1.2 .Tình hình trồng và sinh trưởng Bạch đàn lai ở Việt Nam
3.1. Xác định các điều kiện phù hợp cho tái sinh từ nguồn vật liệu được tuyển chọn
3.1.3. Ảnh hưởng của BAP ,K và NAA đến khả năng tái sinh chồi
Theo Vuglteke (1989) môi trường nuôi cấy mô bổ sung Cytokinin có tác dụng kích thích tạo chồi. Trong đó BAP và Kinetin là những Cytokinin có hoạt tính sinh học cao nên thường được sử dụng để thúc đẩy sự phân chia tế bào và phát triển chồi của các mô nuôi cấy. Nhiều nghiên cứu trước đây của Sung và cs (2003); Gorinova (2005); Gubis và cs (2004) đều cho thấy khi phối hợp các Cytokinin như BAP và Kinetin và Zeatin với các Auxin như NAA, IBA, 2,4D thì tác động phức hợp của chúng sẽ cho tỷ lệ tạo chồi cao hơn so với khi sử dụng riêng rẽ từng chất [24].
Các lá mầm và thân mầm sau khi cắt thành những mảnh nhỏ được cấy lên các công thức môi trường tái sinh (CT1 – CT16) và được nuôi dưới dàn đèn neon. Sau 4 tuần, kết quả thu thập và xử lý số liệu trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của BAP, K và NAA đến khả năng tái sinh chồi
CT TN BAP (mg/l) K (mg/l) NAA (mg/l)
Tỷ lệ mẫu tái sinh chồi (%)
Chất lượng chồi ĐC 0 0 0 0 - CT 1 0.1 17.22 + CT 2 0.3 28.97 + CT 3 0.5 43.54 ++ CT 4 0.7 53.19 ++ CT 5 1 59.22 ++ CT 6 1.5 46.54 ++ CT 7 0.3 0.2 46.90 ++ CT 8 0.5 0.2 55.98 ++ CT 9 0.7 0.2 63.82 +++ CT 10 1 0.2 52.28 ++ CT 11 1.5 0.2 42.41 ++ CT 12 0.3 0.2 52.36 ++ CT 13 0.5 0.2 71.82 +++ CT 14 0.7 0.2 75.28 +++ CT 15 1 0.2 62.25 +++ CT16 1.5 0.2 48.65 +++
Ghi chú: - Chồi không phát triển + Chồi phát triển kém
++ Chồi phát triển ở mức độ trung bình +++ Chồi phát triển tốt
Hình 3.3: Ảnh hưởng của BAP, K và NAA đến khả năng tái sinh chồi
Từ bảng số liệu thu thập được ở bảng 3.2 cho thấy việc kết hợp BAP với nhóm auxin NAA vào môi trường nuôi cấy đã thể hiện rõ hiệu quả tái sinh. Ở môi trường đối chứng 100% các mẫu cấy không có khả năng tái sinh, còn trên các công thức môi trường có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng BAP, K và NAA đã cho hiệu quả tái sinh chồi khá cao.
Trong các công thức nghiên cứu này thì hiệu quả tạo chồi và chất lượng chồi của các công thức là:
Từ công thức CT1 đến CT6 ta chỉ bổ sung thêm BAP vào môi trường nuôi cấy, nồng độ BAP tăng dần từ 0,1mg/l đến 1,5mg/l ta thấy tỷ lệ tái sinh chồi đã tăng lên dần từ 17,22% đến 59,22% và đạt múc cao nhất ở nồng độ 1mg/l. Nhưng khi tiếp tục tăng nồng độ BAP lên 1,5 mg/l ở CT6 thì tỷ lệ tái sinh chồi lại giảm xuống còn 46,54% và chất lượng chồi ở cả 6 CT này đều phát triển kém, không đồng đều và mảnh.
Từ CT7- CT11 ta bổ sung thêm vào môi trường BAP và 0,2mg/l K thì tỷ lệ tái sinh đã có sự biến động. Khi tăng BAP từ 0,3mg/l- 0,7mg/l thì tỷ lệ tái sinh tăng từ 46,90% đến 63,82% và đạt tỷ lệ cao nhất ở nồng độ 0,7mg/l và khi ta tiếp tục tăng nồng độ BAP lên 1mg/l và 1,5mg/l thì tỷ lệ tái sinh đã giảm xuống từ 63,82% còn 42,41%. Chất lượng chồi của các công thức này đều phát triển kém chỉ có ở CT9 thì chồi phát triển đẹp đồng đều và mập.
Từ CT12 – CT16 ta bổ sung thêm vào môi trường BAP và 0,2mg/l NAA thì tỷ lệ tái sinh đã có sự biến động rõ rệt. Khi tăng BAP từ 0,3mg/l- 0,7mg/l, tỷ lệ tái sinh tăng từ 53,36% đến 75,28% và khi tiếp tục tăng nồng độ BAP lên 1,5mg/l, tỷ lệ tái sinh đã giảm đáng kể xuống còn 48,65%. Chồi tái sinh từ công thức CT13- CT16 đều phát triển đồng đều, mập và khỏe.
Như vậy, nếu xét các tiêu chí để đánh giá khả năng tái sinh chồi là tỷ lệ mẫu tái sinh chồi và đặc điểm chồi tạo ra thì công thức CT14 là có ưu thế hơn cả. Tỷ lệ mẫu tái sinh chồi đạt khá cao là 75,25% và những chồi tạo ra trên môi trường này phát triển nhanh, đồng đều, chồi mập và khỏe như vậy sẽ cung cấp nguồn vật liệu tốt cho quá trình ra rễ ở giai đoạn sau.