CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế hoat động sản xuất địa chất từ nguồn vốn
ngoài ngân sách của Liên đoàn (2008-2012)
3.3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách của liên đoàn (2008-2012)
Trong giai đoạn 2008-2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất địa chất song do có định hƣớng đúng đắn trong điều hành tổ chức sản xuất nên Liên đoàn đã ký kết thực hiện đƣợc một khối lƣợng tƣơng đối lớn các hợp đồng, hợp tác khoa học trong điều tra, nghiên cứu về địa chất và thăm dò khoán sản. Kết quả của quá trình hoạt động này đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 3.8: Kết quả hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách giai đoạn 2008 - 2012
Năm Tổng số hợp đồng, hợp tác khoa học đã ký kết
Tổng giá trị thanh toán (ngàn đồng) Năm 2008 19 13.868.993 Năm 2009 33 6.504.035 Năm 2010 33 23.696.625 Năm 2011 40 24.998.182 Năm 2012 17 11.250.380 Cộng 142 80.318.215
(Nguồn: Tài liệu nội bộ từ Liên đoàn)
Trong giai đoạn 5 năm từ 2008 – 2012, Liên đoàn đã ký kết và thực hiện 142 hợp đồng, hợp tác khoa học trong công tác trong điều tra, nghiên cứu về địa chất và thăm dò khoáng sản. Tổng giá trị thanh toán từ các hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách là hơn 80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 86.2%
so với tổng vốn ngân sách cấp trong 5 năm (2008-2012) cho công tác điều tra cơ bản về địa chất và thăm dò khoáng sản.
Từ kết quả hoạt động này, Liên đoàn đã tăng mức đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nƣớc (Thuế doanh thu và VAT), đảm bảo chế độ ngƣời lao động nhƣ tăng mức tiền lƣơng trong tổng thu nhập, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tính trích kinh phí công đoàn…
Bảng 3.9: Các khoản đƣợc trích từ hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: 1000 đồng
Yếu tố chi phí
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Thuế doanh thu 180.471 234.958 417.677 1.143.849 924.726
Tiền lƣơng 2.745.190 2.438.717 5.511.360 8.479.696 8.543.080
BHXH, BHYT &
KPCĐ 12.397 36.041 41.050 75.857 76.366
Khấu hao TSCĐ 34.961 34.937 57.623 151.783 137.218
(Nguồn: Tài liệu nội bộ từ Liên đoàn)
Trong 5 năm, trích từ hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách:
- Thuế nộp vào ngân sách Nhà nƣớc: 2.902.681.000 đ
- Tiền lƣơng cho ngƣời lao động: 27.718.043.000 đ
- Trích quỹ BHXH, BHYT & KPCĐ: 204.766.000 đ
Các kết quả hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách nêu trên là một sự cố gắng nỗ lực đáng kể của Liên đoàn trong quá trình vận động để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.
3.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách của Liên đoàn (2008-2012)
Nhƣ đã nêu ở trên, hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách của Liên đoàn đóng một vị trí rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của Liên đoàn, nó gắn liền giữa kết quả công tác điều tra cơ bản với ứng dụng thành tựu khoa học phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của xã hội cũng nhƣ cuộc sống dân sinh. Đặc biệt trong những năm gần đây (2008-2012) là quãng thời gian có nhiều sự chuyển đổi quan trọng trong nền kinh tế. Nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp không thỏa mãn nhu cầu và năng lực sản xuất của các đơn vị doanh nghiệp.
Bảng 3.10: Kết quả tài chính của hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách giai đoạn 2008-2012
Năm
Tổng số hợp đồng
Chi phí sản xuất (ngàn đồng) Tình hình thanh toán (ngàn đồng)
Thực tế dở dang đầu năm Phát sinh thực tế trong kỳ Thực tế dở dang cuối kỳ Giá trị thanh toán Giá thành thực tế Lãi (+); Lỗ (-) 2008 35 510.222 4.853.701 1.728.346 3.635.577 3.635.577 0 2009 24 1.728.346 4.641.685 2.265.408 4.109.320 4.104.623 +4.697 2010 51 2.265.408 95.18.092 6.021.226 5.762.274 5.762.274 0 2011 58 6.021.226 17.429.623 11.200.989 12.323.614 12.249.860 +73.754 2012 66 11.200.989 10.496.505 8.712.639 13.122.984 12.990.474 +132.510 Cộng 234 21.726.191 46.939.606 29.928.608 38.953.769 38.742.808 210.961
Nhìn vào kết quả thu đƣợc trong 5 năm từ hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách cho thấy 234 hợp đồng kinh tế, hợp tác nghiên cứu khoa học đã đƣợc ký kết và thực hiện, mang về tổng doanh thu trên 38 tỷ đồng. Với số lãi ròng thu đƣợc trên 210 triệu đồng.
Kết quả hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách thời gian qua đã góp phần tạo thế cho Liên đoàn đứng vững trong cơ chế thị trƣờng, cũng từ đó kinh nghiệm quản lý, tổ chức chỉ đạo, liên kết hợp tác… trong quá trình sản xuất trong cơ chế thị trƣờng đƣợc tích lũy.
Với tổng doanh thu hàng năm nhƣ vậy song đi vào chi tiết từ hoạch toán chi phí thì tỷ lệ lãi trên vốn quá thấp chỉ đạt từ 0,11 – 1,02%, bình quân lãi trên đầu tƣ vốn trong thời gian 5 năm là 0,54%. Đây là một chỉ số phản ánh hiệu quả không cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.11: Tỷ lệ lãi/vốn đầu tƣ từ sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách (2008-2012) Năm Tổng số hợp đồng Giá trị thanh toán (Ngàn đồng) Giá thành thực tế (Ngàn đồng) Lãi (+) (Ngàn đồng) Tỷ lệ lãi / vốn (%) 2008 35 3.635.577 3.635.577 0 0 2009 24 4.109.320 4.104.623 +4.697 0,11 2010 51 5.762.274 5.762.274 0 0 2011 58 12.323.614 12.249.860 +73.754 0,6 2012 66 13.122.984 12.990.474 +132.510 1,02 Cộng 234 38.953.769 38.742.808 210.961 0,54
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách của Liên đoàn trong các năm là hiệu quả chƣa cao, đó là trình trạng các công trình đầu tƣ dở dang chậm thanh quyết toán dứt điểm trong các năm còn quá lớn so với tổng đầu tƣ của đơn vị.
Việc hoạch toán các công trình thi công dở dang từ năm trƣớc chuyển sang trong quá trình sản xuất là điều bình thƣờng đối với mỗi đơn vị trong quá trình sản xuất – kinh doanh song chỉ ở mức thấp hoặc những công trình có tổng số vốn đầu tƣ lớn, yêu cầu trang thiết bị phức tạp… Còn ở Liên đoàn các công trình dở dang nhiều lý do tập trung chủ yếu ở khâu chỉ đạo sản xuất và công tác quản lý. Chƣa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo thi công dứt điểm hoặc chƣa hoàn thiện về tiên lƣợng – dự đoán, thủ tục nghiệm thu hiện trƣờng, .. để thống nhất giá trị hoàn thành công trình hoặc chƣa đẩy mạnh công tác nghiệm thu thanh toán thu hồi vốn nâng cao hiệu quả trong đầu tƣ sản xuất.
Bảng 3.12: Tình trạng thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế (2008-2012)
Năm Tổng số HĐ Số HĐ đƣợc thanh toán Tổng số HĐ dở dang Thực tế dở dang cuối kỳ (Ngàn đồng) 2008 35 22 13 1.728.346 2009 24 14 10 2.265.408 2010 51 22 29 6.021.226 2011 58 27 31 11.200.989 2012 66 22 44 8.712.639 Cộng 234 107 127 29.928.608
(Nguồn: Tài liệu nội bộ từ Liên đoàn)
Với tổng số 127/234 công trình dở dang chậm thanh quyết toán chiếm tới hơn 54% tổng số hợp đồng và 77% giá trị trong tổng khối lƣợng hoàn thành đƣợc thanh quyết toán, nhiều công trình kéo dài tới 3-4 năm không đƣợc tiến hành quyết toán thanh lý hợp đồng cho thấy tính cấp thiết phải đẩy mạnh công tác điều
hành sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất việc bị chiếm dụng vốn trong khi nguồn vốn của đơn vị còn hạn hẹp.
Và kết quả công tác hoạch toán kinh doanh cũng là điều cần đáng đƣợc quan tâm để tìm phƣơng án khắc phục đó là hiệu quả sản xuất rất thấp. Số công trình bị lỗ chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao.
Bảng 3.13: Kết quả hoạch toán kinh doanh của các hợp đồng kinh tế trong giai đoạn 2008-2012 Năm Số HĐ đƣợc thanh toán Số HĐ sản xuất có lãi Số HĐ sản xuất bị lỗ Giá trị lãi từ các HĐ (ngàn đồng) Giá trị lỗ từ các HĐ (ngàn đồng) 2008 22 0 0 0 0 2009 14 2 0 4.697 0 2010 22 0 0 0 0 2011 27 27 0 73.754 0 2012 22 22 0 132.510 0 Cộng 107 51 0 210.961 0
(Nguồn: Tài liệu nội bộ từ Liên đoàn)
Trong tổng số 107 công trình đƣợc thanh quyết toán, mặc dù không có công trình nào có kết quả hoạch toán bị lỗ nhƣng chỉ 51 công trình chiếm 47,6% có lãi với số tiền rất thấp là 210 triệu đồng.
Nhìn vào số liệu trên ta thấy số hợp đồng, hợp tác khoa học đƣợc tăng lên song thực chất thì hiệu quả trong sản xuất kinh doanh không hề cao do số công trình có lãi rất ít và số tiền lãi rất thấp. Điển hình là năm 2008 và 2010 cớ đƣợc 22 hợp đồng thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu song không mang lại một đồng tiền lãi nào.
Trong cơ chế thị trƣờng, kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh việc hoạch toán có lỗ lãi là chuyện bình thƣờng có thể xảy ra. Đối với ngành địa chất nhiều yếu tố khách quan ngoài ý muốn có thể sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả công trình. Có những công trình do cấu trúc địa chất thay đổi phức tạp, việc đầu tƣ cho công tác điều tra thăm dò thƣờng không đƣợc chủ đầu tƣ chấp nhận mà thƣờng đƣa ra yêu cầu là sản phẩm cuối cùng và hình thức “chìa khóa trao tay”. Chính vì vậy mà khi thực hiện một số hợp đồng, hợp tác khoa học đã chủ quan chƣa áp dụng hết các quy trình quy phạm kỹ thuật, chƣa tận dụng hết thế mạnh về nguồn tài liệu, chƣa tận dụng hết các quy trình quy phạm kỹ thuật, chƣa vận dụng hết thế mạnh về nguồn tài liệu, chƣa tận dụng triệt để chất xám của các chuyên gia… dẫn đến không đạt đƣợc mục đích yêu cầu của chủ đầu tƣ và không đƣợc thanh toán lƣợng vốn đã bỏ ra cho việc thực hiện công trình. Đây là một trong những nghuyên nhân gây ra sự kém hiệu quả trong sản xuất.