CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Ủy ban giám sát tài chính
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách, quy trình quản lý tài sản công tại Ủy ban còn chưa được hoàn chỉnh như: Chưa ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSC tại Ủy Ban; Xây dựng kế hoạch mua sắm TSC chưa đảm bảo sát thực, tiết kiệm; Quy trình mua sắm tài sản công tại Ủy ban giám sát tài chính quốc gia chưa rõ ràng; Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản còn rườm dà; Quy trình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản tài sản công tại Ủy ban giám sát
tài chính quốc gia còn chưa chặt chẽ; Quy trình thanh lý tài sản tại Ủy ban giám sát tài chính quốc gia còn hạn chế.
- Nguyên nhân từ nguồn nhân lực của Ủy ban trong quản lý tài sản công: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chưa được chú trọng, nhiều cán bộ làm công tác này chua qua đào tạo, tập huấn; Chưa thực sự quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy, sắp xêp, bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản công tại Ủy ban chưa được quan tâm như: Chưa áp dụng quản lý TSC của Ủy ban theo tiêu chuẩn ISO 9000:2008; chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TSC tại Ủy ban.
Chƣơng 4
MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI ỦY BAN GIÁM SÁT
TÀI CHÍNH QUỐC GIA TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Mục tiêu, định hƣớng về nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
4.1.1. Mục tiêu
- Xây dựng những quy định nội bộ như: Quy chế quản lý tài sản công tại Uỷ ban, các quy trình mua sắm, sử dụng, thanh lý theo Luật quản, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH13 ngày 21/06/2017 do Quốc Hội mới ban hành.
- Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện việc mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản nhà nước theo đúng quy định, tiêu chuẩn, định mức của Luật và các văn bản hướng dẫn mới của Nhà nước;
- Các Ban nghiệp vụ chỉ đạo các phòng trực thuộc nghiêm túc khắc phục, không lặp lại các sai sót đã được phát hiện qua công tác kiểm tra nội bộ được Uỷ ban thông báo.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đấu thầu, trong đó kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, vi phạm các điều khoản hợp đồng, không có năng lực tổ chức thực hiện. Tiếp tục thực hành tiết kiệm trong đấu thầu với chỉ tiêu phấn đấu giá phê duyệt trúng thầu giảm khoảng 5% so với dự toán gói thầu được phê duyệt.
- Cần phải có sự phân cấp cụ thể trong việc quản lý, sử dụng TSC. - Quản lý TSC phải đảm bảo tài sản được đầu tư, trang bị đúng với tiêu chuẩn, định mức, đúng chế độ, đảm bảo công bằng và tiết kiệm.
- TSC trong cơ quan, đơn vị phải luôn được quản lý chặt chẽ về số lượng, giá trị, biết rõ tài sản có số lượng bao nhiêu, giá trị như thế nào.
- TSC phải luôn được bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa đúng với yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo tính bền lâu của sản phẩm.
4.1.2. Định hướng
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công cần được quy định theo hướng chặt chẽ, đảm bảo công năng, mục đích sử dụng, tiêu chuẩn, định mức. Bên cạnh đó, xem xét các phương án khai thác kinh doanh dịch vụ đối với một số loại tài sản do cơ quan quản lý nhà nước quản lý, nhưng không được sử dụng thường xuyên, hoặc sử dụng không hết công suất, nhằm bổ sung kinh phí bảo trì, bảo dưỡng.
- Bổ sung một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công bao gồm: Mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), khoán kinh phí sử dụng tài sản công
4.2. Các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Ủy ban giám tài chính quốc gia
4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách và ban hành các Quy chế, quy trình quản lý tài sản công tại Ủy ban
Hiện nay, vị thế của Ủy ban chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Về cơ cấu tổ chức, Ủy ban hoạt động như một cơ quan HCNN nhưng về cơ chế tài chính thì Ủy ban hiện đang là đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Văn phòng Chính phủ.
Do đó, để hoạt động của Ủy ban sớm đi vào ổn định và phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ cần sớm sửa đổi Quyết định 34/QĐ-TTg và Quyết định 79/QĐ –TTg để ban hành Nghị định về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban và sớm ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ủy ban trong đó có quy định về QLTSC của Ủy ban để từ đó tạo cơ sở pháp lý cho Ủy ban trong việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của Ủy ban.
Các văn bản pháp lý, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài sản, định mức sử dụng TSC trong các cơ quan HCNN nói chung và Ủy ban nói riêng là căn cứ để đầu tư, mua sắm TSC cho đúng mục đích sử dụng. Đồng thời, đây cũng là thước đo để đánh giá việc quản lý, sử dụng TSC của từ đơn vị thuộc Ủy ban thực hiện tiết kiệm hay lãng phí vì theo Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí:
Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và nguồn lực khác thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã xác định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định.
Ngoài ra, các cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn còn là công cụ để thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng TSC. Do vậy, trên cơ sở các quy định hiện hành thì Ủy ban cũng cần phải xây dựng các quy chế, quy định về QLTSC bám sát theo các quy định của Nhà nước.
Do đó, để quản lý và sử dụng TSC tại Ủy ban có hiệu quả thì Ủy ban cần phải có trách nhiệm trong QLTSC như sau:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trong việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Chính phủ;
- Hằng năm, báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng TSNN thuộc phạm vi quản lý;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Để việc sử dụng, quản lý TSC của Ủy ban đi vào hoạt động nề nếp, có tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả cao thì mục tiêu
trong giai đoạn 2018 – 2025 và những năm tiếp theo, về cơ bản Ủy ban sẽ xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy trình quản lý TSC sau:
- Quy chế Quản lý và sử dụng TSC của Ủy ban; - Ban hành kèm theo các Quy trình sau:
+ Quy trình triển khai kế hoạch mua sắm TSC tại Ủy ban; + Quy trình mua sắm TSC tại Ủy ban;
+ Quy trình khai thác, sửa chữa, bảo quản TSCĐ tại Ủy ban; + Quy trình thanh lý TSC tại Ủy ban.
4.2.1.1. Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSC tại tại Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Chủ tịch Ủy ban ký ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSC tại Ủy Ban (gọi tắt là Quy chế). Quy chế phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ trong Ủy ban trước khi ban hành. Các căn cứ để xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Quá trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
* Nội dung chủ yếu của Quy chế:
- Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu huỷ tài sản; lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; bảo vệ tài sản; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; kiểm kê, kiểm tra tài sản;
- Trách nhiệm bàn giao tài sản của Ủy ban khi thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi người đứng đầu;
- Các nội dung có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản Ủy ban tại các đơn vị.
4.2.1.2. Xây dựng kế hoạch mua sắm TSC tại Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đảm bảo sát thực, tiết kiệm
Để việc mua sắm TSC của Ủy ban đảm bảo thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí thì trước khi thực hiện việc mua sắm thì Ủy ban cần phải xây dựng kế hoạch mua sắm trình Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt.
Hàng năm, Văn phòng (đơn vị đầu mối) xây dựng kế hoạch và lập dự toán việc mua sắm TSC, tào sản cơ quan theo từng năm. Việc bổ sung tài sản hàng năm được thực hiện như sau: Mua sắm từ nguồn Ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác được phép sử dụng theo quy định của pháp luật; tiếp nhận tài sản từ cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân khác hoặc thu hồi từ các dự án đã kết thúc.
Theo quy trình kế hoạch, các đơn vị trong Ủy ban lập kế hoạch dự trù đề nghị mua sắm tài sản cho đơn vị mình trong năm và gửi về Văn phòng trước thời kỳ lập dự toán của Ủy ban vào tháng 6, tháng 7 hàng năm. Văn phòng sẽ tập hợp dự trù nhu cầu mua sắm của các đơn vị trong Ủy ban để lập dự toán và đưa vào kế hoạch ngân sách hằng năm. Kế hoạch ngân sách sẽ là căn cứ để tổ chức mua sắm tài sản của Ủy ban.
Đối với từng loại tài sản của Ủy ban được giao cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng phải được được công bố công khai cho tất cả công chức trong cơ quan biết để thực hiện kiểm tra, giám sát.
Trong công tác quản lý, kế hoạch mua sắm, sử dụng TSC của Ủy ban cần căn cứ vào:
- Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, nhân viên; trang thiết bị hiện có cần thay thế, mua
bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc theo các quy định hiện hành.
- Quyết định mua sắm, sử dụng TSC của cấp có thẩm quyền.
- Định hướng đầu tư phát triển của Ủy ban trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề án mua sắm trang bị cho Ủy ban được Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).
- Dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao;
- Thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý giá đối với những loại tài sản yêu cầu phải thẩm định giá theo quy định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và quy định của pháp luật có liên quan.
TSC được mua sắm căn cứ trên kế hoạch mua sắm tài sản hàng năm. Tuyệt đối không thực hiện các nhu cầu ngoài kế hoạch. Trừ các trường hợp được cấp chủ quản bổ sung, các tổ chức quốc tế tài trợ, có quà biếu, tặng…
* Quy trình lập kế hoạch mua sắm theo năm được thực hiện như sau:
Bước 1: Đơn vị đầu mối thông báo cho các đơn vị về lập kế hoạch mua sắm cho năm tiếp theo (căn cứ vào thông báo của đơn vị quản lý cấp trên, nếu có)
Bước 2: Các bộ phận trong đơn vị đăng ký nhu cầu mua sắm tài sản năm tiếp theo (Căn cứ nhu cầu nhằm đáp ứng yêu cầu, chương trình công tác, định mức trang bị, dự toán kinh phí)
Bước 3: Đơn vị đầu mối rà soát, tổng hợp thành nhu cầu mua sắm tổng thể của đơn vị (rà soát căn cứ, đánh giá sự cần thiết, mức độ phù hợp…, dự toán kinh phí chung cho toàn đơn vị)
Bước 4: Trình lãnh đạo Văn phòng phê duyệt chủ trương Trình Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt
Bước 5: Trình cấp có thẩm quyền (VPCP) phê duyệt và sau khi VPCP phê duyệt sẽ được chuyển về Văn phòng Ủy ban để tiếp tục thực hiện việc mua sắm tài sản cho năm Đăng ký vốn cho năm kế tiếp.
4.2.1.3. Hoàn thiện Quy trình mua sắm tài sản công tại Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Ủy ban cần hoàn thiện các quy trình mua sắm tài sản để đảm bảo việc mua sắm tài sản được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và Ủy ban nhưng vẫn đảm bảo được mục đích sử dụng mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả.
Tài sản mua sắm là các hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường để phục vụ cho các hoạt động có tính chất thường xuyên diễn ra hàng ngày của các đơn vị (gồm mua sắm nhỏ lẻ tài sản mới, tài sản để thay thế tài sản hỏng; mua sắm phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động thường xuyên; dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; mua sắm phục vụ yêu cầu cấp thiết, đột xuất):
- Trường hợp đơn hàng có giá từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng): Lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn đơn vị cung cấp theo quy chế Hội đồng giá. Kết quả xét chọn phải bảo đảm chọn được nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ tư vấn tối ưu nhất về chất lượng, giá cả và một số yêu cầu khác (nếu có) như thời hạn cung cấp hàng hoá, các yêu cầu về bảo hành, đào tạo, chuyển giao, không phân biệt nhà cung cấp trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn.
- Trường hợp đơn hàng có giá trị dưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng): Lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn đơn vị cung cấp.
Lô hàng có cùng chủng loại hoặc đồng bộ có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên cho một lần mua sắm sẽ phải tổ chức đấu thầu theo qui định hiện hành.
Việc mua sắm tài sản bằng hình thức chỉ định thầu tuân thủ theo Luật Đấu thầu và Ban lãnh đạo Ủy ban sẽ có quyết định cụ thể đối với từng trường hợp.
4.2.1.4. Hoàn thiện trình tự, thủ tục mua sắm tài sản tại Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Đối với mua sắm, sửa chữa tài sản dƣới 5 triệu đồng:
- Đơn vị sử dụng đề nghị mua sắm đến đơn vị đầu mối là Văn phòng (Phòng HCQT);
- Phòng HC-QT lập tờ trình xin chủ trương của Lãnh đạo VP (ChánhVăn phòng);
- Trên cơ sở chủ trương của Lãnh đạo UB, Phòng HC-QT lập dự toán, chuyển cho Phòng KT-TV kiểm soát dự toán và trình Lãnh đạo UB phê duyệt;
- Phòng HC-QT tiến hành mua sắm, sửa chữa và chuyển biên bản giao