Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển gen tăng chiều dài sợi gỗ (EcHB1) vào bạch đàn lai phục vụ công nghiệp chế biến (Trang 37 - 40)

1.2 .Tình hình trồng và sinh trưởng Bạch đàn lai ở Việt Nam

3.1. Xác định các điều kiện phù hợp cho tái sinh từ nguồn vật liệu được tuyển chọn

3.1.2. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi

NAA là chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo thuộc nhóm Auxin có tác dụng kích thích tạo rễ trong nuôi cấy mô thực vật. Tuy nhiên, khi bổ sung vào môi trường nhân chồi, nó có thể kích thích quá trình phát sinh hình thái chồi do tỷ lệ auxin/cytokinin trong môi trường nuôi cấy được tăng lên. Do đó để tìm ra tổ hợp giữa BAP và auxin thích hợp cho nhân nhanh chồi phải tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của BAP và NAA đến HSNC.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi CT TN BAP (mg/l) NAA (mg/l) HSNC Chất lượng chồi

ĐC 0 0 1.27 ++ CT1 0.5 0.1 4.8 ++ CT2 1 0.1 4.5 +++ CT3 0.5 0.3 6.1 +++ CT4 1 0.3 4.4 +++ CT5 0.5 0.5 5.0 +++ CT6 1 0.5 4.4 +++

Ghi chú: - Chồi không phát triển + Chồi phát triển kém

++ Chồi phát triển ở mức độ trung bình +++ Chồi phát triển tốt

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi

Hình 3.2: Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi

Trong thí nghiệm này chỉ tiêu HSNC đóng vai trò quyết định hệ số nhân chồi càng cao thì số lượng chồi tạo ra càng nhiều .

Trong kết quả nghiên cứu này công thức thí nghiệm ĐC chỉ gồm môi trường MS không bổ sung BAP và NAA thì có HSNC đạt 1,27 và chồi kém phát triển và yếu. Trong CT1 thì có HSNC đạt khá cao là 4,8 chất lượng chồi tốt, chồi phát triển đồng đều nhưng thấp. Ở CT2 HSNC đạt 4,5 và CT3 HSNC đạt rất cao là 6,1 và chồi phát triển tốt, mập, thẳng và không phân nhánh. Khi tiếp tục thay đổi nồng độ BAP và NAA thì HSNC đã thay đổi rất nhiều. Ở CT4, CT5, CT6 thì HSNC đạt tương ứng là 4,4; 5,0 và 4,4, chồi ở các công thức này đều phát triển đồng đều nhưng phân nhiều nhánh.

Như vậy qua phân tích số liệu bảng 3.2 thì ở CT3 với nồng độ BAP 0,5mg/l và NAA 0,3mg/l là môi trường thích hợp nhất cho quá trình nhân nhanh chồi tạo nguồn vật liệu cho quá trình chuyển gen.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển gen tăng chiều dài sợi gỗ (EcHB1) vào bạch đàn lai phục vụ công nghiệp chế biến (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)