5. Kết cấu của luận văn
1.3. Khái niệm cơ bản về hoạt động sản xuất địa chất
1.3.1. Khái niệm về địa chất học
Trong Giáo trình địa chất đại cương (2002), PGS.TS. Võ Năng Lạc đã đƣa ra các khái niệm cơ bản nhất về địa chất học.
Địa chất học xuất xứ từ thuật ngữ Geloges (Hy Lạp) Ge: Trái đất. Loges:
lời nói, học thuyết. Geology (Anh) Géologie (Pháp)... Là môn khoa học về Trái đất. Địa chất học bao gồm các kiến thức của các ngành khoa học về Trái đất, trong đó có những ngành nhƣ địa lý, địa vật lý, địa hóa, địa mạo v.v... Hiện nay, ngƣời ta hiểu địa chất học theo nghĩa hẹp, là môn khoa
học nghiên cứu vỏ trái đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển (quyển đá)
bao gồm cả phần vỏ và phần trên của lớp manti (Manti: là lớp trung gian giữa nhân và vỏ Trái đất). [13]
Đối tượng nghiên cứu của địa chất học: Phần vật chất cứng của vỏ Trái đất nhƣ thành phần vật chất tạo thành, cấu trúc của chúng, quá trình hình thành, biến động và tiến triển của chúng. [13]
Nhiệm vụ của địa chất học: Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò địa chất, môn học có nhiệm vụ nghiên cứu sự hình thành, quy luật phân bố của các tài nguyên khoáng sản, bao gồm cả nguồn năng lƣợng để đƣa vào sử dụng có ích cho con ngƣời. [13]
Đối với các lĩnh vực địa chất công trình, địa chất thủy văn và các ngành có liên quan thì địa chất học đóng góp những hiểu biết cần thiết cho công tác xây dựng, thiết kế, quy hoạch kinh tế, đô thị, bảo vệ môi trƣờng sống, phòng chống thiên tai (nhƣ động đất, núi lửa, lũ lụt, sạt lở, nhiễm mặn v.v...) cho đến cả khai thác ƣu thế tiềm năng về du lịch v.v...
Địa chất học còn cung cấp những căn cứ, dữ liệu khách quan góp phần thúc đẩy các ngành khoa học khác phát triển về mặt nhận thức luận và phƣơng pháp luận. Địa chất học bắt đầu từ một môn khoa học phục vụ cho nhu cầu của sản xuất trong thời kỳ tiền tƣ bản chủ nghĩa, dần dần hình thành rất nhiều chuyên ngành đi sâu giải quyết các nhiệm vụ trên.
Xu hướng phát triển đi sâu của địa chất học: Cũng nhƣ các ngành khoa
học khác, nhờ những công cụ, thiết bị hiện đại Địa chất học hƣớng sự nghiên cứu vào cả thế giới vật chất của Trái đất trong phạm vi vĩ mô cũng nhƣ vi mô. Mặt khác địa chất học còn hƣớng vào quá khứ lâu dài trƣớc khi có dấu vết của sự sống nảy sinh. Đi vào những vấn đề cụ thể, địa chất học có xu hƣớng:
- Tìm hiểu dần vào sâu trong vỏ đến nhân Trái đất. Độ sâu trực tiếp mà con ngƣời với đến đƣợc với những lỗ khoan sâu trên 10 km ở Mỹ và Nga. - Tìm hiểu mối liên hệ của Trái đất nhƣ là một thiên thể vũ trụ, với các hành
- Nghiên cứu các hành tinh gần Trái đất nhƣ nghiên cứu Mặt trăng, sao Hỏa, sao Kim...qua đó mà hiểu đƣợc sự phát sinh của Trái đất. Những số liệu và kiến thức này cung cấp cho sự hoàn thiện và phát triển môn địa chất vũ trụ học.
Địa chất học là cơ sở luận khoa học bao gồm cả lý thuyết và thực hành giúp cho việc phát hiện, thăm dò các tài nguyên khoáng sản có ích điều tra và đánh giá các nền móng cho các công trình xây dựng, kiến trúc, phòng chống các hiện tƣợng địa chất gây tác hại cho cuộc sống loài ngƣời. Vì thế mỗi quốc gia đều có cơ sở tổ chức nghiên cứu về địa chất cho nƣớc mình để tiến hành các mặt công tác:
- Về lĩnh vực điều tra khoáng sản: Thông qua việc lập các bản đồ địa chất từ các tỷ lệ khái quát đến chi tiết Nhà nƣớc hiểu biết đƣợc tiềm năng các mặt về địa chất khoáng sản (loại hình, quy mô, hàm lƣợng, trữ lƣợng, khả năng khai thác và sử dụng trong công nghiệp) cung cấp các số liệu địa chất giúp cho quy hoạch hóa kinh tế.
- Tìm hiểu khai thác nƣớc dƣới đất, quy hoạch sử dụng nƣớc dùng và nƣớc phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp trong phạm vi toàn quốc và khu vực.
- Cung cấp các tƣ liệu về tính chất và độ ổn định các nền móng phục vụ cho việc thiết kế, chọn tuyển đƣờng giao thông, xây dựng cầu cống, đập nƣớc, đê điều, cảng, các công trình kiến trúc v.v...
- Cung cấp những tƣ liệu cần thiết giúp cho việc bảo vệ môi trƣờng đƣợc trong sạch, đảm bảo điều kiện sống, điều kiện vệ sinh cho nhân dân (ví dụ không nên sống ở vùng có độ phóng xạ vƣợt mức cho phép, giải quyết việc đất nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề nƣớc dùng ở Tây Nguyên v.v...) dự báo và phòng chống các thiên tai về địa chất các hiện tƣợng địa chất có hại.
1.3.2. Khái niệm về hoạt động sản xuất địa chất
Hoạt động sản xuất địa chất là quá trình tạo ra các sản phẩm và dịch vụ
liên quan đến địa chất.
- Các sản phẩm hữu hình đƣợc tạo ra trong hoạt động sản xuất địa chất gồm: Bản đồ địa chất các tỷ lệ, các bản vẽ công trình, các kết quả phân tích mẫu, các thuyết minh báo cáo, v.v...
- Các dịch vụ (sản phẩm vô hình) đƣợc hình thành trong hoạt động sản xuất địa chất bao gồm: tƣ vấn thăm dò-khai thác mỏ khoáng sản, tƣ vấn xin cấp phép mỏ, quy hoạch khu vực cấm/đƣợc phép khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu tác hại do tai biến địa chất gây ra, v.v...
Hình 1.2: Sơ đồ hoạt động sản xuất địa chất
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả.)