54 Dữ liệu được truyền qua lại giữa 2 đường MISO và MOSI. Điều này chỉ thực hiện được khi Dòng SS được thiết lập ở mức thấp LOW. Nói cách khác, để giao tiếp với một thiết bị SPI chúng ta cần thiết lập các dòng SS với thiết bị ở mức thấp LOW, sau đó giao tiếp với nó, sau đó thiết lập các dòng SS trở lại mức cao HIGH.
2.4 Thiết kế phần mềm điều khiển trên máy tính 2.4.1 Tổng quan về Java 2.4.1 Tổng quan về Java
a)Lịch sử Java
Java được khởi đầu bởi James Gosling và bạn đồng nghiệp ở Sun Microsystems năm 1991. Ban đầu ngôn ngữ này được gọi là Oak (có nghĩa là cây sồi; do bên ngoài cơ quan của ông Gosling có trồng nhiều loại cây này), họ dự định ngôn ngữ đó thay cho C++, nhưng các tính năng giống Objective C. Không nên lẫn lộn Java với JavaScript, hai ngôn ngữ đó chỉ giống tên và loại cú pháp như C. Công ty Sun Microsystems đang giữ bản quyền và phát triển Java thường xuyên.
Năm 2010, Java được Oracle mua lại từ Sun MicroSystem.
b)Đặc điểm chính của Java
Java là một Ngôn Ngữ Lập Trình Hướng Đối Tượng (OOP). Do đó khi lập trình với ngôn ngữ này bạn sẽ phải làm việc với các lớp (Class). Cú pháp của Java được vay mượn nhiều từ C/C++ nhưng lại có đặc tính hướng đối tượng đơn giản hơn và ít tính năng xử lý cấp thấp hơn, nên việc tiếp cận Java sẽ dễ dàng hơn C/C++.
Khẩu hiệu nổi tiếng của Java đó là “Viết một lần, Chạy mọi nơi”. Viết ở đây là viết code, còn chạy nghĩa là thực thi ứng dụng. Điều này có nghĩa là, phần mềm được viết bằng ngôn ngữ Java có thể chạy được trên mọi nền tảng (platform) khác nhau. Để làm được điều này thì Java đưa ra khái niệm máy ảo JVM (Java Virtual Machine), khi bạn biên dịch một chương trình, thay vì mã nguồn sẽ được dịch trực tiếp ra mã máy (machine code) như nhiều ngôn ngữ khác, thì với Java mã nguồn đó sẽ được dịch thành mã bytecode, bytecode này sẽ được bạn phân phối đến các thiết bị khác nhau, chính JVM được cài sẵn ở các
55 thiết bị đó sẽ dịch tiếp bytecode này thành mã máy giúp bạn. Có thể mô tả quá trình biên dịch này bằng sơ đồ sau.