Yếu tố ảnh hƣởng đến quy hoạchcán bộ Sở giao thông vận tải Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy hoạch cán bộ thuộc sở giao thông vận tải phú thọ (Trang 72 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Yếu tố ảnh hƣởng đến quy hoạchcán bộ Sở giao thông vận tải Phú Thọ

4.1.1. Bối cảnh trong nước

Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc. Việt Nam chính thức bƣớc vào thời kỳ đổi mới. Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tiếp tục đi theo con đƣờng mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Qua 30 năm đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đất nƣớc ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trƣởng khá, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa từng bƣớc hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng. Văn hoá - xã hội có bƣớc phát triển; bộ mặt đất nƣớc và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa đƣợc phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cả hệ thống chính trị đƣợc đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nƣớc đƣợc nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa đƣợc giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao… Những thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để nƣớc ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đƣờng lối đổi mới của Đảng

là đúng đắn, sáng tạo; con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, nhƣng hiện nay những thách thức đặt ra cho nền kinh tế cũng rất gay gắt. Nhìn tổng thể, sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta chủ yếu là theo chiều rộng, dựa trên việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, dầu khí) và nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Tuy nhiên, động lực để tiếp tục phát triển nền kinh tế theo chiều rộng đã cạn. Tăng trƣởng GDP có xu hƣớng chậm lại. Nợ công đến ngƣỡng mất an toàn và tăng nhanh, khả năng trả nợ kém. Hệ thống ngân hàng tiềm ẩn những nguy cơ rối loạn do nợ xấu chƣa xử lý đƣợc… Tái cơ cấu kinh tế chậm. Năng suất chất lƣợng và sức cạnh tranh vẫn thấp. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chƣa đƣợc thụ hƣởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới. Đổi mới chính trị chƣa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chƣa ngang tầm nhiệm vụ. Việc tạo nền tảng để cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại không đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, nhƣ nguy cơ "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mạng Internet để chống phá ta và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút.

Vì vậy, trong giai đoạn này, chúng ta cần phải tìm ra những “đột phá chiến lƣợc” cho tăng trƣởng và phát triển. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ ba đột phá lớn trong đó đặt lên hàng đầu là: Hoàn thiện thể chế KTTT

định hƣớng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII tiếp tục nhấn mạnh: Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nƣớc và thị trƣờng; bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con ngƣời, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trƣờng, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt đƣợc mục tiêu trên đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu không ngừng để khắc phục, tiếp tục đƣa đất nƣớc phát triển nhanh, bền vững theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa.

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

Trong nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đề ra chỉ tiêu: Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng: là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng nhƣ của cả nƣớc.

Phấn đấu đến năm 2020 đạt đƣợc các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ các khu công nghiệp để thu hút các dự án vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và có vai trò đột phá trong phát triển kinh tế của Tỉnh. Phân bố công nghiệp hợp lý hơn trên toàn tỉnh; nâng cao hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp; sớm đƣa một số khu công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động.

- Thực hiện đổi mới công nghệ, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu có nhiều sản phẩm có thƣơng hiệu, uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế. Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bƣớc phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trƣờng và công nghiệp văn hoá. Tiếp tục phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

* Phát triển các ngành dịch vụ

Phát triển đồng bộ và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các ngành dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ: vận tải, du lịch, bƣu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, thị trƣờng bất động sản, tƣ vấn về chuyển giao công nghệ, dịch vụ tƣ vấn quản lý, tƣ vấn thuế, kế toán, kiểm toán, dịch vụ tƣ vấn pháp lý, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản, dịch vụ việc làm ..v.v…; các dịch vụ mới có hàm lƣợng trí tuệ cao và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đời sống nhân dân.

* Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của Tỉnh. Phát triển nhanh các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, bảo đảm đủ nguyên

liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ.

* Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu

- Về giao thông: đầu tƣ đồng bộ các tuyến đƣờng cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng thủy, đƣờng giao thông nông thôn và hệ thống giao thông đô thị; các đƣờng vào khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch và các tuyến đƣờng đấu nối với đƣờng xuyên Á, đƣờng Hồ Chí Minh. Cải tạo, nạo vét, khơi thông các tuyến vận tải sông Lô, sông Hồng, sông Đà, nâng công suất của cảng Việt Trì, Bãi Bằng; xây dựng cảng tổng hợp tại thị xã Phú Thọ và một số cảng chuyên dùng phục vụ sản xuất kinh doanh; cải tạo, nâng cấp các hệ thống nhà ga và di chuyển tuyến đƣờng sắt ra khỏi trung tâm thành phố Việt Trì; xây dựng, nâng cấp một số nhà ga đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch nhƣ ga Việt Trì, ga Phú Thọ và ga Ấm Thƣợng;

- Đầu tƣ tăng năng lực tƣới tiêu các công trình thủy lợi; kiên cố hóa kênh mƣơng, các dự án thủy lợi vùng đồi; hệ thống hồ, đập, cống tự chảy, các bờ bao, hệ thống đê sông đáp ứng yêu cầu sản xuất và giảm nhẹ thiên tai;

- Về hạ tầng đô thị: đầu tƣ mở rộng và phát triển hệ thống đƣờng nội thị, các điểm vui chơi, quảng trƣờng và các khu đô thị mới tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; đầu tƣ mở rộng các trung tâm, thị trấn, thị tứ các huyện, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và điểm dân cƣ của Tỉnh đến năm 2020;

- Về hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: tập trung thu hút vốn đầu tƣ, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, chú trọng phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và dọc hành lang các tuyến đƣờng quốc lộ, đƣờng xuyên Á, đƣờng Hồ Chí Minh theo quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020 của Tỉnh;

- Về giáo dục, đào tạo và dạy nghề: tập trung nguồn lực xây dựng Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, đầu tƣ nâng cấp một số trƣờng cao đẳng thành đại học và một số trƣờng trung học chuyên nghiệp thành cao đẳng, nâng cấp, thành lập thêm một số cơ sở đào tạo, dạy nghề và tăng cƣờng cơ sở vật chất các trƣờng thuộc hệ thống giáo dục. Duy trì, nâng cao chất lƣợng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và hoàn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học vào năm 2015. Đẩy mạnh hoạt động hƣớng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực;

- Về lĩnh vực y tế, dân số: xây dựng và hiện đại hóa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa đạt tiêu chuẩn cấp vùng, các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực; các trạm y tế xã, phƣờng đạt tiêu chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các chƣơng trình quốc gia về y tế. Phát triển y tế cộng đồng và các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh chất lƣợng cao. Tăng cƣờng công tác khám, chữa bệnh, chú trọng các tuyến huyện, tuyến xã; chủ động phòng, chống các dịch bệnh, cơ bản loại trừ các bệnh truyền nhiễm; thực hiện tốt công tác dân số gia đình và trẻ em; nâng cao chất lƣợng dân số, cải tạo giống nòi và nâng cao tuổi thọ, cải thiện môi trƣờng sống ở đô thị và nông thôn một cách bền vững;

- Về văn hóa – thông tin, thể dục – thể thao: đầu tƣ các công trình văn hóa, thể thao, xây dựng tỉnh Phú Thọ thành một trong những trung tâm văn hóa thông tin, thể thao hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Nâng cao chất lƣợng hoạt động báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật.v.v….;

* Phát triển khoa học, công nghệ

- Về phát triển khoa học và công nghệ: phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, tạo động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về khoa học và công nghệ,

trong đó ƣu tiên phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học trên địa bàn gắn với việc đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học; tăng cƣờng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các ngành, lĩnh vực mà Tỉnh có lợi thế. Phát triển Phú Thọ thành trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp, lâm nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

* Về an ninh, quốc phòng

Tăng cƣờng và củng cố tiềm lực quốc phòng gắn với chiến lƣợc phòng thủ các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Gắn phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội nói trên, yêu cầu đặt ra đối với tỉnh Phú Thọ nói chung và đối với Sở GTVT nói riêng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lƣợng cao trong thời gian tới là rất cấp bách. Vì vậy công tác cán bộ, mà khâu đầu tiên là công tác QHCB có vai trò rất lớn để đáp ứng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài về chất lƣợng cán bộ lãnh đạo, quản lý.

4.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng quy hoạch cán bộ Sở GTVT Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025

4.2.1. Mục tiêu quy hoạch cán bộ của Sở GTVT Phú Thọ

4.2.1.1. Mục tiêu chung

Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (Khóa IX) khẳng định công tác QHCB là: Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lƣợc trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa, phát triển, chuyển tiếp liên tục, giữ vững đoàn kết nội bộ và ổn định chính trị. Chuẩn bị và tạo nguồn cán bộ đƣa vào quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị đảm bảo có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng

lực thực tiễn, uy tín và sức khỏe đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nƣớc nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng.

QHCB thuộc Sở GTVT Phú Thọ là nhằm mục tiêu chuẩn bị đủ nguồn cán bộ, bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý. Có kế hoạch xây dựng để đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh; có năng lực thực tiễn, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Sở và công cuộc CNH, HĐH của Tỉnh.

QHCB thuộc Sở GTVT Phú Thọ là nhằm sớm phát hiện, lựa chọn và có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng những cán bộ trẻ có triển vọng phát triển trong hoạt động thực tiễn. Tạo ra môi trƣờng bình đẳng và cơ hội để cho công chức, viên chức phấn đấu, rèn luyện, tu dƣỡng.

QHCB thuộc Sở GTVT Phú Thọ còn nhằm phát huy năng lực và bố trí, sử dụng cán bộ theo khả năng, sở trƣờng, thế mạnh của từng ngƣời để phát huy hết những khả năng riêng của từng cán bộ, công chức, viên chức và hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy hoạch cán bộ thuộc sở giao thông vận tải phú thọ (Trang 72 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)