Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 38 - 41)

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngàn hở tỉnh

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Một là, dân số và lao động tỉnh Bến Tre, theo niên giám thống kê năm 2003 của cục thống kê Bến Tre thì có 1.348.167 người. Trong đó thành thị là 131.336 người và nông thôn 1.216.831 người. Nếu phân theo giới tính thì nam 652.006 người, nữ 696.161 người. Mật độ dân số bình quân cả tỉnh là 581 người/km2, riêng thị xã Bến Tre có tới 1.714 người/km2, còn các huyện mật độ dân số trung bình là 678 người/km2, chỉ có hai huyện Bình Đại và Thạnh Phú là 328 người/km2. Nhìn chung về mật độ dân số, Bến Tre thuộc loại cao, đứng hàng thứ ba ở Nam Bộ (sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang).

Do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và nâng cao được nhận thức của người dân nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm đáng kể, năm 1993 tỷ suất tăng tự nhiên là 16,27)‰ đến năm 2003 xuống còn 10,96‰.

Về lao động, đến cuối năm 2003 tỉnh có 848.763 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 668.476 người, được phân bổ vào các thành phần kinh tế, cụ thể như sau:

+ Kinh tế Nhà nước 34.537 người + Kinh tế tập thể 9.232 người + Kinh tế tư nhân 10.575 người + Kinh tế cá thể 613.348 người + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 784 người

Phân theo ngành kinh tế thì số lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có 536.967 người, công nghiệp và xây dựng là 46.438 người và ở lĩnh vực thương mại dịch vụ có 22.561 lao động đang hoạt động.

+ Về trình độ văn hóa, theo kết quả điều tra thì đến năm 1996, tỉnh Bến Tre có 93,47% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 35 biết chữ. Đến năm 1999 tỷ lệ người biết chữ được nâng lên 94,5%. Năm học 1996 - 1997, Bến Tre là một trong những tỉnh đã hoàn thành sớm việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu

học. Số lượng học sinh Bến Tre vào đại học ngày càng tăng, năm học 1999 - 2000 đạt 54,7 sinh viên/1 vạn dân (mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là 40 sinh viên/1vạn dân).

+ Về chuyên môn kỹ thuật, theo số liệu điều tra thì đến hết năm 2002, số lao động của tỉnh qua đào tạo là 12,97%, trong đó trình độ đại học và cao đẳng là 1,93%, trung học 2,12%, công nhân kỹ thuật chiếm 1,92%; số còn lại là những chuyên ngành khác.

Hai là, kinh tế Bến Tre chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nông - lâm -

ngư nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng ổn định bình quân 5,7%/năm. Tiềm năng, lợi thế ngày càng được phát huy tốt, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng chuyên canh, thâm canh, xen canh tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng cao. Những năm gần đây, tỉnh chú trọng chuyển dịch sang lĩnh vực thủy sản - đây là mũi nhọn cho xuất khẩu và ứng dụng khoa học - công nghệ cho các ngành sản xuất, lai tạo cây, con giống có chất lượng cao. Tuy vậy, trước yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp toàn diện, tỉnh vẫn còn những bất cập, như: số kỹ sư, kỹ thuật nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của tỉnh cũng như ở các huyện.

+ Về sản xuất công nghiệp tuy còn nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng bình quân 9,52%/năm (trong giai đoạn 1996 - 2000). Nhìn chung các sản phẩm công nghiệp đều có mức tăng khá. Ngoài ra, còn có thêm một số mặt hàng mới như: hàng thủ công mỹ nghệ, lưới xơ dừa, cơm dừa nạo sấy… Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp được duy trì.

+ Các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh có bước phát triển khá, tăng bình quân 7,13%/năm (1996 - 2000). Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng bình quân 12%/năm. Thương mại quốc doanh vẫn nắm bán buôn và kinh

doanh bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu. Du lịch, dịch vụ, vận tải, bưu điện, tư vấn pháp lý có sự phát triển đáng kể.

Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từ 1998, tỉnh đã tăng cao tỷ lệ

đầu tư cho kết cấu hạ tầng.

+ Trên lĩnh vực nông nghiệp, đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Điển hình như công trình Tân Hương, Vàm Hồ, Giao Thạnh... Đóng mới 81 tàu đánh bắt xa bờ; xây dựng một số trại giống cây sạch bệnh, trại giống tôm sú, tôm càng xanh… Đáp ứng nhu cầu thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong tỉnh, và bán ra ngoài tỉnh.

+ Về điện, đến năm 2000, 100% xã có lưới điện quốc gia, số hộ dùng điện đạt 70%.

+ Bưu chính viễn thông luôn được hiện đại hóa và hoạt động thông suốt, nâng mức bình quân lên 2,2 máy điện thoại/100 dân; và ngày càng phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế, đời sống của nhân dân.

+ Lĩnh vực giao thông có bước phát triển vượt bậc, tính đến năm 2000 đã bê tông nhựa tất cả các tỉnh lộ trong toàn tỉnh; xóa cầu khỉ và trải sỏi đỏ trên các đường liên xã và phần lớn đường liên ấp. Đảm bảo 154/158 xã xe 4 bánh vào được trung tâm xã.

+ Về kết cấu hạ tầng xã hội cũng được nâng cấp và xây dựng mới, bao gồm hệ thống trường học và các ký túc xá sinh viên, mở rộng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng mới bệnh viện khu vực Cù Lao Minh và hệ thống trạm y tế cơ sở; các nhà văn hóa, khu di tích lịch sử… đều được củng cố và xây dựng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)