ĐÁNH GIÁ CHUNG Về CÔNG TÁC QUảN LÝ VốN ĐầU TƢ XDCB Từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 80)

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG Về CÔNG TÁC QUảN LÝ VốN ĐầU TƢ XDCB Từ NSNN

ở huyện Kim Bảng

3.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở huyện Kim Bảng

- Công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư XDCB: Việc xây dựng kế

hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Các dự án được duyệt đầu tư đều nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước và của địa phương như phát triển hệ

70

thống giao thông nông thôn liên xã, xây dựng hệ thống rãnh nước thải nông thôn kết hợp làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, làm đường ra đồng, 18/18 xã có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia và 40/54 trường học đạt chuẩn Quốc gia; đặc biệt 179/179 thôn, xóm đều có nhà văn hóa và xây dựng được 3 khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn,... góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (Bình quân giải quyết việc làm mới cho 2.692 lao động/năm), giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,17% (Bình quân giảm 2,19%) từ đó làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (Bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 13,76%/năm), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện (Theo Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010-2015; phương hướng 2016-2020 của huyện Kim Bảng). Việc phân bổ vốn đầu tư đảm bảo đúng mục đích, đúng nội dung, đúng quy định;

- Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư: Việc tạm ứng, thanh toán vốn

cho nhà thầu tại các hợp đồng xây lắp ở Kim Bảng trong những năm vừa qua thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước và Chỉ thị số 1792/2011/CT-TTg làm cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng cao và lựa chọn được các nhà thầu có năng lực tài chính tốt nên đầu tư dứt điểm, rút ngắn thời gian xây dựng,... Việc thanh toán vốn được tiến hành thường xuyên, luôn thanh toán 100% vốn được phân bổ không để tồn ngân sách hay ứ đọng vốn đầu tư. Kết quả được thể hiện rõ ở hệ số huy động tài sản cố định tương đối cao (Bình quân giai đoạn 2010-2014 là 1,35).

- Công tác quyết toán vốn đầu tư: Trong những năm gần đây, thực hiện

theo hướng dẫn của Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính, công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN của huyện Kim Bảng đã có nhiều tiến bộ. Chất lượng hồ sơ báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư đảm bảo cho công tác thẩm

71

tra theo đúng quy định và số lượng được quyết toán ngày càng tăng (tăng từ 57,89 % năm 2010 lên 77,78% năm 2014).

- Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB: Trong những

năm qua, cơ quan thanh tra huyện và các đoàn thanh tra của tỉnh, kiểm toán nhà nước đã thực hiện một số cuộc kiểm tra, thanh tra đã phát hiện ra những sai phạm trong quản lý đầu tư XDCB như: lập quyết toán khống, lập dự án chưa sát năng lực tài chính, thi công không đúng thiết kế dự toán được duyệt, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại như thiết kế, dự toán, hồ sơ dự thầu được duyệt dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB,…Điều này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng các công trình XDCB trên địa bàn huyện hạn chế tham nhũng, lãng phí nguồn vốn NSNN của huyện.

3.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB

Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Kim Bảng nói riêng đã có tiến bộ, đạt được những kết quả nhất định,... Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, có thể khái quát chung lại, đó là:

i) Kế hoạch đầu tư XDCB còn mang tính ngắn hạn, dàn trải; một số dự án đầu tư, quyết định đầu tư còn thoát ly nguồn vốn dẫn đến tình trạng một số dự án bị gián đoạn hoặc không thể triển khai như Trường tiểu học Thụy Lôi, nhà máy nước sạch tập trung 13 xã, đường N10 – Thị trấn Quế,...; cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý giữa các lĩnh vực, còn chạy theo phong trào như quá chú trọng làm đường nông thôn, chợ và trạm y tế xã quá lớn trong khi các công trình nước sạch, xử lý rác thải chưa được quan tâm phân bổ vốn đúng mức. Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chưa gắn với trách nhiệm cá nhân và chưa chú ý đến năng lực quản lý của chủ đầu tư nên hiệu quả công trình chưa cao và tình trạng

72 nợ đọng lớn.

ii) Việc thanh toán vốn còn chậm và dồn nhiều vào quý IV, đặc biệt là tháng cuối năm (khoảng 60-70% giá trị thanh toán cả năm) gây áp lực cho Kho bạc và các đơn vị liên quan.

iii) Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB chưa được chú trọng, còn nhiều công trình, dự án đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được chủ đầu tư đề nghị quyết toán; Đồng thời việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chưa chuyên sâu do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn.

iv) Công tác kiểm tra, thanh tra chưa toàn diện, đầy đủ mà còn trùng lắp, chồng chéo nên chưa phát huy hết hiệu quả trong việc quản lý NSNN; chế tài xử phạt chưa nghiêm, chủ yếu là xử lý hành chính nên chưa đủ sức răn đe đối với những sai phạm.

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân đầu tiên mang tính chất rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Kim Bảng là do công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư còn mang tính cá nhân, hay chính là hiện tượng “xin – cho”, chủ đầu tư nào có mối quan hệ tốt với người ra quyết định đầu tư thì xin phân bổ được nhiều vốn đầu tư. Từ đó dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán; việc khai thác, sử dụng sau đầu tư đạt hiệu quả chưa cao và thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư.

Nguyên nhân thứ 2 cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện là trách nhiệm của nhà quản lý chưa cao; các chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, ... cụ thể:

- Cán bộ quản lý chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư XDCB không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng lập quy hoạch không có tính dài hạn, công trình sau làm phá vỡ quy hoạch của công trình trước

73

và không biết lựa chọn đơn vị thi công, đơn vị tư vấn uy tín, chất lượng.

- Trách nhiệm của nhà quản lý vốn đầu tư thấp, quyết định đầu tư không bám sát nguồn vốn thanh toán gây tình trạng nợ đọng lớn; chất lượng công trình chưa cao, nhanh xuống cấp và chưa chú trọng đến công tác duy tu, sửa chữa sau đầu tư.

- Một số cán bộ quản lý có biểu hiện thông đồng với chủ đầu tư và đơn vị thi công lựa chọn phương án thi công không sát thực tế gây lãng phí hoặc lợi dụng sự phân cấp định mức đầu tư để chia nhỏ dự án thành nhiều hạng mục, công trình nhỏ gây khó khăn cho công tác quản lý.

Ngoài ra, do có tư duy nhiệm kỳ nên một số lãnh đạo đã nóng vội ra quyết định đầu tư ở nhiều lĩnh vực mà chưa có vốn thanh toán nên cũng làm tăng công nợ của huyện. Hoặc là do một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB bị sa sút về phẩm chất đạo đức, lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để thông đồng, móc ngoặc, gian lận dẫn đến tham nhũng, lãng phí.

Tóm lại, đầu tư XDCB trên địa bàn huyện thời gian qua đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển vượt bậ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Kim Bảng chủ yếu thể hiện ở tầm vi mô của từng dự án, hạng mục công trình của huyện, xu hướng đầu tư theo chiều rộng, chưa tạo được dấu ấn riêng khác biệt. Qua phân tích kỹ thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB ở địa phương theo từng giai đoạn thực hiện, tác giả đã đưa ra các đánh giá chi tiết, cụ thể với những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý vốn, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương 4.

74

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN

CỦA HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

4.1. Định hƣớng phát triển của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đến năm 2020

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Một là, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng đến chất lượng,

nâng cao hiệu quả hoạt động, quan tâm phát triển bền vững. Đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên địa bàn tỉnh. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng... Tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, năng suất lao động đạt 100 triệu đồng/lao động/năm.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế địa phương, của doanh nghiệp và của từng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế và thực hiện “công nghiệp hóa sạch”.

Hai là, chú trọng phát triển kinh tế du lịch theo quy hoạch tổng thể kinh tế -

xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành và đề án phát triển du lịch đã được phê duyệt. Chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ phát triển mạnh, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ba là, tập trung trí tuệ, nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới; có chương trình hành động xây dựng nông thôn mới, trong đó hoàn thành xây dựng 25 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia.

Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực;

chú trọng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực

75

trọng yếu của kinh tế địa phương như nhân lực hoạch định chính sách, quản lý doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật bậc cao đối với những ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm...; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề, cơ cấu đào tạo chuyển dịch theo hướng tiến bộ, dần tiếp cận với cơ cấu lao động chuyên nghiệp, tinh nhuệ.

Năm là, phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là một số công

trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại; tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, các khu du lịch trọng điểm; hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống các công trình thuỷ lợi, đê điều cấp bách, hệ thống xử lý chất thải rắn, hạ tầng phục vụ văn hoá - xã hội.

Sáu là, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo

công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá địa phương; phát triển thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của người dân. Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất.

Bảy là, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng

cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Tám là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của bộ máy chính quyền ở địa phương, tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trên mọi lĩnh vực; công tác phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.

Chín là, tăng cường quốc phòng an ninh địa phương, củng cố vững chắc hệ

thống chính trị, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

76

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng đến năm 2020

Phương hướng chung phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2015- 2020 là ra sức khai thác tốt những lợi thế và tiềm năng của địa phương, chú trọng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, khai thác và huy động mọi nguồn lực để đầu tư, phát triển với tốc độ cao hơn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quan tâm phát triển mối quan hệ nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, đặc biệt là một số nghề truyền thống. Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hoá hiệu quả, bền vững. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá - xã hội, giáo dục y tế, xoá đói giảm nghèo, các tệ nạn xã hội… xây dựng huyện Kim Bảng vững về quốc phòng và an ninh, giữ gìn bản sắc văn hoá.

Mục tiêu cụ thể của huyện Kim Bảng đến năm 2020:

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 50 triệu đồng/năm. - Lương thực bình quân đầu người trên 500 kg/năm

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân trên 3,5 %/năm. - Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN tăng bình quân trên 22%. - Giá trị hàng xuất khẩu đạt 30 triệu USD/năm.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm.

- Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng bình quân tăng 17%/năm.

- Số lao động được giải quyết việc làm mới bình quân năm 2.800 lao động, trong đó xuất khẩu 350 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%, trong đó đào tạo nghề 35%.

- Mức giảm tỷ lệ sinh dân số bình quân 0,2%o/năm.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm (theo chuẩn mới năm 2010).

77

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn dưới 10%. - Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến năm 2020: 96,5%. - Tỷ lệ rác thải được thu gom đến năm 2020: 95,2%

- Phấn đấu đến năm 2020 có 10 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt 90% tiêu chí nông thôn mới.

- Tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh trên 95%. Cơ sở đoàn, hội vững mạnh bình quân đạt trên 90%.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam: huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam:

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Để công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)