c) Tại sao nên chọn Java khi lập trình?
− Cú Pháp (Syntax) Đơn Giản
Như đã nói ở trên, do Java được kế thừa từ C/C++, nên sẽ vẫn giữ được sự đơn giản ở cú pháp so với những gì C/C++ đã đạt được.
Mặt khác Java còn giảm bớt các khái niệm “đau đầu” mà C/C++ đang có, làm cho ngôn ngữ này trở nên đơn giản và dễ sử dụng hơn nữa. Có thể kể đến một vài sự giảm bớt này như là: bỏ đi các câu lệnh Goto, không còn khái niệm Nạp Chồng Toán Tử (Overload Operator), và còn bỏ đi khái niệm Con Trỏ (Pointer), bỏ file Header, bỏ luôn Union, Struct,…
− Hoàn Toàn Hướng Đối Tượng (Object Oriented Programming)
Cũng có nhiều ý kiến xoay quanh hai chữ “hoàn toàn” này, thực tế thì chỉ có các kiểu dữ liệu nguyên thủy của Java như int, long, float,… thì không hướng đối tượng. Ngoài các kiểu dữ liệu nguyên thủy đó ra thì khi tiếp xúc với Java, bạn luôn luôn phải suy nghĩ và làm việc theo hướng đối tượng.
Tất cả chương trình được nằm trong một lớp nhất định, mọi thực thể đều được coi là một đối tượng, mọi dữ liệu và hàm trong chương trình đều được đóng gói vào một lớp.
− Độc Lập Với Nền Tảng Hệ Điều Hành Và Phần Cứng
Như đã nói ở trên, khẩu hiệu của Java là “Viết một lần, Chạy mọi nơi”. Điều này đã giúp cho ngôn ngữ Java được độc lập với nền tảng phần cứng. Khi lập trình với Java, bạn sẽ không phải suy nghĩ đến sự tương thích với kiến trúc
56 của từng loại hệ điều hành hay phần cứng, chính JVM sẽ giúp các bạn lo điều này.
− Là Một Ngôn Ngữ Mạnh Mẽ
Nói Java mạnh mẽ là bởi vì ngôn ngữ này hỗ trợ lập trình viên rất nhiều điều. Đầu tiên, như mình có nhắc đến ở trên, Java có thể chạy trên nhiều nền tảng. Java còn có Bộ Dọn Rác (Garbage Collection) giúp tự động dọn dẹp các đối tượng đã qua sử dụng để giải phóng bộ nhớ, mà với các ngôn ngữ khác, lập trình viên phải thực hiện việc giải phóng này một cách thủ công. Java còn hỗ trợ chạy đa nhiệm (Multithread) rất tốt.
− Tính an toàn và bảo mật
Tính an toàn
Ngôn ngữ lập trình Java yêu cầu chặt chẽ về kiểu dữ liệu. − Dữ liệu phải được khai báo tường minh.
− Không sử dụng con trỏ và các phép toán với con trỏ.
− Java kiểm soát chặt chẽ việc truy nhập đến mảng, chuỗi. Không cho phép sử dụng các kỹ thuật tràn. Do đó các truy nhập sẽ không vượt quá kích thước của mảng hoặc chuỗi.
− Quá trình cấp phát và giải phóng bộ nhớ được thực hiện tự động. − Cơ chế xử lý lỗi giúp việc xử lý và phục hồi lỗi dễ dàng hơn.
Tính bảo mật
Java cung cấp một môi trường quản lý chương trình với nhiều mức khác nhau.
− Mức 1: Chỉ có thể truy xuất dữ liệu cũng như phương phức thông qua giao diện mà lớp cung cấp.
− Mức 2: Trình biên dịch kiểm soát các đoạn mã sao cho tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình Java trước khi thông dịch.
− Mức 3: Trình thông dịch sẽ kiểm tra mã byte code xem các đoạn mã này có đảm bảo được các quy định, quy tắc trước khi thực thi.
− Mức 4: Java kiểm soát việc nạp các lớp vào bộ nhớ để giám sát việc vi phạm giới hạn truy xuất trước khi nạp vào hệ thống.
d)Môi Trường Phát Triển Phần Mềm Java
Môi Trường Phát Triển là một môi trường mà ở đó nhà Phát Triển Phần Mềm có được những công cụ cần thiết nhất để viết ra một ứng dụng hoàn chỉnh.
Môi Trường Phát Triển Phần Mềm Java (Java Development Environment) sẽ bao gồm những gì?
57 Dù cho bạn đang lập trình dựa trên hệ điều hành nào: Windows, Linux hay Mac… thì bạn đều có thể cài đặt được một Môi Trường Phát Triển Phần Mềm cho Java.
− Java Development Kit (JDK)
Bộ Công Cụ Phát Triển Cho Java (JDK), bộ công cụ này sẽ cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để biên dịch, thực thi, và có cả môi trường để ứng dụng Java của bạn có thể chạy lên đó.
− Môi trường phát triển tích hợp (IDE)
Môi trường phát triển tích hợp (IDE - Integrated Development Environment) là một công cụ để bạn có thể viết code Java lên đó, công cụ này có thể đủ mạnh để ngoài việc bạn có thể code được, nó còn giúp kiểm tra lỗi cú pháp khi code, giúp liên kết với JDK để tự động biên dịch và thực thi chương trình.
− Java Virtual Machine
Nói về Java mà không nói đến JVM (Java Virtual Machine) thì quả là một thiếu sót. Một số đặc điểm cơ bản của chiếc máy ảo Java này như sau:
− Máy ảo Java là phần mềm giả lập máy tính, nó tập hợp các lệnh logic để xác định hoạt động của máy.
− Có thể xem nó như là một hệ điều hành thu nhỏ.
− JVM chuyển mã byte code thành machine code tùy theo môi trường tương ứng (gọi là khả năng khả chuyển).
− JVM cung cấp môi trường thực thi cho chương trình Java (gọi đó là khả năng độc lập với nền).
− Sun MicroSystem chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển các máy ảo Java chạy trên các hệ điều hành cũng như kiến trúc phần cứng khác nhau. Điều này cho thấy có khá nhiều loại máy ảo Java.
e) Kết luận
Có thể nói rằng sự ra đời của java đánh dấu một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin của chúng ta. Cuộc cách mạng này kéo theo những thay đổi, các ứng dụng được dần thay thế bằng java, những máy tính có vi mạch hỗ trợ sử dụng java. Làm quen với java sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với những công nghệ mới nhất của công nghệ thông tin. Java cũng là một nền tảng tốt để các bạn đến với lập trình web, mobile (JSP, android,..).
2.4.2 Netbeans IDE và Java Development Kit
a)Netbean IDE
NetBean IDE là một công cụ dành cho lập trình viên để viết, biên dịch, gỡ lỗi (debug) và triển khai (deploy) chương trình. Chương trình được viết bằng
58 Java nhưng có thể hỗ trợ bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào. Có một số lượng rất lớn các module cho phép mở rộng Netbeans IDE. Netbeans IDE là một sản phẩm miễn phí và không có giới hạn nào trong việc sử dụng nó.
NetBean IDE là một “môi trường phát triển tích hợp” (Integrated Development Environment) kiểu như Visual Studio của Microsoft và được xem là một một bộ ứng dụng “must-download” dành cho các nhà phát triển phần mềm.
Netbean IDE chạy trên các hề điều hành: − Windows
− Mac − Linux − Solaris