Kinh nghiệm quản lý tài sản công tại một số cơ quan của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại ủy ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 34 - 38)

4. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước trong quản lý tài sản công

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài sản công tại một số cơ quan của Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Theo báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của tỉnh Hải Dương, đến nay tỉnh Hải Dương đã định danh được 961 mã đơn vị vào chương trình quản lý đăng ký tài sản Nhà nước, phần mềm của cục quản lý tài sản công – BTC.

Đối với PTĐT: Có sự quản lý linh hoạt trong việc đầu tư mua mới, việc điều chuyển nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và cả điều chuyenr từ cấp trên về tỉnh. Cụ thể đầu năm 2013, tỉnh đã tổ chức mua mới 10 chiếc xe ô tô phục vụ công tác. Các xe trên đều được ký hợp đồng và tổ chức mua xe trước ngày 20/3/2013 (Ngày chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP). Tháng 5/2013 tỉnh Hải Dương được tiếp nhận 1 chiếc xe ô tô điều chuyển từ văn phòng Chính phủ. Điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trong tỉnh là 07 xe ô tô từ nơi thừa so với tiêu chuẩn, định mức sang nơi thiếu so với tiêu chuẩn, định mức.

Đối với trụ sở làm việc có sự sắp xếp, thay đổi hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị làm việc và giao dịch của người dân. Năm 2014 tỉnh Hải Dương thực hiện thanh lý 816m2

gồm 2 trụ sở cũ không sử dụng được và để giải phóng mặt bằng xây dựng các khu làm việc mới.

Năm 2014, UBND Hải Dương Yên cũng đã ban hành Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 9/3/2014 quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đồng thời có Công văn số 1874/UBND-TH ngày 02/11/2014 chỉ đạo về việc mua sắm tài sản thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP; Sở Tài chính đã có vă bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện việc kê khai báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị và tình hình tăng giảm tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Theo báo cáo, năm 2012 Sở Tài chính của tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho đối tượng là chủ tài khoản, các bộ kế toán tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý tài chính kế toán, ngân sách và quản lý tài sản nhà nước. Thông qua lớp tập huấn nghiệp vụ, việc quản lý TSC của các đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực; việc theo dõi, hạch toán mọi biến động về số lượng và giá trị tài sản nhà nước được thực hiện đúng quy định. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng TSC hầu hết đều chấp hạnh đúng quy định về lập hồ sơ quản lý tài sản, thực hiện các trình tự thủ tục về đầu tư, mua sắm, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý TSC đúng thẩm quyền, theo trách nhiệm đã được phân cấp.

Đặc biệt, về mua sắm, quản lý và sử dụng TSC tại các đơn vị HCSN đã được trú trọng, từng bước được hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý dựa trên những chính sách, chế độ đã quy định. Năm 2012, thông quan việc đấu thầu mua sắm tập trung, ngành Giáo dục mua sắm 12,31 tỷ đồng trang thiết bị dạy học, tiết kiệm được 872,55 triệu đồng, ngành Y tế mua sắm 173,69 tỷ đồng tiền thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ cho các bệnh viện, tiết kiệm được 21,15 tỷ đồng.

Công tác kê khai, đăng ký TSC vào cơ sở dữ liệu quốc gia được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo, đến nay đã hoàn thành 100% tiến độ. Tính đến ngày

31/12/2012, tỉnh Phú Thọ có 6.227 tài sản với tổng giá trị hơn 5.965 tỷ đồng, bao gồm các tài sản là đất, nhà, xe ô tô và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên.

Để nâng cao công tác quản lý, sử dụng TSC, Sở tài chính cũng kiến nghị Bộ tài chính ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng các tài sản là máy móc, thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc, dụng cụ chuyên môn,… đối với đơn vị sự nghiệp công lập để việc quản lý tài sản nhà nước tiết kiệm và hiệu quả hơn.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại ủy ban giám sát tài chính Quốc gia

Từ việc nghiên cứu QLTSC của một số nước và một số địa phương có thể rút ra một số bài học để nghiên cứu thực trạng QLTSC ở Ủy ban, cụ thể là:

Một là, thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù, đối với một số ban ngành, địa phương, nâng cao hiệu quả việc quản lý TSC trong khu vực HC là vấn đề rất cần thiết. Nhà nước có hệ thống pháp luật đã tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý TSC giám sát, kiểm tra các cơ quan, đơn vị sử dụng TSC, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng TSC, thực hiện việc quản lý và sử dụng theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý thống nhất, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng.

Hai là, về nguyên tắc hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HC. Theo nguyên tắc này mọi quyết định đầu tư xây dựng mua sắm, sử dụng, khai thác và thanh lý TSC trong khu vực HS phải đảm bảo tính hiệu quả với ý thức tiết kiệm, công tâm, đồng thời phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu, đấu giá, phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Đây là cơ chế quản lý hiệu quả để xác định kết quả công việc và cơ

chế này sẽ khiến những người được giao trách nhiệm quản lý tài sản phải đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản.

Ba là, về phân cấp trong quản lý TSC trong khu vực HC: Nhìn chung, tại các tỉnh đều giao quyền quản lý TSC trong khu vực HC cho các cấp phòng, ban, đơn vị. Ở Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng vậy phân cấp quản lý TSC để đảm bảo việc quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm của TSC đồng thời cũng được xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế: quyền quyết định đầu tư xây dựng mới, mua sắm, xử lý TSC được phân cấp cho các chính quyền, các cơ quan, đơn vị, bởi vì họ là người biết rõ nhất họ cần tài sản gì, có nên tiếp tục sử dụng tài sản đó hay không, có nên sửa chữa hay thanh lý tài sản, tránh hiện tượng mạnh ai người đó trang bị tùy theo ý muốn của mình, tùy thuộc vào khả năng kinh phí của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thước đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản công của từng đơn vị.

Bốn là, quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước. Xuất phát từ “Tài sản công là tài sản được hình thành từ ngân sách nhà nước…” và mọi chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách nhà nước đảm bảo (trừ một số trường hợp cá biệt). Do đó, việc quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách Nhà nước, hay nói một cách khác là quản lý tái sản công là quản lý ngân sách nhà nước đã được chuyển hóa thành hiện vật – tài sản. Vì vậy, chính sách, chế độ quản lý, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công phải phu hợp với quy định về quản lý ngân sách nhà nước, việc trang bị tài sản công cho các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp phải phù hợp với khả năng của ngân sách và được lập dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách đã được thông qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại ủy ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)