và giải thích (Elitzur và Gavious, 2003; Janney và Folta, 2003; Busenitz và cộng sự, 2005; Higgins và Gulati, 2006; Hsu, 2007; Kleer, 2008) Luận án tiếp cận lý thuyết tín hiệu là một lý thuyết nền tảng chính và quan trọng góp phần giải thích hành vi của doanh nhân khởi nghiệp và nhà đầu tư trong các quyết định của mình liên quan đến huy động và đầu tư vốn tài chính cho doanh nghiệp

2 3 4 Lý thuyết mạng lưới xã hội (Social netwwork theory)

Lý thuyết mạng lưới xã hội là khái niệm thuộc khoa học xã hội để chỉ sự kết nối và mối quan hệ trong một cấu trúc xã hội (Kadushin, 2004) Lý thuyết này xuất hiện từ cuối thể ký thử 19, với mục đích tìm kiếm nguyên nhân kết nối các chủ thể trong một nhóm hoặc cộng đồng nhất định Các chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, các nhóm tổ chức, hay thậm chí là một quốc gia (Norhia và Eccles, 1992) Những mối quan hệ này dựa trên việc trao đổi thông tin, kinh tế hoặc bất cứ điều gì tạo nên cơ sở của mối quan hệ Lý thuyết này đóng vai trò trong việc truyền tải thông tin, ảnh hưởng của cá nhân kéo theo ảnh hưởng tới hành vi của các chủ thể

Bên cạnh vai trò là lăng kính để đánh giá phẩm chất của doanh nhân trong tình huống không chắc chắn của môi trường khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo Mạng xã hội còn đóng vai trò trung gian kết nối các luồng thông tin Nghiên cứu của Granovetter (1995) phát hiện rằng tỷ lệ thành công rất lớn trong quá trình tìm việc của các nhân viên đó là thông qua mối quan hệ xã hội của họ - “bạn của bạn” Theo đó, mạng lưới xã hội đóng vai trò là đường dẫn thông tin, chúng hỗ trợ doanh nhân tìm kiếm các nguồn tài nguyên hữu ích cho sự phát triển của doanh nghiệp, và chúng cũng cho phép các chủ nguồn tài nguyên đánh giá các doanh nhân và ra quyết định đầu tư hay không Bằng cách tương tác này, thông tin đi qua các mạng xã hội giúp làm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các bên

Luận án tiếp cận lý thuyết mạng xã hội dưới góc độ trao đổi thông tin giữa các bên trong mạng xã hội Nhiều nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp đã phát hiện những phương thức thông tin được lan truyền này có tác động tới kết quả huy động vốn tài chính của doanh nghiệp (Hsu, 2007, Wuebker và cộng sự, 2015) Nghiên cứu của Shane và Cable (2002) nhận thấy rằng các nhà đầu tư có xu hướng ửng hộ nhiều hơn đối với các doanh nhân mà họ có mối quan hệ quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi vì

mỗi quan hệ này tạo điều kiện cho việc tiếp nhận các thông tin cá nhân Shane và Stuart (2002) nhận thấy rằng các trường đại học định hướng khởi nghiệp có khả năng thương mại hoá công nghệ nếu nhà sáng lập có mối quan hệ sẵn có với các nhà đầu tư thiên thần hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm

2 4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởinghiệp sáng tạo nghiệp sáng tạo

2 4 1 Cơ sở lập luận về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanhnghiệp khởi nghiệp sáng tạo nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Dựa vào lý thuyết huy động nguồn lực như đã trình bày ở phần trên, có thể thấy rằng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST cụ thể là khả năng và mức độ tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp đã được các học giả trên thế giới đặc biệt quan tâm và phát triển dưới những góc độ khác nhau như: (i) Vốn tài chính, (ii) Vốn nhân lực, (iii) Vốn xã hội, (iv) Vốn tổ chức của doanh nghiệp đối với hoạt động huy động vốn Hình 2 1 thể hiện các nhóm nguồn lực của doanh nghiệp khởi nghiệp theo Cough và cộng sự (2018) Khái niệm về vốn tài chính cũng được trình bày ở phần trên của chương này, do đó nội dung này sẽ đi phân tích và giới thiệu khái quát về vốn nhân lực, vốn xã hội và một số thuộc về vốn khác của doanh nghiệp, trong đó được gọi là một số đặc điểm của doanh nghiệp

Vốn tài chính ·Tài chính cá nhân ·Tài chính tổ chức

Vốn xã hội

·Vốn xã hội của doanh nhân ·Vốn xã hội bên trong DN

Vốn nhân lực ·Vốn nhân lực chung ·Vốn nhân lực cụ thể ·Vốn xã hội giữa các DN Một số đặc điểm của DN ·Pháp lý ·Văn hoá ·Tri thức

Hình 2 1 Các nguồn lực của doanh nghiệp khởi nghiệp

2 4 1 1 Vốn nhân lực – Human capital

Lý thuyết về vốn nhân lực (Human capital) được phát triển từ quan điểm của Adam (1776) về mối quan hệ giữa sự giàu có và tri thức của một quốc gia Adam (1776) cho rằng nâng cao vốn nhân lực qua đào tạo và giáo dục sẽ làm gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp từ đó dẫn đến sự phát triển của một quốc gia Phát triển từ quan điểm đó, Becker (1964) và Schultz (1961) đã đề cập đến vốn nhân lực như là nguồn lực cần thiết để sản xuất hàng hoá cho nền kinh tế và xem nó là một nguồn lực không thể tách rời của tổ chức Schultz (1961) cho rằng vốn nhân lực cũng giống như các nguồn vốn khác của tổ chức, góp phần nâng cao năng suất và cần được đầu tư vào giáo dục, đào tạo cũng như nâng cao năng lực của nhân viên Theo Becker (1991), vốn nhân lực chứa đựng cả yếu tổ chung và cụ thể Vốn chung của nhân lực bao gồm giới tính, giáo dục, kỹ năng giao tiếp và nền tảng gia đình (Cooper và cộng sự, 1994) Còn vốn nhân lực cụ thể thường được xem xét đến đó là các phẩm chất của doanh nhân như kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên ngành hay là năng lực kinh doanh (Honig, 1998)

Vốn nhân lực chung bao gồm trình độ giáo dục là yếu tố cốt lõi, năng lực học tập mang đến những kiến thức, kỹ năng cơ bản của một cá nhân Một số nghiên cứu tho cho thấy, doanh nhân có trình độ đại học và sau đại học có khả năng thất bại khi kinh doanh thấp hơn các doanh nhân có trình độ học vấn thấp hơn (Bates, 1985) Tuy nhiên quan điểm này chưa được ủng hộ rộng rãi, bởi vẫn có các nghiên cứu chỉ ra không có mối quan hệ giữa trình điij học vấn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Davidsson và Honig, 2003, Gimeno và cộng sự, 1997)

Vốn nhân lực cụ thể chính là các năng lực và khả năng của một doanh nhân giúp điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp thành công Vốn nhân lực cụ thể bao gồm các yếu tố như kỹ năng khởi sự, kinh nghiệm khởi nghiệp, kinh nghiệm làm việc hay kiến thức cụ thể liên quan đến một ngành nghề nhất định (Gimeno và cộng sự, 1997, Cassar, 2004) Kiến thức về ngành cụ thể, có ý nghĩa quan trọng tới sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp Hay kinh nghiệm làm việc liên quan tới ngành cụ thể có thể giảm rủi ro và sự không chắc chắn về tính mới của mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phát triển Ngoài ra kiến thức cụ thể liên quan đến khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm và dịch cụ cũng là kiến thức giúp cho doanh nghiệp có khả năng tồn tại cao hơn (Ucbasaran và cộng sự, 2006)

Nhìn chung, vốn nhân lực có ảnh hưởng tích cực tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (Bates, 1990, Dimov và Shepard, 2005, Lee và Jones, 2008) Nghiên cứu của Chandler và Hanks (1998) cho rằng doanh nhân có vốn nhân lực cao hơn có nhu cầu vốn tài chính ít hơn so với doanh nhân có vốn nhân lực thấp hơn Ngoài ra nghiên cứu của Honjo (2020) cho rằng doanh nhân có kinh nghiệm khửi nghiệp trước đó có khả năng huy động vốn tốt hơn các doanh nhân chưa từng khởi nghiệp Do đó, có thể thấy rằng có mối quan hệ nhất định giữa vốn nhân lực và khả năng thu hút vốn tài chính của doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

2 4 1 2 Vốn xã hội – Social capital

Vốn xã hội đã được nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học, và khái niệm và quan điểm khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu Khái niệm vốn xã hội bắt nguồn từ các nghiên cứu về cộng đồng và đều được đánh giá là có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung về khái niệm của vốn xã hội Theo Coleman (1988), vốn xã hội là kết quả kế thừa từ các mối quan hệ giữa các đối tượng, giống như vốn vật chất và vốn nhân lực, vốn xã hội có khả năng sản xuất và đạt được mục đích nhất định (Putnam, 1993) Vì thế vốn xã hội còn được xem là nguồn lực xã hội gắn liền với mạng lưới các mối quan hệ của cá nhân hoặc tổ chức (Bourdieu, 1986; Nahapiet và Ghoshal, 1998) Nghiên cứu của Nahapiet và Ghoshal (1998) cho rằng vốn xã hội là tổng hợp các nguồn lực thực có và tiềm năng xuất phát từ mạng lưới các mối quan hệ mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu

Theo đó, vốn xã hội được chia làm ba khía cạnh, đó là về cấu trúc, các mối quan hệ và sự nhận thức của xã hội Cụ thể, vốn xã hội có cấu trúc đề cập đến mô hình tổng thể của các kết nối (tie-knots) như sự quen biết của các đối tượng (Burt, 1992) Tiếp theo, vốn xã hội mối quan hệ liên quan đến một số liên kết cá nhân đặc biệt, ví dụ như tình bạn Cuối cùng, vốn xã hội nhận thức là tập hợp các nguồn lực mà có thể được nhận thức chung như đại diện, diễn giải và hệ thống, ví dụ như thương hiệu hoặc một tín hiệu nào đó được xã hội biết đến (Nahapiet và Ghoshal, 1998) Theo Nahapiet và Ghoshal (1998), mặc dù vốn xã hội không phải là một nguồn tài nguyên mang lại lơi ích trực tiếp, nhưng vốn xã hội giúp làm tăng hiệu quả thông qua việc truyền tải thông tin, tăng cơ hội và giảm chi phí giao dịch (Burt, 1992; Putnam, 1993) Tiếp theo, vốn xã hội tạo điều

kiện cho việc thúc đẩy hợp tác và hình thành tổ chức sáng tạo (Putnam, 1993) Do đó, vốn xã hội được xem là một tài sản có giá trị của doanh nghiệp

2 4 1 2 Vốn tổ chức khác – đặc điểm chung của doanh nghiệp

Ngoài ba hình thức vốn chính được nhắc đến ở trên, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra một nhóm nguồn lực còn lại bao gồm hình thức pháp lý của tổ chức, vị trí địa lý và tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và kết quả huy động nguồn lực của doanh nghiệp (Hsu và Ziedonis, 2013, Delmar và Shane, 2004) Trong đó tài sản trí tuệ được xem là yếu tố rất mạnh ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các hình thức đầu tư khác Điều này được xem là một bằng chứng cho tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, mặc dù hiệu quả của nó vẫn tuỳ thuộc vào quy mô mà tài sản trí tuệ đó được bảo vệ Có thể thấy rằng, các đặc điểm của doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa quan trọng tới khả năng thu hút các nguồn lực từ bên ngoài của doanh nghiệp

Luận án dựa trên cơ sở lập luận của lý thuyết dựa trên nguồn lực (Jekins, 1983) và nghiên cứu của Clough và cộng sự (2018) để làm nền tảng phân chia các nhóm yếu tố nguồn lực khác nhau Từ đó đặt nền móng cho các lý thuyết tiếp theo về ảnh hưởng của các nhóm yếu tố nguồn lực về vốn nhân lực, vốn xã hội và vốn tổ chức tới khả năng và kết quả huy động vốn tài chính từ bên ngoài của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

2 4 2 Ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Cách tiếp cận với vốn nhân lực được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về khởi nghiệp, quan điểm cho rằng ý định thành lập doanh nghiệp mới phụ thuộc vào vốn nhân lực của mỗi cá nhân, cụ thể là kiến thức và kinh nghiệm trước đó (Helfat và Lieberman, 2002; Marvel, 2013) Năng lực và nguồn lực trước khi gia nhập thị trường có tác động đáng kể đến quá trình hình thành doanh nghiệp mới, từ thời điểm đến phương thức gia nhập thị trường và sự thành công của quá trình đó (Bayus và Aganwal, 2007) Các doanh nhân có mức vốn nhân lực cao hơn được cho là có khả năng xác định cơ hội kinh doanh lớn hơn (Davidsson và Honig, 2003; Shane, 2000)

Theo Cressy (1996), khi nghiên cứu các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Anh, vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w