1.2 .Tình hình trồng và sinh trưởng Bạch đàn lai ở Việt Nam
3.1. Xác định các điều kiện phù hợp cho tái sinh từ nguồn vật liệu được tuyển chọn
3.1.4. Ảnh hưởng của NAA, IBA và ABT đến khả năng ra rễ
Tạo cây ra rễ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vi nhân giống với mục đích để tạo câu con hoàn chỉnh với yêu cầu cây khỏe mạnh, có bộ rễ cứng cáp để có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi đưa ra ngoài vườn ươm hoặc vườn sản xuất.
Auxin là một phytohormon có tác dụng sinh lý đến quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tầng phát sinh, sự hình thành rễ. Ở giai đoạn này mục đích chính là tạo rễ cho chồi nên sự có mặt cũng như nồng độ phù hợp của auxin cho từng đối tượng là rất có ý nghĩa. IBA (3 - Indol Butyric Acid), IAA (Indol Acetic Acid), NAA (Napthyl Acetic Acid), ABT là những chất kích thích sinh trưởng thường được dùng trong nuôi cấy mô. Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng kết hợp hai loại chất kích thích sinh trưởng cho quá trình ra rễ của Bạch đàn. Các chồi Bạch đàn sinh trưởng, phát triển tốt có chiều cao từ 3 - 4cm được cấy chuyển sang môi trường ra rễ (R1-R4) được nuôi dưới dàn đèn neon. Sau 2 - 4 tuần nuôi thu thập và xử lý số liệu trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của NAA, IBA và ABT đến khả năng ra rễ CT TN IBA (mg/l) NAA (mg/l) ABT (mg/l) Tỷ lệ chồi ra rễ (%) Số rễ TB (rễ/cây) Chiều dài TB của rễ (cm) Chất lượng rễ ĐC 0 0 0 13.3 1 1.3 + CT1 0.5 0.5 46.7 1.9 1.7 + CT2 1 0.5 60.0 2.7 2.0 ++ CT3 1.5 0.5 73.3 3.5 2.1 +++ CT4 2 0.5 70.0 3.2 2.4 +++ CT5 0.5 0.5 36.7 1.8 1.2 + CT6 1 0.5 43.3 2.7 1.9 ++ CT7 1.5 0.5 60.0 3.3 2.1 ++
CT8 2 0.5 53.3 3.4 2.1 ++
CT9 2 1 78.1 4.9 2.8 +++
CT10 2 1 66.7 4.2 2.5 ++
Ghi chú: - Rễ không phát triển + Rễ phát triển kém
++ Rễ phát triển ở mức độ trung bình +++ Rễ phát triển tốt
Hình 3.4: Ảnh hưởng của NAA, IBA và ABT đến khả năng ra rễ
Qua số liệu bảng 3.4, ta thấy ở công thức môi trường đối chứng không có bổ sung IBA, NAA và ABT thì tỷ lệ chồi ra rễ là thấp nhất (13,3%) và rễ mảnh, ngắn và bị thâm đen. Từ CT1- CT4 và CT9 khi bổ sung thêm IBA và NAA vào môi trường thì tỷ lệ chồi ra rễ đã tăng rất rõ rệt. Ở công thức môi trường CT1- CT4 tỷ lệ ra rễ đạt được tương ứng là 46,7%; 60,0%; 73,3%; 70% số rễ/chồi là 1,9; 2,7; 3,5; 3,2 và ở CT9 khi tăng lên nồng độ 2mg/l BAP và 1mg/l NAA R2 thì tỷ lệ chồi ra rễ tăng lên rất cao đạt 735,25 và số rễ/chồi đạt là 4,9 và rễ tạo ra ở công thức này khỏe, dài, mập và trắng.
Từ CT5- CT8 và CT10 khi bổ sung thêm IBA và ABT vào môi trường thì tỷ lệ ra rễ đạt tương ứng là 36,7%; 43,3%; 60%, 53,3% và 66,7% và chất lượng rễ của các công thức này phát triển nhiều, dài và khá mập nhưng rễ bị sùi và hơi thâm đen.
Qua phân tích kết quả thu được ta thấy ở CT9 cho tỷ lệ chồi ra rễ cao nhất và số lượng, chất lượng rễ rất tốt. Ta có thể sử dụng công thức môi trường này trong việc nghiên cứu ra rễ phục vụ quá trình tái sinh cây Bạch đàn cho quy trình chuyển gen.