Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 85 - 87)

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ

4.1. ĐịNH HƢớNG PHÁT TRIểN CủA HUYệN KIM BảN G, TỉNH HÀN AM ĐếN

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến năm

Một là, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng đến chất lượng,

nâng cao hiệu quả hoạt động, quan tâm phát triển bền vững. Đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên địa bàn tỉnh. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng... Tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, năng suất lao động đạt 100 triệu đồng/lao động/năm.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế địa phương, của doanh nghiệp và của từng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế và thực hiện “công nghiệp hóa sạch”.

Hai là, chú trọng phát triển kinh tế du lịch theo quy hoạch tổng thể kinh tế -

xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành và đề án phát triển du lịch đã được phê duyệt. Chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ phát triển mạnh, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ba là, tập trung trí tuệ, nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới; có chương trình hành động xây dựng nông thôn mới, trong đó hoàn thành xây dựng 25 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia.

Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực;

chú trọng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực

75

trọng yếu của kinh tế địa phương như nhân lực hoạch định chính sách, quản lý doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật bậc cao đối với những ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm...; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề, cơ cấu đào tạo chuyển dịch theo hướng tiến bộ, dần tiếp cận với cơ cấu lao động chuyên nghiệp, tinh nhuệ.

Năm là, phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là một số công

trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại; tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, các khu du lịch trọng điểm; hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống các công trình thuỷ lợi, đê điều cấp bách, hệ thống xử lý chất thải rắn, hạ tầng phục vụ văn hoá - xã hội.

Sáu là, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo

công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá địa phương; phát triển thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của người dân. Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất.

Bảy là, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng

cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Tám là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của bộ máy chính quyền ở địa phương, tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trên mọi lĩnh vực; công tác phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.

Chín là, tăng cường quốc phòng an ninh địa phương, củng cố vững chắc hệ

thống chính trị, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

76

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)