.8 Xe chuyên dụng vận chuyển chất thả iy tế

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lò đốt xử lý chất thải nguy hại sử dụng công nghệ áp suất âm (Trang 25 - 28)

Lộ trình và thời gian thu gom chất thải y tế được xây dựng thích hợp:

−Về lộ trình: Công ty vận chuyển rác y tế theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố xảy ra.

−Về thời gian: Vào các ngày trong tuần.

c) Lưu trữ chất thải y tế

Xe vận chuyển chất thải khi về đến nhà máy sẽ được kiểm tra để đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyển không xẩy ra tình trạng xáo trộn giữa các chất thải.

Nếu không bị xáo thì tiến hành phân loại, đối chiếu với chứng từ quản lý chất thải y tế để xác định loại chất thải và bốc dỡ xuống phương tiện. Nếu chất thải đã bị xáo trộn sẽ tiến hành phân loại sơ bộ dựa theo chứng từ quản lý chất thải y tế ngay khi bốc dỡ chất thải xuống xe và cân đo xác định số lượng.

15 Rác thải sau khi phân loại, sẽ được lưu trữ trong thùng nhựa PVC 240 lit có nắp đậy, bên ngoài thùng có dãn nhãn và mầu sắc phân biệt cho từng loại rác thải y tế.

Chất thải sau khi được chuyển về nơi tập chung đốt nếu chưa đốt ngay sẽ được lưu trữ trong khu vưc lưu trữ chất thải của nhà máy. Trong thực tế, chúng tôi không lưu trữ rác thải y tế, với công suất 10 tấn/ngày, bố trí 2 loại lò có công suất to và nhỏ vì vậy rác sau khi thu gom về được đưa vào lò ngay để đốt.

Khu vực lưu trữ của nhà máy đáp ứng các yêu cầu:

Nhà chứa rác thải có cửa đóng kín, diện tích 26m2

, ô tô chở rác đậu sát cửa. Có 1 chậu rửa tay và chỗ để phương tiện bảo hộ cho công chân vào làm việc.

Lắp hệ thống điều hòa cho đảm bảo duy trì nhiệt độ trong khu vực bảo quản luôn duy trì nhiệt độ khoảng 20 độ C khi có rác.

Khu nhà chứa có hệ thống cống thoát nước, tường và nên lát gạch men chống thấm, có hệ thống thông khí tốt.

1.3 Lò đốt Chất thải rắn y tế sử dụng áp suất âm của hãng Kusukusu 1.3.1 Giới thiệu về hãng Kusukusu 1.3.1 Giới thiệu về hãng Kusukusu

Trên thế giới hiện nay, việc xử lý chất thải chủ yếu thực hiện bằng cách chôn để phân hủy tự nhiên, đốt cháy tự nhiên hoặc xả thẳng ra môi trường. Việc đốt cháy tự nhiên sẽ phát sinh khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, việc chôn lấp chất thải dễ gây ảnh hưởng đến hệ thống mạch nước ngầm, ngoài ra có những loại chất thải nếu ta để phân hủy tự nhiên thì phải mất hàng nghìn năm chúng mới có thể phân hủy hoàn toàn, chưa kể tới những chất thải phóng xạ, hóa học hay sinh học ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách. Việc xử lý “rác thải” và “nước thải” một cách thủ công với chi phí thấp như hiện tại có thể khiến chúng ta phải trả giá đắt trong tương lai. Làm thế nào để xử lý chất thải một cách triệt để, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường đã và đang được cả thế giới quan tâm.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vần đề xử lý rác thải, và rất nhiều sản phẩm được đưa ra ứng dụng trong thực tế mang lại những hiệu quả to lớn, trong đó có lò đốt rác thải Kusukusu, sản phẩm đã được công nhận và sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản và trên toàn thế giới. Lò đốt Kusukusu đầu tiên được lắp đặt năm 1994 và hiện nay đã đăng ký sáng chế ở 30 nước trên toàn thế giới.

16

Hình 1.9 Hình ảnh một lò đốt Kusukusu [22]

Dưới đây là một số dấu mốc quan trọng của hãng Kusukusu [22]: −1995: Giải thưởng về công nghệ công nghiệp của tỉnh Ibaraki

−1996: Nhận chứng chỉ cấp 1 - Tiêu chuẩn công nghiệp Thượng Hải về khói thải lò đốt

−1998: Phát triển kỹ thuật đốt bán chưng cất – áp suất âm tại hội nghị chuyên đề kĩ thuật, bảo vệ môi trường lần thứ 11.

−1999: Xuất hiện tại JETRO-NEW-TECHNOLOGY-JAPAN – Giới thiệu về lò đốt rác thải ý tế Kusukusu

− 2001: Xuất hiện tại JETRO-NEW-TECHNOLOGY-JAPAN – Nhận giải thưởng của Chánh Văn phòng Tổ chức các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thiết bị và môi trường xuất sắc lần thứ 27

− Thuyết trình về hệ thống đốt áp suất âm, bán chưng cất tại Đại hội Khoa học năng lượng lần thứ 10 tại Nhật Bản

− Xuất hiện trong tạp chí các thiết bị môi trường của các nhà sản xuất máy móc Công nghiệp của Nhật Bản.

1.3.2 Nguyên lý hoạt động của lò đốt Kusukusu

a)Nguyên lý hoạt động chung

Nguyên tắc hoạt động của lò đốt rác được phân thành sáu giai đoạn cơ bản: − Giai đoạn nung nóng và sấy khô rác tại khoang sơ cấp.

− Nhiệt phân các hợp chất hữu cơ thành các phân tử nhỏ hơn trong điều kiện thiếu oxi và nhiệt độ cao.

− Giai đoạn cháy yếm khí: các sản phẩm nhiệt phân cháy trong điều kiện thiếu khí, bị phân hủy và khí hóa thành những hợp chất cháy không hoàn toàn ở điều kiện nhiệt độ khoảng 650o

C tới 800 o

17 − Khí cháy không hoàn toàn từ khoang sơ cấp được hút sang khoang thứ cấp, tại đây được cấp thêm không khí và gia nhiệt nhờ đầu đốt lên nhiệt độ cao từ 1000oC tới 1300 o

C, các khí cháy không hoàn toàn sẽ được oxi hóa hoàn toàn thành các hợp chất không có hại.

− Sản phẩm cháy sau cùng được đưa qua bộ trao đổi nhiệt với khí đầu vào cho buống sơ cấp để tái sử dụng một phần nhiệt lượng để tăng hiệu suất hoạt động của lò, tiết kiệm năng lượng đồng thời giảm được nhiệt độ khí thải xuống đáng kể.

− Khí sau khi trao đổi nhiệt sẽ được xử lý triệt để trong buồng xử lý khí thải. Trong buồng xử lý này, khí thải được giải nhiệt, hấp phụ các chất khí hòa tan, có tính axit... sau đó mới đẩy ra môi trường.

Toàn bộ quá trình cháy, hút khí và cấp oxi được thực hiện bằng hệ thống tạo áp suất âm được thiết kế đặc biệt, tạo hiệu quả tối ưu và dễ dàng điều khiển bằng hệ thống điều khiển và giám sát từ xa từ phòng điều khiển trung tâm.

Cấu trúc của lò đốt này được mô tả trong Hình 1.11

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lò đốt xử lý chất thải nguy hại sử dụng công nghệ áp suất âm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)