2.2 Các thiết bị được sử dụng cho lò đốt
2.2.4 Cảm biến đo nhiệt độ
Cảm biếnlà một thiết bị dùng để đo, đếm, cảm nhận,… các đại lượng vật lý ” không có điện” thành các “tín hiệu có điện”. Ví dụ: nhiệt độ là 1 đại lượng “không có điện”, sau khi qua cảm biến thì nó sẽ trở thành 1 dạng tín hiệu khác như điện áp, điện trở,… Sau đó, bộ phận xử lý trung tâm sẽ xử lý tín hiệu nhận được.
Can nhiệt hay có tên gọi khác là cặp nhiệt điện hay cảm biến nhiệt. Chức năng là dùng để đo nhiệt độ trong các máy móc, đo nhiệt độ môi trường, nhiệt độ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Can nhiệt sẽ cung cấp thông tin về nhiệt độ một cách chính xác nhất cho người dùng.
Các loại can nhiệt thông dụng:
Có rất nhiều loại can nhiệt, mỗi loại sẽ có điểm đặc biệt riêng về phạm vi nhiệt độ, độ bền, chống hóa chất, khả năng chống rung, và mức độ tương thích khi ứng dụng.
45 Loại can nhiệt J, K, T và E là các loại cơ bản, còn can nhiệt R, S, B được sử dụng trong các ứng dụng cần đo nhiệt độ cao. Bởi vì chúng được là từ các loại kim loại quý có khả năng chịu nhiệt cao hơn.
Cảm biến nhiệt độ can K:
Cảm biến nhiệt độ can K (Hình 2.17) hay còn gọi là Thermocouple type K là loại cảm biến nhiệt độ được sử dụng để đo nhiệt độ trong các lò nung lên tới 1200 °C.
Cảm biến nhiệt độ K có cấu tạo bên trong gồm 2 cực nối với nhau. Sự thay đổi điện áp giữa 2 cực này tương ứng với nhiệt độ đo được, điện áp đo được của can nhiệt loại K dưới dạng mV. Tại 0 °C tương ứng với 0 mV, nhiệt độ tăng thỳ tín hiệu truyền về tăng dần, tại 1200 °C tương ứng với 48.838 mV.
Cảm biến can K loại sứ bên ngoài được bọc 1 lớp sứ giúp bảo vệ đầu cảm biến đo được tới 1200 °C mà không sợ cháy. Các cảm biến can K sứ có nhiệt độ chịu được cao hơn so với thân làm bằng kim loại (inox 316 hoặc inox 310).
Hình 2.17 Can nhiệt loại K
Can nhiệt loại K có phạm vi đo từ –270 °C đến +1372 °C (–454 °F đến +2501 °F), hầu hết sử dụng ở trên 538 °C (1000 °F) với độ nhạy khoảng 41 μV/ºC và tương đối tuyến tính.
46