CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tháng 9/1959, đứng trƣớc nhu cầu cấp bách của việc nghiên cứu địa chất khu vực lãnh thổ nƣớc ta phục vụ sự nghiệp phát triển nền công nghiệp, một chuyên ngành mới của ngành Địa chất Việt Nam – chuyên ngành Bản đồ địa chất đƣợc thành lập ở cơ quan Tổng cục Địa chất, với tên gọi là Ban Bản đồ địa chất. Ngay sang năm sau, 1960, Ban đƣợc tách ra thành một đơn vị riêng mang tên Đoàn 20 với ngƣời Đoàn trƣởng đầu tiên là Huỳnh Văn Đạo. Trong quá trình phát triển, Đoàn đƣợc đổi tên nhiều lần: Cục Bản đồ địa chất (1967), Liên đoàn Bản đồ địa chất (1977) và từ 1997 đến nay là Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc, là đơn vị trực thuộc Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Trong hơn 50 năm qua, Liên đoàn nói riêng, chuyên ngành Bản đồ địa chất nói chung, đã phấn đấu không ngừng, vừa xây dựng lực lƣợng từ một Đoàn Địa chất nhỏ, nhân sự và cơ sở kỹ thuật còn mang nét sơ khai, hoạt động với sự giúp đỡ của chuyên gia nƣớc ngoài, đã trở thành một đội quân hùng hậu giàu tri thức và kinh nghiệm, với trình độ có thể trao đổi và hợp tác với nƣớc ngoài trong khu vực và trên trƣờng quốc tế. Lực lƣợng này đã thực hiện việc công tác đo vẽ, lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản trên cơ sở khoa học hiện đại theo các tỷ lệ tuần tự đã hoạch định, từ 1:500.000, 1:200.000 đến 1:50.000. Theo kết quả này, các tờ bản đồ địa chất ở tỷ lệ 1:200.000 phủ kín toàn quốc với tổng số là 56 tờ đã đƣợc Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản kèm theo thuyết minh.
Kèm theo các tờ bản đồ địa chất, các bản đồ chuyên đề khác cùng tỷ lệ cũng đƣợc thành lập, nhƣ bản đồ khoáng sản, bản đồ địa mạo, bản đồ vỏ phong hóa, bản đồ phóng xạ mặt đất, bản đồ địa chất thủy văn, v.v.. Thông qua việc đo vẽ, điều tra để lập các tờ bản đồ nói trên, đã đăng ký đƣợc 2846 điểm quặng, tụ khoáng và mỏ các loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều điểm đã đƣợc phát hiện qua đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản, nhƣ sắt ở Tòng Bá - Bắc Mê (Hà Giang), sắt Làng Mỵ - Hƣng Khánh (Yên Bái); thiếc ở bắc Quỳ Hợp, Bản Chiềng (Nghệ An); than ở Thái Nguyên…
Các kết quả công việc của Liên đoàn đã đƣợc đánh giá cao trong và ngoài ngành. Tờ Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do Trần Đức Lƣơng và Nguyễn Xuân Bao đồng chủ biên, tờ bản đồ địa chất toàn quốc đầu tiên do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện, đã đƣợc tặng Huy chƣơng vàng tại Hội chợ Triển lãm Kinh tế - kỹ thuật lần I năm 1985. Cũng tờ bản đồ này sau khi xuất bản (1988), và cùng với nó là Tờ Bản đồ Khoáng sản Việt Nam cùng tỷ lệ do Lê Văn Trảo và Huỳnh Phú Thành đồng chủ biên, đã đƣợc Nhà nƣớc ta trao giải thƣởng vinh dự Hồ Chí Minh năm 2005.
Cùng với việc hoàn thành các tờ bản đồ địa chất và phát hiện khoáng sản, lực lƣợng địa chất ở Liên đoàn cũng phát triển. Với một số cán bộ của lực lƣợng này, Tổng cục Địa chất đã thành lập Liên đoàn Địa chất C giúp nƣớc bạn Lào trong đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản các khu vực trên đất bạn, Liên đoàn 8 điều tra về địa chất thủy văn và Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam. Cũng từ lực lƣợng này, một số đã trở thành các nhà khoa học xuất sắc trong một số chuyên ngành nhƣ cổ sinh vật học, địa tầng học, thạch học đá magma, khoáng sản và kiến tạo học. Một số đã trở thành các nhà lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng nhƣ của Cục. Đặc biệt, một nhà địa chất đo vẽ bản đồ đã trở thành nguyên thủ quốc gia.
Với những thành tích xuất sắc và toàn diện đã đạt đƣợc trong 50 năm hoạt động, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc và các thế hệ cán bộ CNVC của Liên
đoàn đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, các Bộ, ngành trung ƣơng và địa phƣơng tặng nhiều phần thƣởng cao quý: Giải thƣởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ, 22 Huân chƣơng các loại cho các tập thể và cá nhân, trong đó có 1 Huân chƣơng ộc lập hạng Ba, 1 Huân chƣơng Lao động hạng Nhất, 5 Huân chƣơng Lao động hạng Hai, 15 Huân chƣơng Lao động hạng Ba, 2 danh hiệu Anh hùng (1 cho cá nhân, 1 cho tập thể), gần 700 CBCNV đƣợc tặng Huân chƣơng, Huy chƣơng Kháng chiến “Chống Mỹ cứu nƣớc” cùng nhiều Bằng khen, Cờ Thi đua của Chính phủ.
3.1.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất địa chất
Vị trí và chức năng:
Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc thực hiện theo Quyết định số 43/QĐ- ĐCKS ngày 22/7/2011 của Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản về việc “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc”.
Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản; có chức năng tổ chức thực hiện đo vẽ lập bản đồ địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản trên địa bàn các tỉnh miền Bắc Việt Nam trở ra và các tỉnh khác khi đƣợc phân công.
Hoạt động sản xuất của Liên đoàn nói riêng và của Ngành Địa chất nói chung sản phẩm mang lại cho xã hội là một loại sản phẩm đặc thù, nó không giống bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Sản phẩm này không đƣợc đƣa ra tiêu thụ rộng rãi trên thị trƣờng mà nó là những tờ bản đồ, những báo cáo địa chất, khoáng sản... trên đó thể hiện các kết quả công tác đo vẽ địa chất, điều tra cơ bản về cấu trúc địa chất, địa chất khoáng sản, địa chất môi trƣờng, tai biến địa chất, địa mạo... khu vực nghiên cứu, định hƣớng cho việc nghiên cứu, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả công tác tìm kiếm, thăm dò , đánh giá trữ
lƣợng khoáng sản kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng... phục vụ cho việc thiết kế, quy hoạch, kêu gọi đầu tƣ, phục vụ lợi ích cho toàn xã hội.
Nhƣ vậy có thể hiểu rằng, các sản phẩm trong hoạt động sản xuất của Liên đoàn là một loại sản phẩm đặc thù, không đƣợc bày bán trên thị trƣờng nhƣ nhiều sản phẩm khác trong xã hội song nhiều khi nó lại có giá trị vô giá bởi những nhận xét, đánh giá và kết quả của quá trình điều tra từ đó có chiến lƣợc đúng đắn trong việc định hƣớng quy hoạch phát triển đất nƣớc đồng thời cùng với Ngành Địa chất các nƣớc trong khu vực và thế giới hoàn thiện các giả thuyết về khoa học của vỏ trái đất và địa chất khu vực.
Liên đoàn có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng theo qui định của pháp luật. Trụ sở của Liên đoàn đặt tại Ngõ 208 - đƣờng Nguyễn Văn Cừ - quận Long Biên - Thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình Tổng cục trƣởng phê duyệt: Chiến lƣợc phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm của Liên đoàn, các chƣơng trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các đề án lập bản đồ địa chất, điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản, thăm dò khoáng sản.
- Tổ chức thực hiện đo vẽ bản đồ địa chất quốc gia; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; nghiên cứu khoa học; ứng dụng triển khai tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
- Tổ chức tổng hợp và hiệu đính, lắp ghép biên tập các tờ bản đồ địa chất- khoáng sản đã thành lập để xuất bản.
- Thu thập, tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trên địa bàn đƣợc phân công.
- Tổ chức lƣu trữ, quản lý tài liệu và mẫu vật về địa chất, khoáng sản theo qui định.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ nguồn vốn ngoài ngân sách gồm: Nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản; quy hoạch khoáng sản; điều tra đánh giá địa chất môi trƣờng, địa chất tai biến, công tác địa vật lý, viễn thám, phân tích thí nghiệm các mẫu vật địa chất, khoáng sản... theo qui định của pháp luật.
- Quản lý công tác tổ chức, cán bộ, quản lý tài sản, tài chính... theo qui định của Pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục giao
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc
Liên đoàn BĐĐC miền Bắc đặt dƣới sự chỉ đạo, giám sát trực tiếp của Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản là cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Liên đoàn hiện có gần 200 cán bộ công nhân viên. Lực lƣợng lao động chính đƣợc đào tạo bài bản, chính quy bao gồm nhiều ngành: Quản lý kinh tế, Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật trắc địa, Kế toán - Tài chính, Viễn thám - GIS...
Ban lãnh đạo Liên đoàn gồm có 01 Liên đoàn trƣởng, 03 phó Liên đoàn trƣởng. Bộ máy giúp việc cho Ban lãnh đạo Liên đoàn gồm các phòng ban: Văn phòng, Phòng Tổ chức - Lao động, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế toán - Thống kê và Phòng Kế hoạch. Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn gồm 5 đơn vị: Đoàn Địa chất 203, Đoàn Địa chất 207, Đoàn Địa vật lý 209, Đoàn Địa chất Viễn thám và Trung tâm phân tích - thí nghiệm.
Hàng năm theo kế hoạch Nhà nƣớc giao, căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá các công trình địa chất tiến hành lập dự toán kinh tế cho từng nhiệm vụ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi dự toán kinh tế đƣợc phê duyệt, Liên đoàn giao kế hoạch trong chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị thành viên cùng với ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế mở rộng các hoạt động sản
LIÊN ĐOÀN TRƢỞNG PHÓ LIÊN ĐOÀN TRƢỞNG Phòng Tổ chức - lao động CÁC ĐOÀN CHUYÊN ĐỀ CÁC ĐOÀN ĐO VẼ CÁC ĐƠN VỊ PHỤ TRỢ Đoàn Địa chất 203 Đoàn Địa chất 207 Đoàn Địa chất Viễn Thám Trung tâm Phân tích thí nghiệm Đoàn Địa chất vật lý 209 Phòng Kế toán - thống kê Phòng Kế hoạch Phòng Kĩ thuật Văn Phòng
Hình 3.1: Sơ đồ Bộ máy quản lý của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc
xuất kinh doanh thu hút đầu tƣ từ nguồn vốn ngoài ngân sách để các đơn vị chủ động tổ chức triển khai thực hiện đến từng tổ, đội sản xuất bằng các hình thức nhƣ: Giao việc, trả lƣơng theo sản phẩm, khoán việc cho ngƣời lao động với lực lƣợng trực tiếp sản xuất. Cơ quan Liên đoàn là đầu não chịu trách nhiệm chính trƣớc Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh. Kết thúc năm kế hoạch Hội đồng nghiệm thu của Tổng Cục tiến hành nghiệm thu giá trị khối lƣợng các bƣớc địa chất thi công hoàn thành và hoàn thiện các thủ tục để thanh toán với Kho bạc Nhà nƣớc cấp và nguồn vốn ngoài ngân sách đƣợc phản ánh trong báo cáo quyết toán tài chính hàng năm dƣới sự kiểm tra giám sát của cơ quan chủ quản là Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Cục thuế Hà Nội.
3.1.4. Một số thành tựu đã đạt được của Liên đoàn
Trong hoạt động điều tra cơ bản
Công tác điều tra, lập bản đồ địa chất đã làm rõ đƣợc các đặc điểm cơ bản, lịch sử hình thành của các cấu trúc địa chất, đặc điểm phân bố khoáng sản trong các thành tạo địa chất khác nhau, khoanh định đƣợc nhiều vùng có dấu hiệu và triển vọng khoáng sản. Các kết quả điều tra đó đã đóng góp quan trọng trong việc định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền, là cơ sở khoa học để tìm kiếm, thăm dò khoáng sản, đóng góp quan trọng trong nghiên cứu, điều tra địa chất trong lãnh thổ Việt Nam nói chung. Các kết quả này đều đƣợc Tổng cục đánh giá cao về chất lƣợng và ghi nhận bằng các bằng khen, giải thƣởng.
Trong 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012, Liên đoàn đã hoàn thành và nộp Lƣu trữ Địa chất 04 đề án lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 do Tổng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam giao:
- Đề án “Lập Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” – năm 2012.
- Đề án “Lập Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hà Quảng thuộc các tỉnh Cao Bằng và Bắc Cạn” – năm 2011.
- Đề án “Lập Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Lạng Sơn” – năm 2009.
- Đề án “Lập Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Yên Châu” – năm 2008.
Trong giai đoạn này Liên đoàn còn tiếp tục thực hiện 03 đề án lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 dở dang:
- Đề án “Lập Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Mộc Châu”.
- Đề án “Lập Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Bắc Giang”.
- Đề án “Lập Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Phố Lu- Bắc Than Uyên”.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học khác
Thời kỳ từ năm 2008 - 2012, Liên đoàn đã thực hiện 5 đề án lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến địa chất:
- Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ thảm họa trƣợt lở đất, đá các vùng núi Việt Nam” – năm 2012 đến nay vẫn đang thực hiện. - Đề án “Đánh giá tiềm năng tài nguyên Urani Việt Nam” – năm 2012 đến
nay vẫn đang thực hiện.
- Đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam” - năm 2012.
- Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng quặng titan-zicon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và bắc Bà Rịa – Vũng Tàu” – năm 2010.
- Đề án “Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các đứt gẫy hoạt động trong Neogen và Đệ tứ. Dự báo khả năng và mức độ gây ra tai biến địa chất của chúng”. (đề tài khoa học – công nghệ cấp Bộ) - Năm 2012, tổng kết năm 2013.
Ngoài ra trong giai đoạn này Liên đoàn còn thực hiện một số hợp đồng KHCN với các Sở tài nguyên và môi trƣờng, Sở Khoa học công nghệ của các tỉnh (thành phố) Yên Bái, Phú Thọ, Cao Bằng, Hải Phòng v.v...và thực hiện các đề án tìm kiếm-thăm dò các loại hình khoáng sản cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh (thành phố) Hải Phòng, Cao Bằng, Yên Bái v.v...
Về mặt kinh tế - xã hội:
Các kết quả từ điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học (địa chất môi trƣờng, tai biến địa chất...) của Liên đoàn góp phần:
- Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 (Theo Quyết định số 116/QĐ-TTg ngày 23/7/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ); phục vụ trực tiếp cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có những chiến lƣợc lâu dài đầu tƣ và phát triển có hiệu quả Ngành Địa chất trong sự phát triển chung của kinh tế đất nƣớc.
- Tƣ vấn, tham mƣu cho chính quyền, sở, ban, ngành địa phƣơng trong công tác đánh giá tiềm năng khoáng sản, quy hoạch vùng cấm/đƣợc phép khai