CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Tóm tắt kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất địa chất
chất của Liên đoàn (2008-2012)
3.4.1. Những thành tựu
Trong giai đoạn 2008 – 2012, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song Liên đoàn bản đồ địa chất miền Bắc đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định đáng khích lệ nhƣ sau:
Liên đoàn luôn giữ vững ổn định sản xuất, luôn hoàn thành các chỉ tiêu đƣợc giao với chất lƣợng công tác điều tra đáp ứng kịp thời cho sự phát triển chung của Ngành và chiến lƣợc phát triển kinh tế chung của toàn xã hội.
Giải quyết đƣợc sự thiệt hại do hao phí thời gian lao động thiếu việc và thiết bị sản xuất, qua đó phát huy tố đa hiệu quả sản xuất của lực lƣợng lao động cũng nhƣ các loại máy móc thiết bị.
Mở rộng các hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách và đã ký kết thực hiện đƣợc một khối lƣợng tƣơng đối lớn các hợp đồng, hợp tác khoa học trong điều tra, nghiên cứu về địa chất và thăm dò khoáng sản.
Liên đoàn đã tăng mức đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nƣớc (Thuế doanh thu và VAT), đảm bảo chế độ ngƣời lao động nhƣ tăng mức tiền lƣơng trong tổng thu nhập, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tính trích kinh phí công đoàn…qua đó nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình quản lý hoạt động gây ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất địa chất. Đó là hiệu quả sản xuất chƣa cao; Nhiều công trình không đạt mục địch nghiên cứu dẫn đến thua lỗ trong lĩnh vực tài chính; Hiện tƣợng các công trình dở dang chậm thanh quyết toán còn khá nhiều; Tỷ lệ lãi từ hoạt động này còn thấp,chƣa tƣơng xứng với năng lực và tiền vốn đã bỏ ra; Chƣa tập hợp tận dụng hết các nguồn tài liệu cũng nhƣ hội tụ chất xám của các chuyên gia; Nhiều công trình chƣa hoàn thiện trong thiết kế kỹ thuật và thi công, …
Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể phân ra một số dạng nhƣ sau: Một số công trình do ảnh hƣởng của cấu trúc địa chất ngoài dự kiến ban đầu dẫn đến kết quả không đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra của chủ đầu tƣ, không đƣợc chủ đầu tƣ thanh toán. Song một nguyên nhân chủ quan là do không đƣợc đầu tƣ thỏa đáng cho việc tổng hợp và liên kết các nguồn tài liệu có liên quan. Công tác đo địa vật lý để xác định vị trí công trình đạt hiệu quả thấp một phần do tính kém chính xác của các thiết bị đo mà không đƣợc đầu tƣ nâng cấp chất lƣợng thực địa. Ngoài ra không loại trừ khả năng chuyên môn của ngƣời phân tích tài liệu nhƣng không rút kinh nghiệm kịp thời.
Một số công trình đạt hiệu quả thấp còn do mục tiêu ban đầu đặt ra không đƣợc giải quyết trọn vẹn nhƣ: không đạt về lƣu lƣợng khai thác, chất lƣợng khoáng sản,… cũng là nguyên nhân làm giảm tổng doanh thu của công trình trong khi đó mọi công việc phục vụ cho thực thi công trình đều đƣợc thực hiện theo thiết kế là không thay đổi.
Một số công trình khi thiết kế kỹ thuật chƣa thực sự chú ý đến kết quả điều tra của giai đoạn trƣớc, mạo hiểm với sự may rủi, chƣa tập hợp hết ý kiến đánh giá của các chuyên gia đầu ngành trong Liên đoàn dẫn đến ký kết hợp đồng và thi công khoan thăm dò khoáng sản với chiều sâu và chi phí lớn song chất lƣợng khoáng sản không đáp ứng yêu cầu phải bỏ không đƣợc chủ đầu tƣ chấp nhận thanh toán giá trị khối lƣợng hoàn thành gây thiệt hại về kinh tế.
Một số công trình khoán gọn song kinh phí đầu tƣ thấp, chƣa lƣờng hết đƣợc diễn biến phức tạp của thực tế cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu.
Một nguyên nhân chủ quan khác đó là chƣa tìm hiểu hết năng lực tài chính của đối tác dẫn đến đầu tƣ cho dự án nhiều trong khi đó đối rác không có khả năng thanh toán hoặc thanh quyết chậm chễ, bị đối tác chiếm dụng vốn, lãi vay kéo dài.
Một công trình đƣợc thực hiện khi chủ đầu tƣ không phải là ngƣời quản lý và sử dụng sản phẩm cuối cùng mà thông qua các Ban quản lý dự án trực tiếp giao dịch ký kết hợp đồng, quá trình thực hiện có nhiều công trình có khối lƣợng phát sinh ngoài dự kiến ban đầu mặc dù đã đƣợc điều chỉnh và thanh quyết toàn kịp thời phải qua nhiều khâu trung gian, cuối cùng đơn vị thi công không thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ cũng ít nhiều làm giảm hiệu quả của đơn vị.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là phải từng bƣớc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho lực lƣợng lao động hiện có của đơn vị để hoàn thiện, hợp lý hơn nữa trong điều hành và tổ chức sản xuất nhất là những công trình đòi hỏi sự phối hợp, tiến độ thi công và tập trung trí tuệ cao.
Đây là bài toán đặt ra cần phải có các giải pháp đồng bộ, đủ sức mạnh để giải quyết các tồn tại nêu trên trong những năm tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của đơn vị.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỊA CHẤT TỪ NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH Ở LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT
MIỀN BẮC
4.1. Kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất địa chất của Liên đoàn đến năm 2020, định hƣớng 2030
Những năm gần đây ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ truyền thống, Liên đoàn còn tham gia thực hiện các đề án Chính phủ và hoàn thành nhiều hợp đồng dịch vụ địa chất từ đo vẽ bản đồ địa chất, điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản đến quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản; quy hoạch vùng cấm hoạt động khoáng sản; thi công các công trình thăm dò khoáng sản. Kế hoạch trong những năm tiếp theo, định hƣớng đến năm 2030 của Liên đoàn là tiếp tục phát huy thế mạnh nguồn lực và bám sát với “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hƣớng đến 2030” của Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam xây dựng.
Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hƣớng đến 2030 do Tổng cục chủ trì xây dựng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1388/QĐ-TTG ngày 13 tháng 8 năm 2013. Điểm mới của Quy hoạch so với trƣớc đây là:
- Điều tra địa chất, khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, gắn với bảo vệ môi trƣờng, phòng tránh thiên tai, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên các khoáng sản quan trọng trong các cấu trúc địa chất có triển vọng đến độ sâu 500 m và 1000 m;
- Đẩy mạnh công tác điều tra chi tiết các loại khoáng sản có triển vọng trên các vùng biển Việt Nam;
- Huy động nguồn lực trong nƣớc, kết hợp với hợp tác quốc tế nhằm nâng cao trình độ công nghệ, tăng nguồn vốn đầu tƣ nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Quy hoạch gồm 3 giai đoạn với các nhiệm vụ chủ yếu gồm:
Giai đoạn I: từ khi Quy hoạch đƣợc phê duyệt đến hết 2015: hoàn thành các nhiệm vụ điều tra đang thực hiện;
Giai đoạn II, từ 2015 - 2020: hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 các khu vực miền núi, trung du Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nguyên; hoàn thành điều tra địa chất khoáng sản biển tỷ lệ 1:500.000; nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoanh định các khu vực có tiềm năng triển vọng hydrat khí các vùng biển Việt Nam; đánh giá tổng thể tiềm năng các khoáng sản vàng, chì - kẽm, thiếc, đồng và đánh giá khoáng sản ẩn sâu đối với vàng, chì - kẽm, thiếc; đánh giá tổng thể tiềm năng các khoáng sản có nhu cầu lớn phục vụ quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản và dự trữ khoáng sản;
Giai đoạn III, từ 2020 đến 2030: hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ; điều tra, dự báo các khu vực triển vọng khoáng sản dƣới sâu, điều tra tổng thể di sản địa chất toàn quốc. Điểm mới chủ yếu trong Quy hoạch mới đƣợc phê duyệt là tăng cƣờng điều tra khoáng sản ẩn sâu; đẩy mạnh điều tra khoáng sản ở các vùng biển sâu; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; mở rộng nghiên cứu điều tra địa chất phục vụ cộng đồng nhƣ tai biến địa chất, môi trƣờng địa chất, di sản địa chất.