21 Mô hình nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo việt nam (Trang 69)

Trong phần trước, luận án đã đề cập đến cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền tảng liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST Dựa vào lý thuyết huy động nguồn lực, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết mạng lưới xã hội, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ như hình 3 1 sau đây Trong đó nhấn mạnh vai trò của ba nhóm nguồn lực chính ảnh hưởng đến vốn tài chính của doanh nghiệp Mối quan hệ này cũng là hướng nghiên cứu chủ yếu trong những năm qua trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn lực cho khởi nghiệp sáng tạo

Vốn nhân lực -

-

Trình độ học vấn Kinh nghiệm

Vốn xã hội Hoạt động huy động vốn

- Mạng lưới xã hội của DNKNST

- Danh tiếng - - Khả năng HĐV Giá trị HĐV Vốn khác của tổ chức - - - - - Số năm HĐKD Hình thức pháp lý Quy mô Lĩnh vực kinh doanh Địa điểm kinh doanh

Hình 3 2 Mô hình nghiên cứu sơ bộ

3 2 2 Lấy ý kiến chuyên gia về mô hình nghiên cứu sơ bộ

Mục tiêu: phương pháp phỏng vấn chuyên được thực hiện sau bước xác định mô hình sơ bộ để khẳn định và khám phá thêm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt đông huy động vốn dưới góc độ thị trường vốn Việt Nam Nhằm kiểm tra các biến đại diện và xác định lại các mối quan hệ giữa các yếu tố đã được hình thành từ phần tổng quan lý thuyết

Phương pháp: Thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp giữa các câu hỏi có cấu trúc và các câu hỏi mở (phỏng vấn sâu) nhằm khẳng định lại các yếu tố có mối quan hệ trong môn hình nghiên cứu, đồng thời tìm hiểu các yếu tố mới sử dụng cho môi trường Việt Nam Trình tự của phỏng vấn bao gồm các bước như sau: thứ nhất thiết kế nhóm câu hỏi phỏng vấn, thứ hai lựa chọn đối tượng phỏng vấn, tiếp theo là liên lạc để hẹn lịch phỏng vấn và cuối cùng là tổng hợp kết quả Bảng câu hỏi phỏng vấn tập trung vào việc đánh giá các nhóm yếu tố được tổng hợp từ lý thuyết đồng thời cũng khám phá các yếu tố mới từ thị trường đầu tư vào các DNKNST ở Việt Nam Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, do đó bên cạnh các câu hỏi khám phá, nhóm các câu hỏi khảo sát về tầm quan trọng của các yếu tố cũng được đưa vào để khảo sát chuyên gia (Phụ lục 1)

Đối tượng phỏng vấn: bao gồm 17 chuyên gia được chia làm 03 nhóm

Nhóm một gồm 06 chuyên gia lý thuyết bao gồm các giảng viên, chuyên gia tài chính thường xuyên tham gia hoạt động giảng dạy, có công trình nghiên cứu khoa học liên quan, và tham gia tư vấn tài chính cho các DNKNST Các chuyên gia thuộc các trường đại học và tổ chức sau: Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường đại học Ngoại Thương Nhóm hai gồm 05 nhà đầu tư bao gồm quản lý, đại diện của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Nhóm ba gồm 06 nhà sáng lập của các doanh nghiệp KNST đã gọi vốn thành công Những đối tượng được phỏng vấn đều có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư khởi nghiệp sáng tạo vì vậy kết quả nghiên cứu định tính được kỳ vọng mang lại sự chính xác cao

Thời gian phỏng vấn: được thực hiện trong khoảng thời gian 30 phút Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trực tuyến thông qua Skype, Teams, Zoom và Gmeet… để đảm bảo an toàn cũng như tính riêng tư cho đối tượng được phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn được tiến hành từ 3/2020 đến 6/2020

Nội dung phỏng vấn: Cuộc phỏng vấn được tiến hành với bảng câu hỏi sơ bộ nhằm xin ý kiến đánh giá sự phù hợp của các yế tố, các câu hỏi giúp cho việc xây dựng các yếu tố cho mô hình chính thức Ngoài ra còn có những câu hỏi mở xoay quanh vấn đề huy động vốn của DNKNST Trong quá trình phỏng vấn, tác giả có giải thích về nội dung nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và diễn giải nội dung câu hỏi

Kết quả thu thập được từ phỏng vấn bán cấu trúc chuyên gia

Số lượng chuyên gia được phỏng vấn là 17 người, nội dung được tổng hợp lại dưới dạng ghi chép và ghi âm Sau đó được tác giả tổng hợp như sau

Kết quả câu hỏi thứ nhất: Anh/chị đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau tới khả năng huy động vốn của DNKNST Việt Nam như thế nào? Kết quả thu về được tổng hợp như sau:

Bảng 3 0 1 Kết quả khảo sát định tính lần 1 GT nhỏ nhất GT lớn nhất Trung vị Trung bình Trình độ học vấn của nhà sáng lập* Kinh nghiệm của nhà sáng lập Số lượng nhà sáng lập

Danh tiếng của DN thể hiện qua Số lượng

1 1 3 3 5 4 5 5 3 2 588 4 4 647 3 2 588 4 4 647 các bài báo về DN*** Hình thức pháp lý**

Quy mô doanh nghiệp (Vốn, lao động) Tuổi của doanh nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh*** Địa điểm đăng ký kinh doanh Giới tính của nhà sáng lập 3 1 1 4 1 1 5 4 4 5 2 3 4 2 647 2 647 4 647 1 294 2 647 4 2 647 2 647 4 647 1 294 2 647 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Từ kết quả thống kê ở bảng trên, có thể thấy rằng các chuyên gia đều có điểm chung là ghi nhận ý nghĩa của các yếu tố này Trong đó nhóm các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST được chia làm 3 mức độ Thứ nhất, mức độ cao nhất có Mean >= 4 5 bao gồm yếu tố: mạng lưới xã hội của nhà sáng lập, tài chính của nhà sáng lập, lĩnh vực kinh doanh Thứ hai, mức độ vừa có mean từ 4 0 đến 4 5, bao gồm các yếu tố: Tính đa dạng của nhóm nhà sáng lập và Hình thức pháp

lý Nhóm các yếu tố còn lại (Mean<4 0) được đánh giá là ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp KNST ở Việt Nam

Có thể thấy rằng với bối cảnh DNKNST ở Việt Nam, các chuyên gia nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn có sự khác biệt với các nghiên cứu trên thế giới Theo đó vấn đề về bất cân xứng thông tin đang tồn tại và là khoảng cách lớn giữa nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp khiến các đặc điểm về hình thức pháp lý, ngành nghề kinh doanh, trình độ của nhóm sáng lập và sự nỗ lực của doanh nghiệp trở thành những tín hiệu tin cậy giúp cho nhà đầu tư ra quyết định Tiếp theo là sự đa dạng trong nhóm sáng lập viên được ghi nhận là yếu tố khá quan trọng bởi vì theo họ: “nhóm cần có người hiểu biết về kinh doanh để chuẩn bị hồ sơ, báo cáo về dòng doanh thu, định giá doanh nghiệp, chiến lược phát triển để làm việc với nhà đầu tư” Hay sự nỗ lực của doanh nghiệp được đánh giá là: “thời điểm DNKNST đi huy động vốn thì DN chưa đủ hấp dẫn các quỹ đầu tư cũng như không đủ điểu kiện để thẩm định tài sản khi đi vay vốn ngân hàng, cho nên các mối quan hệ xã hội giúp cho DNKNST có thể củng cố niềm tin để có thể huy động được vốn từ bên ngoài”

Kết quả câu hỏi thứ 2: Theo anh/chị, còn yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp mà không thuộc các yếu tố trên hay không? Tại sao?

Quá trình phân tích dữ liệu từ cuộc phỏng vấn bao gồm ba giai đoạn chính: thứ nhất là thu gọn dữ liệu bằng cách làm sạch và tổ chức thông tin, thứ 2 là thể hiện thông tin, cô đọng và tổ chức sơ đồ phân tích thông tin Giai đoạn thứ ba là phác thảo phần kết luận và kiểm định kết quả Cuộc phỏng vấn sau khi được ghi âm thì được gỡ băng chi tiết trong vòng 24h, ghi chép lại toàn bộ các thông tin một cách chi tiết từ cuộc phỏng vấn

Kết quả thu được cho rằng trước đây đối với các nhà đầu tư hoặc tổ chức đầu tư truyền thống, do thói quen đầu tư sinh lời nên họ quan tâm nhiều đến tỷ suất sinh lời của dự án, tuy nhiên đối với các DNKNST, thời gian đầu chưa thể hiện được các chỉ số tài chính như vậy nên khó thuyết phục nhà đầu tư, hoặc nhà đầu tư ra quyết định dựa trên cảm tính Hiện nay với sự tham gia của nhiều thành phần tài chính khác nhau và có sự xuất hiện của các quỹ đầu tư nước ngoài, mang đến phong cách đầu tư chuyên nghiệp hơn, có nhiều công cụ để định giá DNKNST không chỉ dựa trên các chỉ số tài chính mà còn dựa trên các tài sản vô hình cũng như công nghệ, đội ngũ của DNKNST Do đó khả năng tiếp cận vốn của DNKNST được mở rộng hơn

Với góc nhìn của nhóm chuyên gi, mức độ cam kết về tài chính và thời gian của nhà sáng lập là yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Nếu như một người sáng lập 2 công ty, thường rất khó để xác định tài sản của từng doanh nghiệp nên nhà đầu tư sẽ tránh việc này bằng cách quy định nhà sáng lập phải dành 100% thời gian để làm việc cho doanh nghiệp

Các yếu tố chưa được đề cập đến trong bảng hỏi phỏng vấn được các chuyên gia đề cập đến như sau:

- -

-

Tâm lý sợ rủi ro của nhà đầu tư, Việt Nam ở giai đoạn sớm

Năng lực của nhà sáng lập: như kỹ năng tiếng anh, kiến thức tài chính, và một lần nữa vốn xã hội của nhà sáng lập được nhấn mạnh

Bên cạnh đó kinh nghiệm huy động vốn bị thất bại cũng được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DN

Kết luận rút ra từ bước nghiên cứu định tính này là đối với thị trường đầu tư Việt Nam thì một số yếu tố được đánh giá là chưa phù hợp cũng như cần bổ sung một số yếu tố để đánh giá xem thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó trong mô hình nghiên cứu Như vậy, mô hình nghiên cứu của luận án được điều chỉnh lại thông quan việc bổ sung các biến kỹ năng và sự nỗ lực của DNKNST

3 2 3 Mô hình nghiên cứu chính thức

Dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu, lý thuyết nền tảng và cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST, đồng thời kết hợp với kết quả lấy ý kiến chuyên gia, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn được thể hiện qua ba chỉ số kết quả huy động vốn của DNKNST

Mô hình nghiên cứu được đề nghị theo hình 3 2 có sự khác biệt với các mô hình nghiên cứu trước như sau:

Thứ nhất - Luận án bổ sung biến huy động được vốn trong giai đoạn khủng hoảng do đại dịch Covid-19, điều mà các nghiên cứu trước không có do yếu tố thời gian và hạn chế về dữ liệu

Thứ hai - Luận án sử dụng biến độc lập là Số lượng các bài báo mà doanh nghiệp được nhắc đến như là đại diện cho vốn xã hội của DNKNST, điều mà các nghiên cứu trước không đưa vào

Thứ ba - Đặc biệt với đặc thù là quốc gia mà Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ trong khi các điều khoản và hầu hết các quỹ đầu tư mạo hiểm dều sử dụng tiếng anh như ngôn ngữ chính để làm việc, tác giả đã bổ sung biến học tập ở nước ngoài để đại diện cho khả năng này

Thứ tư - các nghiên cứu trước thường giới hạn mẫu trong một ngành cụ thể, tuy nhiên nghiên cứu này không giới hạn trong một ngành mà mở rộng đa dạng ngành nghề kinh doanh

Trình độ học vấn Kinh nghiệm ngành kinh doanh

Kinh nghiệm khởi nghiệp

Năng lực xã hội Mạng lưới xã hội Danh tiếng

Huy động được vốn Giá trị huy động được vốn

Số lần huy động được vốn

Huy động được vốn trong thời gian Covid Tính mới

Số năm HĐKD

Biến kiểm soát

Hình 3 3 Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

3 3 Giả thuyết nghiên cứu

Doanh nghiệp khởi nghiệp với lịch sử hoạt động hạn chế nên được xem là loại hình doanh nghiệp có ít thông tin nhất trong nền kinh tế Chính vì thế, doanh nghiệp gặp

Vị trí Ngành Ngành Ngành Giới tính Ngành Tuổi NSL Đặc điểm DN Hoạt động huy động vốn Vốn nhân lực Vốn xã hội

khó khăn khi tiếp cận vốn từ bên ngoài do thông tin bất cân xứng giữa doanh nhân và nhà đầu tư Theo lý thuyết tín hiệu, lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết về huy động nguồn lực doanh nghiệp luận án phát triển các nhóm giả thuyết dựa trên các nhóm tín hiệu thuộc vốn nhân lực, vốn xã hội và đặc điểm của DNKNST

3 3 1 Vốn nhân lực và hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp

Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa người sáng lập và nhà đầu tư, do đó, vốn nhân lực đóng vai trò là tín hiệu có giá trị ảnh hưởng đến quyết định và quy mô tài trợ vốn của các nhà cung cấp vốn bên ngoài doanh nghiệp Đặc biệt với các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, việc thành lập công ty mới có liên quan mật thiết với kinh nghiệm công nghệ của người sáng lập Kiến thức và kinh nghiệm của người sáng lập có ảnh hưởng nhất định đến loại hình, phương thức gia nhập thị trường của các công ty công nghệ mới nổi này (Gruber và cộng sự, 2012) Một số nhà nghiên cứu cho rằng người sáng lập có vốn nhân lực cao hơn thì có vốn tài chính lớn hơn (Åstebro và Bern-hardt, 2005; Colombo và Grilli, 2005) Những người sáng lập như vậy có thể dễ dàng thu hút đầu tư từ bên ngoài (Gimmon và Leview, 2010) và được kỳ vọng có khả năng tăng trưởng cao hơn các doanh nghiệp khởi nghiệp khác theo lý thuyết vốn nhân lực (Mincer, 1958; Becker, 1964; Hambrick và Mason, 1984) Các nhà đầu tư thường kỳ vọng vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư, do đó họ quan tâm tới vốn nhân lực của nhà sáng lập như một tín hiệu tín cậy (Hsu, 2007; Ko và McKelvie, 2018) Hơn nữa những người có vốn nhân lực cao hơn có thể có khả năng xây dựng mạng lưới kinh doanh tốt hơn, do đó khả năng mở rộng hoạt động huy động vốn sẽ cao hơn (Huang và cộng sự, 2012)

Cho đến nay, các học giả đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa vốn nhân lực chung và vốn nhân lực chuyên ngành (Colombo và cộng sự, 2004; Colombo và Grilli, 2005) Cụ thể, vốn nhân lực chung bao gồm trình độ học vấn và kinh nghiệm chung, còn vốn nhân lực chuyên ngành bao gồm kinh nghiệm theo ngành cụ thể (Baptista và cộng sự, 2014; Stucki, 2016) Nghiên cứu của Colombo và cộng sự (2014) cho rằng vốn nhân lực chung là những gì nhà sáng lập có được thông qua giáo dục phổ thông và kinh nghiệm làm việc chung Mặt khác, vốn nhân lực chuyên ngành bao gồm khả năng cụ thể mà các cá nhân có thể áp dụng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp Colombo và cộng sự (2004) đã sử dụng mẫu các công ty công nghệ Ý và nhận thấy rằng

vốn nhân lực cụ thể gắn với kiến thức chuyên môn của ngành, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh có tác động tích cực đến quy mô doanh nghiệp ban đầu so với vốn nhân lực chung Theo đó trong luận án này, vốn nhân lực của người sáng lập được tiếp cận dưới hai khía cạnh là vốn nhân lực chung và vốn nhân lực chuyên ngành Luận án xem xét các vai trò khác nhau tuỳ theo các loại vốn nhân lực, luận án đề xuất một số giả thuyết về tác động từ vốn nhân lực của người sáng lập tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp

Về trình độ học vấn của nhóm sáng lập Có nhiều học giả nghiên cứu về mối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w