.1 Sơ đồ khối hệ thống lò đốt được cải tiến

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lò đốt xử lý chất thải nguy hại sử dụng công nghệ áp suất âm (Trang 37 - 40)

Tháp phun nước dập bụi Tháp phun dung dịch NaOH Khoang hấp phụ (than hoạt tính) Ống khói

Nước thải chứa cặn tro bụi

Nước thải chứa cặn muối Buồng đốt sơ cấp Buồng đốt thứ cấp Lò đốt ban đầu Hệ thống xử lý nước thải Không khí nóng Đường ống khí tắt phòng sự cố CEMS-5100

27

28 Nguyên lý hoạt động của hệ thống lò đốt cải tiến được mô tả như sau:

Sau khi luồng khí thải được đốt cháy hoàn toàn ở khoang thứ cấp, khí thải được dẫn tới một tháp phun nước dập bụi. Tháp phun nước dập bụi này được chúng tôi thiết kế chế tạo với ba lớp: lớp trong cùng là lớp gốm chịu nhiệt và chịu ăn mòn, lớp ở giữa là lớp cách nhiệt, lớp ngoài cùng là lớp vỏ thép. Phía trên đỉnh tháp được lắp đặt một hệ thống giàn phun nước. Bên trong tháp này, nước được phun ra với áp lực mạnh, kích thước tia nước nhỏ, để hạ nhanh nhiệt độ khí thải, đồng thời loại bỏ tro bụi có trong khí thải. Nước mang theo tro bụi được thu lại dưới đáy tháp và dẫn đi xử lý.

Sau khi đi qua tháp phun nước dập bụi, khí thải tiếp tục được dẫn qua một tháp phun NaOH. Các lớp vỏ của tháp phun NaOH được chế tạo tương tự như các lớp vỏ của tháp phun nước dập bụi. Trong tháp phun dung dịch NaOH, chúng tôi cũng bố trí một dàn phun dung dịch NaOH. Mục đích của bước này là sử dụng dung dịch NaOH, một dung dịch có tính kiềm, để loại bỏ lượng axit (HCl,...), oxit axit (SO2, NO2, CO2,...) có trong khí thải. Giàn phun này nằm ở phần giữa của tháp phun. Bên trong tháp, phía trên của giàn phun, chúng tôi đặt rất nhiều lớp ống ngắn xếp đan xen nhau. Các lớp ống này được thiết kế để có thể ngưng tụ hơi nước có trong khí thải. Các giọt nước được thu lại này sẽ chảy xuống bể thu gom nước nằm bên dưới đáy lò, và được dẫn đi xử lý.

Sau đó, khí thải khô tiếp tục được dẫn qua một khoang hấp phụ. Bên trong khoang này, chúng tôi lắp đặt rất nhiều tấm than hoạt tính. Các tấm than hoạt tính được sắp xếp theo cấu trúc làm tăng diện tích tiếp xúc của khí thải với than hoạt tính, nhưng hạn chế làm giảm khả năng lưu thông của khí thải trong lò đốt. Các thành phần khí độc hại còn lại trong khí thải sẽ được than hoạt tính hấp phụ trong khoang này.

Sau tất cả các giai đoạn trên, khí thải mới được dẫn ra ống khói và thoát ra ngoài môi trường. Chuỗi các giai đoạn xử lý khí thải này có sản phẩm phát sinh là nước thải chứa tro bụi và các muối trung hòa. Lượng nước thải này được đưa vào một hệ thống xử lý nước thải, tại đó nước thải được xử lý bằng dung dịch chứa Ca(OH)2, kết hợp với các phương pháp lọc, lắng. Lượng nước sau khi đã được xử lý, loại bỏ các chất cặn bẩn, sẽ được tái tuần hoàn lại cho quá trình xử lý khí thải của lò đốt.

29

2.1.2 Buồng đốt sơ cấp

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lò đốt xử lý chất thải nguy hại sử dụng công nghệ áp suất âm (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)