từ NSNN
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Huyện Hưng Hà là một huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, cách Thành phố Thái Bình khoảng 27 km. Phía Bắc tiếp giáp huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp huyện Vũ Thư, phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng. Tổng diện tích đất tự nhiên trên 200 km2, dân số trên 25 vạn người được phân bố ở 33 xã và 2 thị trấn. Với 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Luộc và sông Trà bao bọc đã tạo nên một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ và có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm: Than nâu, nước khoáng Duyên Hải, đất sét trắng Cộng Hòa. Tuyến quốc lộ 39A chạy qua, nối Hưng Hà với các tỉnh trong khu vực là điều kiện thuận lợi để Hưng Hà phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, bứt phá đi lên.
Với đặc điểm tự nhiên khá giống nhau nhưng qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có những nét nổi trội so với triển khai của huyện Kim Bảng, cụ thể: - Lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng luôn bám sát vào định hướng phát triển sản xuất của địa phương như chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh; quy hoạch vùng chuyên canh với nhiều vùng cây đặc sản, các chỉ tiêu xây dựng mô hình nông thôn mới. Địa phương đã coi thúc đẩy sản xuất phát triển là bước đột phá và XDCB là một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, duy trì và phát triển nhiều sản phẩm có thương hiệu trong và ngoài nước như: dệt Phương La, mộc Vế – Riệc, chiếu Hới, long nhãn Hồng An, rượu Đô Kỳ, hương Duyên Hải, bánh đa làng Me, bánh Trưng phố Lẻ,...
36
- Các nhà quản lý vốn đầu tư XDCB đã biết cách thu hút vốn đầu tư bằng cách đa dạng hóa các nguồn lực như vận động nhân dân góp hàng vạn ngày công, tiền, tự nguyện hiến hàng chục ha đất nông nghiệp, hàng nghìn mét vuông đất thổ cư, tự phá dỡ hàng nghìn mét tường cổng, dậu, hàng trăm mét vuông công trình phụ và nhà ở để mở rộng đường trục thôn, đường trong khu dân cư và xây dựng kênh mương, đường giao thông nội đồng.
Đặc biệt, hàng nghìn hộ làm ăn khá giả và con em công tác xa quê, nhiều chức sắc tôn giáo đã ủng hộ tiền của với giá trị hàng tỷ đồng trong phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới. Điển hình như gia đình ông Trần Xuân Ý, xã Tân Lễ đóng góp 2,048 tỷ đồng làm đường nông thôn; bà Đinh Thị Nụ (là vợ liệt sĩ) xã Chi Lăng ủng hộ 280 triệu đồng; ông Trần Hữu Vĩnh, xã Thái Phương ủng hộ 1,950 tỷ đồng
Trong nhiều cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh cũng có những việc làm thiết thực, quyên góp từ 2 - 5 ngày thậm chí 10 ngày lương ủng hộ giúp đỡ một xã, một thôn xây dựng nông thôn mới.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình, tổng nguồn lực huy động để xây dựng nông thôn mới trong năm 2014 (bao gồm cả bằng tiền, ngày công, hiến đất, tài sản, hiện vật quy ra tiền) là 6.323 tỷ đồng chiếm 83,6% so với tổng nguồn lực trong 5 năm từ 2010 - 2014.
- Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch. Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị;
- Luôn luôn chú trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả đầu tư cao cả về thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
37
1.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình. Phía tây giáp huyện Nho Quan, phía nam giáp huyện Hoa Lư, phía bắc giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam, phía đông giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
Gia Viễn là huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 178,5 km² với dân số khoảng 119 nghìn người. Gia Viễn là một đầu mối thương mại, dịch vụ ở phía bắc của tỉnh Ninh Bình, giàu tiềm năng du lịch, văn hóa, giải trí, ẩm thực với nhiều đặc sản nổi tiếng như mắm tép Gia Viễn, các chuối Vân Long, khoai lang Hoàng Long, dê núi Ninh Bình. Đặc biệt, Gia Viễn là vùng đất cổ, giàu truyền thống lịch sử, có nhiều di tích lịch sủ văn hóa như động Hoa Lư, chùa Bái Đính, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long,...
Với địa hình bán sơn địa và định hướng phát triển mạnh thương mại, dịch vụ gắn với văn hóa tâm linh nhưng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có nhiều nét mới so với huyện Kim Bảng, cụ thể như sau:
- Thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở với tinh thần ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Những việc như: hỗ trợ xây nhà cho các hộ chính sách, xây nhà văn hóa thôn xóm, làm đường giao thông nông thôn,... đều được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, phổ biến rộng rãi quy hoạch, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng,... Mục tiêu, phương thức đầu tư được thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch nên nhân dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ và thực hiện. Chỉ riêng năm 2013, nhân dân trong huyện đã hiến gần 3 ha đất, 20.000
38
ngày công lao động, đóng góp trên 18 tỷ đồng để xây dựng công trình công cộng,...
- Công tác quản lý đầu tư XDCB, quản lý quy hoạch được thực hiện khá tốt, bên cạnh việc vận dụng mọi nguồn lực từ xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thì huyện Gia Viễn đã tăng cường áp dụng thiết kế mẫu phù hợp với thực tế và công năng sử dụng đối với các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản do cộng đồng dân cư tự thực hiện để giảm chi phí xây dựng, xã hội hóa đầu tư đối với các dự án công ích như công trình nước sạch, chợ, công trình thu gom, xử lý rác thải có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
1.3.3. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Huyện Đan Phượng là một trong 29 quận, huyện của thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Bắc giáp huyện Mê Linh có dòng sông Hồng cắt ngang làm ranh giới, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ, phía Nam giáp huyện Hoài Đức; tổng diện tích tự nhiên là 77,35km; cơ cấu hành chính gồm 15 xã và 01 thị trấn với dân số trên 156 nghìn người.
Cùng có sông Đáy chảy qua và hệ thống giao thông phát triển nhưng tháng 8 năm 2015 vừa qua, thành phố Hà Nội đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xem xét, tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, công nhận huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, công tác quản lý đầu tư XDCB của huyện nói chung, quản lý đầu tư xây dựng nông thôn mới nói riêng có nhiều điểm để học tập như:
- Muốn làm tốt xây dựng nông thôn mới, công tác tư tưởng phải đi trước một bước với phương pháp và cách làm phù hợp với đặc điểm tình hình của từng xã, không khuôn mẫu hay rập khuôn máy móc. Bởi vậy, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được huyện quan tâm tổ chức với
39
nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sát đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
- Đan Phượng quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, chú trọng giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng đã tạo tiền đề vững chắc cho việc quy hoạch lại sản xuất, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, huyện luôn coi trọng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, nên trong quá trình xây dựng NTM, Đan Phượng tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của 13 trường đã đạt chuẩn quốc gia đủ thời gian công nhận lại.
- Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, luôn được đặt lên hàng đầu. Huyện tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch lại, xây dựng 6 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và trên 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút khoảng 6.200 lao động, thu nhập bình quân đạt 26,5 triệu đồng/người/năm.
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Kim Bảng
Từ kinh nghiệm về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của các đơn vị bạn có thể rút ra một số bài học về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho huyện Kim Bảng như sau:
- Làm tốt công tác tư tưởng và thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở với tinh thần ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Mục tiêu, phương thức đầu tư được thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch nên nhân dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ và thực hiện. Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về nguồn vốn đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư của địa phương.
- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và nghiêm túc thực hiện chiến lược, quy hoạch chung của địa phương theo từng giai đoạn cụ thể, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong
40
một thời gian ngắn từ đó tập trung đầu tư sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.
- Chi tiết và công khai hoá các quy trình, các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả giám sát của toàn thể các cơ quan đơn vị, toàn bộ nhân dân từ đó phát huy sức mạnh tập thể cùng chung sức thực hiện các mục tiêu chung của địa phương, nhất là việc huy động các nguồn lực xã hội hóa vốn đầu tư XDCB giảm gánh nặng đầu tư cho NSNN.
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng