Hệ thống xử lý khí

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lò đốt xử lý chất thải nguy hại sử dụng công nghệ áp suất âm (Trang 43 - 45)

2.1 Quy trình công nghệ cải tiến của hệ thống xử lý Chất thải rắ ny tế

2.1.5 Hệ thống xử lý khí

Buồng lọc bụi, tháp hấp thụ, tháp hấp phụ khí thải và ống khói, hệ thống quạt được gắn trong cùng một khối, thiết kế gọn gàng và tích hợp đầy đủ các chức năng.

33 Khí nóng từ lò đốt, sau khi qua bộ trao đổi nhiệt, tiếp tục được đưa qua buồng lắng bụi quán tính, tại đây bụi sẽ được ngăn lại, được làm nguội bằng nước và được tháo ra khỏi buồng lắng, đưa vào khu tro xỉ.

Hình 2.6 Tháp lắng bụi ướt

Khí thải sau khi được làm nguội từ buồng lắng có nhiệt độ < 180 °C, nhờ áp suất tạo bởi hệ thống quạt hút tổng Q, sẽ được đưa tiếp sang tháp hấp thụ là loại tháp rửa có ô đệm. Tại đây, dung dịch hấp thụ tính kiềm (NaOH, Na2CO3 hay Ca(OH)2) từ bể chứa dung dịch hấp thụ được máy bơm cấp và phun vào buồng tháp hấp thụ với hệ số phun lớn. Các khí thải (SO2, NO2, HCl, HF…) sẽ bị dung dịch hấp thụ và trung hòa.

Hình 2.7 Tháp hấp thụ NaOH

Quá trình này đồng thời làm lắng hết phần bụi có kích thước nhỏ còn lại trong khí thải (có kích thước dưới 5µm). Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ sẽ được thu hồi lại các giọt nước nhỏ bị dòng khí chuyển động kéo theo.

Khí thải được thu về tháp bằng đường ống dẫn nhờ quạt hút theo hướng từ dưới lên, dung dịch hấp thụ đi từ trên xuống. Lượng chất hấp thụ (xút) được cấp

34 vào tháp thông qua bơm và phân phối đều theo tiết diện ngang của tháp nhờ các đầu phun. Lớp vật liệu đệm sứ, có vai trò làm tăng bề mặt tiếp xúc của khí thải và dung dịch hấp thụ, làm tăng hiệu quả hấp thụ của dung dịch đối với các khí (NOx, SOx, HCl, HF...).

Nguyên lý phản ứng hóa học khi khử các chất trên:

2HCL + 2 NaOH  2NaCL + 2H2O PT 2.12

SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O PT 2.13

NO2 + NaOH  NaNO2 + NaNO3 + H2O PT 2.14

HF + NaOH  NaF + H2O PT 2.15

HF + NaOH  NaFH2 + 1/2O2 PT 2.16

Khí thải sau quá trình xử lý khí thải ra ngoài môi trường đạt QCVN 02:2012/BTNMT.

Dung dịch xút sau tháp hấp thụ cũng được thu về bể chứa riêng, cặn sẽ lắng xuống đáy, dung dịch sau lắng cặn được đưa sang ngăn bơm, tuần hoàn lại tháp hấp thụ. Dung dịch Xút được cấp bổ sung tự động do bơm định lượng và bộ cảm biến PH. Cặn thu được sử dụng vào mục đích khác hoặc đem chôn lấp.

Khí thải sau khi qua tháp hấp thụ, nếu vẫn còn dư lượng Dioxin/Furans sẽ được tiếp tục cho qua tháp hấp phụ bằng than hoạt tính, tại đây Dioxin/Furans sẽ được hấp phụ triệt để.

Hình 2.8 Buồng hấp phụ than hoạt tính

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lò đốt xử lý chất thải nguy hại sử dụng công nghệ áp suất âm (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)