Các nhân tố ảnh hƣởng đối với tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giảng viên tại trường đại học thương mại (Trang 26)

1.1 .1Lao động

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đối với tạo động lực

Có rất nhiều nhân tố tác động đến tạo động lực cho ngƣời lao động trong tổ chức, có những nhân tố tác động trực tiếp, có nhân tố tác động gián tiếp, có những nhân tố mang tính chủ quan, có nhân tố mang tính khách quan, tuy nhiên trong phạm vi tiểu luận này, tác giả chỉ đề cập đến 5 nhân tố cơ bản đặc trƣng nhất tác động đến tổ chức,

5 nhân tố bao gồm: các chính sách của Nhà nƣớc, thị trƣờng lao động, quan điểm lãnh đạo, đặc điểm công việc và bản thân ngƣời lao động trong tổ chức.

1.3.1 Các chính sách của nhà nước

Các chính sách của Nhà nƣớc bao gồm luật pháp, các quy định, quyết định của Nhà nƣớc liên quan đến tạo động lực cho ngƣời lao động mà mọi tổ chức phải thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động trong tổ chức. Liên quan trực tiếp đến vấn đề này bao gồm có Luật Lao động và các quy định của Nhà nƣớc về chính sách tiền lƣơng nhằm đảm bảo mức sống cho ngƣời lao động, cụ thể qua thang lƣơng, bảng lƣơng, mức lƣơng tối thiểu, cấp bậc… các tổ chức phải có đãi ngộ đúng theo yêu cầu của Nhà nƣớc, tránh vi phạm Luật Lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động.

1.3.2 Nguồn thu và cơ cấu thu - chi của tổ chức

Đối với nội dung tạo động lực, vấn đề quan trọng ảnh hƣởng đến quy mô và kết quả của nó chính là nguồn thu và cơ cấu thu chi của tổ chức. Các biện pháp tạo động lực bằng công cụ tài chính và phi tài chính của tổ chức đều phải sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhân tố này. Trong một tổ chức, nguồn thu càng nhiều, cơ cấu thu chi càng hợp lý thì quy mô và tác động của tạo động lực càng nhiều và càng có hiệu quả, ngƣời lao động càng đƣợc khuyến khích làm việc. Do vậy, đây là nhân tố rất quan trọng tác động rất lớn đến tạo động lực cho ngƣời lao động.

1.3.3 Quan điểm lãnh đạo

Quan điểm lãnh đạo phụ thuộc vào từng tổ chức, cụ thể nó phụ thuộc vào mục tiêu và chiến lƣợc chung nhằm phát triển tổ chức. Những quan điểm này sẽ chi phối rất lớn đến những quyết định của nhà quản lý trong mọi vấn đề của tổ chức, trong đó có các quyết định liên quan đến công tác tạo động lực cho ngƣời lao động. Nếu những quyết định của nhà quản lý liên quan đến công tác tạo động lực cho ngƣời lao động phù hợp với mục tiêu và chiến lƣợc chung phát triển của tổ chức thì ngƣời lao động sẽ yên tâm làm việc và công tác, đồng thời họ còn đƣợc kích thích làm việc do vậy hiệu quả công việc cũng sẽ cao hơn, nhƣng nếu trong trƣờng hợp ngƣợc lại, nhà quản lý không quan tâm đến công tác này, hoặc công tác này có những biểu hiện không phù hợp với mục tiêu và chiến lƣợc chung của tổ chức thì ngƣời lao động sẽ có xu hƣớng chán nản và không muốn tiếp tục làm việc. Do vậy nhà quản lý cần phải quan tâm và

xây dựng những giải pháp hợp lý nhằm tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động để nâng cao hiệu quả làm việc của họ.

1.3.4 Đặc điểm công việc

Đặc điểm từng công việc quyết định thái độ làm việc của ngƣời lao động. Đặc điểm và đặc thù của công việc bao gồm:

Tính ổn định và mức độ tự chủ của công việc: Yếu tố này phụ thuộc vào bản chất công việc, công việc đó có ổn định hay không. Nếu công việc có tính ổn định và mức độ tự chủ cao sẽ tác động đến kinh nghiệm và khả năng làm việc của ngƣời lao động, họ sẽ yên tâm công tác và sẽ phát huy hết khả năng làm việc của mình.

Sự phức tạp của công việc: Đây là sự căng thẳng trong công việc, sự hao phí về sức lao động cũng nhƣ hao phí về thể lực và trí lực của ngƣời lao động mà công việc đó đòi hỏi họ phải có một cố gắng trong quá trình thực hiện công việc.

Sự hấp dẫn và thích thú: Trong quá trình làm việc nếu công việc có sức hấp dẫn đối với ngƣời lao động sẽ kích thích tinh thần và khả năng làm việc của ngƣời lao động, họ sẽ làm việc với năng suất cao và ngƣợc lại. Nhƣ vậy nghiên cứu động cơ và động lực của ngƣời lao động ta thấy động cơ lao động là hợp lý do để cá nhân tham gia vào quá trình lao động, còn động lực lao động là mức độ hƣng phấn của cá nhân khi tham gia làm việc. Động cơ vừa có thể tạo ra một động lực mạnh mẽ cho ngƣời lao động và cũng có thể ngƣợc lại.

1.3.5 Bản thân người lao động

Các nhân tố thuộc về bản thân ngƣời lao động bao gồm các nhân tố trong chính bản thân con ngƣời và nhân tố thúc đẩy làm việc, những nhân tố này bao gồm:

Hệ thống nhu cầu: Mỗi cá nhân có một hệ thống nhu cầu khác nhau và muốn đƣợc thoả mãn hệ thống nhu cầu của mình theo các cách khác nhau. Hệ thống nhu cầu gồm từ những nhu cầu cơ bản nhất nhƣ ăn, mặc, ở,…cho đến những nhu cầu bậc cao nhƣ học tập, vui chơi, giải trí… Để thoả mãn những nhu cầu đó, con ngƣời phải tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Chính vì lẽ đó, nhu cầu của con ngƣời tạo ra động cơ thúc đẩy họ lao động sản xuất.

Các giá trị của cá nhân: Khi nói đến giá trị, chúng ta muốn nói đến những nguyên tắc hay chuẩn mực đạo đức, tinh thần mà chúng ta trân trọng, đặt niềm tin của mình

đảm, sự hiểu biết, quyết tâm, lòng nhân hậu. Mỗi cá nhân cho rằng giá trị quan trọng nhất từ đó họ có phƣơng hƣớng đạt đƣợc các giá trị đó.

Thái độ của cá nhân: là cách nghĩ, cách nhìn nhận và cảm xúc về sự vật. Thái độ chịu sự chi phối của tập hợp các giá trị, lòng tin, những nguyên tắc mà một cá nhân tôn trọng, nhân sinh quan và thế giới quan đƣợc hình thành và tích luỹ trong quá trình sống và làm việc. Thái độ điều khiển hầu hết các hành vi của con ngƣời và khiến cho những ngƣời khác nhau có những hành vi khác nhau trƣớc cùng hiện tƣợng hay sự việc. Một số thái độ liên quan đến công việc: sự thoả mãn trong công việc, gắn bó với công việc và sự gắn bó với tổ chức. Tuỳ thuộc vào thái độ mà từng cá nhân có sự ƣu tiên nào đó để có hành vi bi quan hay lạc quan từ đó ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

Khả năng hay năng lực của cá nhân: Là khả năng thực hiện một loại hoạt động cụ thể mà có ít hành động sai sót và đạt hiệu quả cao trong lao động, bao gồm khả năng tinh thần, khả năng sinh lý (thể lực) và khả năng thích ứng với công việc. Khả năng hay năng lực của từng cá nhân khác nhau nên tự đặt ra những mục đích phấn đấu khác nhau. Nếu ngƣời lao động đƣợc làm việc theo đúng khả năng hay năng lực sẽ có tác dụng ở hai điểm: khai thác hết khả năng làm việc của họ và tạo ra cho họ hứng thú trong lao động.

Đặc điểm cá nhân: Cá nhân này có thể phân biệt với cá nhân khác thông qua các đặc điểm của từng cá nhân, các đặc điểm này có từ khi con ngƣời mới sinh ra và cũng chịu sự tác động của môi trƣờng. Đặc điểm này có thể là: tuổi tác, giới tính, tình trạng gia đình, số ngƣời phải nuôi nấng, thâm niên công tác khác nhau. Do đó tạo động lực cho từng cá nhân phải khác nhau.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

2.1 Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực cho giảng viên tại trƣờng Đại học Thƣơng mại

2.1.1 Giới thiệu khái quát về trường Đại học Thương mại

a, Quá trình hình thành và phát triển

Trƣờng Đại học Thƣơng mại tiền thân là trƣờng Thƣơng nghiệp Trung ƣơng. Năm 1960, theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và đào tạo, trên cơ sở thống nhất các trƣờng Thƣơng nghiệp Trung ƣơng, Trung cấp Thƣơng nghiệp và Trung cấp Thƣơng phẩm, trƣờng Thƣơng nghiệp Trung ƣơng đƣợc thành lập. Năm 1965, trƣờng đƣợc giao thêm chức năng đào tạo đại học. Năm 1979, trƣờng đƣợc đổi tên thành trƣờng Đại học Thƣơng mại. Ngày 02 tháng 5 năm 1994, theo Quyết định số 203/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đổi tên trƣờng Đại học Thƣơng nghiệp thành trƣờng Đại học Thƣơng mại.

b, Đặc điểm hoạt động

Trƣờng ĐHTM là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu, biểu tƣợng riêng. Quyết định số 203/1994/QĐ-TTg ngày 02/5/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định nhiệm vụ của trƣờng ĐHTM là đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ kinh tế, tổ chức nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thƣơng mại, du lịch và dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trƣờng Đại học Thƣơng mại là trƣờng đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế thƣơng mại ở Việt Nam và trong khu vực, có trụ sở đóng tại đƣờng Hồ Tùng Mậu, phƣờng Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trong khuôn khổ chƣơng trình đánh giá các trƣờng đại học đợt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trƣờng Đại học Thƣơng mại đƣợc xếp trong nhóm 5 trƣờng đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh

Trƣờng Đại học Thƣơng mại có chức năng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành/chuyên ngành đào tạo đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt, tổ chức nghiên cứu

mại (thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, thƣơng mại các hoạt động đầu tƣ và sở hữu trí tuệ); xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nhà trƣờng, xây dựng đội ngũ, phát triển hợp tác quốc tế và quản lý tài chính, tài sản tiến tới tự chủ về tài chính.

* Các ngành/chuyên ngành đào tạo

Trƣờng Đại học Thƣơng mại là trƣờng đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế thƣơng mại tại Việt Nam. Hiện nay, nhà trƣờng đang đào tạo 13 ngành với 16 chuyên ngành trình độ đại học, 3 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 3 chuyên ngành trình độ tiến sĩ.

- Trình độ đại học:

+ Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế thƣơng mại (F). + Ngành Kế toán: Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (D).

+ Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thƣơng mại (A), Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp (K), Chuyên ngành Tiếng Pháp thƣơng mại.

+ Ngành Thƣơng mại điện tử: Chuyên ngành Quản trị Thƣơng mại điện tử (I). + Ngành Quản trị khách sạn: Chuyên ngành Quản trị khách sạn (B).

+ Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (B-LH).

+ Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thƣơng mại quốc tế (E).

+ Ngành Marketing: Chuyên ngành Marketing thƣơng mại (C), Chuyên ngành + Quản trị thƣơng hiệu (T).

+ Ngành Quản trị nhân lực: Chuyên ngành Quản trị nhân lực thƣơng mại (U). + Ngành Luật kinh tế: Chuyên ngành Luật thƣơng mại (P).

+ Ngành Tài chính - Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thƣơng mại (H).

+ Ngành Hệ thống thông tin quản lý: Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (S). + Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thƣơng mại (N).

- Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ + Chuyên ngành Quản lý kinh tế. + Chuyên ngành Thƣơng mại. + Chuyên ngành Kế toán.

* Quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo của nhà trƣờng hiện nay trên 20.000 sinh viên và học viên, trong đó:

- Trình độ đại học: khoảng 4000 sinh viên chính quy/năm. - Trình độ thạc sĩ: khoảng 400 học viên cao học/năm. - Trình độ tiến sĩ: khoảng 50 nghiên cứu sinh tiến sĩ/năm.

* Tuyển sinh :

- Đối với trình độ đại học chính quy, hiện nay nhà trƣờng tổ chức thi tuyển sinh các khối A, D1 (tiếng Anh) và D3 (tiếng Pháp) theo phƣơng tức thi 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (vào tháng 7 hàng năm).

- Đối với trình độ sau đại học, nhà trƣờng tổ chức thi tuyển sinh (đối với trình độ thạc sĩ) và xét tuyển (đối với trình độ tiến sĩ) theo 2 đợt trong năm (vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm).

* Các khoa trực thuộc

Trƣờng Đại học Thƣơng mại hiện nay bao gồm 16 khoa: Khoa Quản trị doanh nghiệp (AK).

Khoa Khách sạn - Du lịch (BV). Khoa Marketing(C).

Khoa Kế toán - Kiểm toán (D). Khoa Thƣơng mại quốc tế (E). Khoa Kinh tế - Luật (FP).

Khoa Tài chính - Ngân hàng (H). Khoa Thƣơng mại điện tử (I). Khoa Kinh doanh thƣơng mại (T). Khoa Tiếng Anh (N).

Khoa Hệ thống thông tin quản lý (S). Khoa Quản trị nhân lực (U).

Khoa Đào tạo quốc tế (Q). Khoa Lý luận chính trị (M). Khoa Sau đại học.

Trung tâm Thông tin - Thƣ viện. Trung tâm Quản trị mạng.

Trung tâm Dịch vụ. Trung tâm Thƣơng hiệu.

Trung tâm Hƣớng nghiệp sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp. Trung tâm Thƣơng mại điện tử (thuộc Khoa Thƣơng mại điện tử). Trung tâm Ngoại ngữ Smartlearn (thuộc Khoa Tiếng Anh).

Trung tâm Ngoại ngữ quốc tế (thuộc Khoa Đào tạo quốc tế).

Trung tâm Đào tạo và chuyển giao Kế toán - Kiểm toán (thuộc Khoa Kế toán - Kiểm toán).

Trung tâm Nghiên cứu và triển khai Luật kinh tế (thuộc Khoa Kinh tế - Luật). Tạp chí Khoa học thƣơng mại: 1 tháng/số, xuất bản tiếng Việt và tiếng Anh.

* Nghiên cứu khoa học: Trƣờng Đại học Thƣơng mại đã và đang triển khai các hoạt

động khoa học - công nghệ trên các cấp độ quản lý vĩ mô và vi mô thuộc các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, thƣơng mại, du lịch, luật, ngôn ngữ Anh. Hàng năm có trên 100 đề tài các cấp (cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, cấp Trƣờng) đƣợc thực hiện. Trƣờng còn tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của ngành công thƣơng. Trƣờng Đại học Thƣơng mại là trƣờng đại học duy nhất tại Việt Nam tƣ vấn chính sách cho Bộ Công Thƣơng trong việc đƣa ra các quyết định quản lý thƣơng mại và thị trƣờng. Hàng năm, các nhà khoa học trong trƣờng công bố hơn 400 bài viết ở các tạp chí, kỷ yếu khoa học trong và ngoài nƣớc.

* Hợp tác quốc tế: Trƣờng Đại học Thƣơng mại có mối quan hệ chặt chẽ trong nghiên

cứu khoa học, đào tạo đại học, sau đại học với các trƣờng đại học của Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hà Lan, Áo. Hiện nay đang có hàng trăm sinh viên quốc tế đến từ các nƣớc Trung Quốc, Lào,... đang theo học tại trƣờng. Trƣờng là một chi nhánh của AUF (Tổ chức các nƣớc nói tiếng Pháp). Hàng năm, AUF có tài trợ cho nhà trƣờng trong đào tạo sinh viên và chọn sinh viên đi đào tạo tại Pháp và các nƣớc thuộc khối nói tiếng Pháp.

* Thành tích : Từ khi thành lập đến nay, nhà trƣờng đã đào tạo cung cấp cho xã hội

cán bộ quản lý kinh tế cho ngành thƣơng mại và các ngành khác, đã trực tiếp thực hiện và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc, hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp đƣợc Nhà nƣớc, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trƣờng Đại học Thƣơng mại đã đạt đƣợc nhiều danh hiệu cao quý nhƣ:

Đơn vị Anh hùng Lao động (2010). Huân chƣơng Độc lập hạng Nhì (2008). Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ (2008). Huân chƣơng Độc lập hạng Ba (2000). Huân chƣơng Lao động hạng Nhất (1995). Huân chƣơng Lao động hạng Nhất (1984). Huận chƣơng Lao động hạng Ba (1980).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giảng viên tại trường đại học thương mại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)