Điều kiện chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 41 - 45)

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngàn hở tỉnh

2.1.3. Điều kiện chính trị

+ Chính trị ổn định là điền kiện tiên quyết cho sự phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội, Bến Tre còn có môi trường chính trị khá tốt. Đây là vùng đất của “địa linh, nhân kiệt”, nơi sản sinh và an nghỉ của nhiều nhà hiền tài như: Võ Trường Toản, Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thị Định... Nơi xuất hiện Chi bộ Đảng Cộng sản rất sớm, vào tháng 4 năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập. Nhân dân Bến Tre có truyền thống đoàn kết, yêu nước, anh dũng chống ngoại xâm, không ngại hy sinh, đầy sáng tạo. Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã làm nên cuộc “Đồng Khởi thần kỳ” vào đầu năm 1960, đã cổ vũ, thúc đẩy nhân dân các tỉnh Nam bộ nổi dậy “diệt ác phá kìm” của Mỹ - Ngụy, làm chuyển biến Cách mạng Miền Nam “từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công”.

+ Phát huy truyền thống “Đồng khởi”, từ ngày giải phóng đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ra sức giữ gìn an ninh - trật tự, phát triển kinh tế - xã hội, dân chủ hóa từng bước được mở rộng. Đặc biệt là những năm gần đây hệ thống chính trị và sinh hoạt chính trị của nhân dân có nhiều tiến bộ; biểu hiện ở các mặt sau đây:

- Đối với công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội.

Các cấp trong hệ thống chính trị có sự chủ động phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại các âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, buôn lậu; giải quyết cơ bản vấn đề khiếu kiện, tranh chấp đất đai.

- Đổi mới công tác vận động quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

Theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của địa phương tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động theo hướng đa dạng tổ chức tập hợp quần chúng như: các nhóm, tổ nghề nghiệp, sở

thích, từ thiện - nhân đạo... để tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội. Quan tâm chăm lo lợi ích và tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng làm tốt nghĩa vụ công dân.

Các đoàn thể tích cực vận động nhân dân thi đua thực hiện tốt ba cuộc vận động: thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng chính quyền và cán bộ, công chức nhà nước.

+ Xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh:

Tiếp tục nâng cao vai trò hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sát cơ sở, gần gũi dân. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của hội đồng nhân dân với các đại biểu quốc hội, kịp thời phản ánh, đề xuất, kiến nghị giải quyết những yêu cầu bức xúc của nhân dân.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; đề cao vai trò trách nhiệm cán bộ, viên chức nhà nước, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nhất là cơ quan nắm quyền, nắm tiền, cơ quan trực tiếp giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng của dân.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, bớt đầu mối, bớt thủ tục phiền hà; thực hiện tốt chế độ công khai dân chủ; chống quan liêu bàn giấy, thiếu trách nhiệm.

+ Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Tiếp tục đổi mới công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước cho cán bộ, đảng viên.

Về tổ chức cán bộ, tập trung xây dựng ổn định và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức trong hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, đủ chuẩn chất; khuyến khích phát triển tài năng, đào

tạo thu hút nhân tài; thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ theo yêu cầu của từng địa bàn, từng ngành.

Tóm lại, xuất phát từ quê hương có truyền thống cách mạng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã tạo được sự ổn định chính trị, trận tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị ngày càng được nâng lên, dân chủ hóa xã hội được mở rộng.

Các mặt đạt được nêu trên đã góp phần ổn định vững chắc về chính trị - là một trong những điều kiện tiên quyết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nhà.

Thực tế ở Bến Tre vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: vị trí địa lý của tỉnh là cù lao, giao thông với tỉnh bạn bị ngăn cách bởi những con sông lớn. Điều này dẫn tới những hạn chế đáng kể về lưu thông mua bán hàng hóa và thu hút đầu tư bên ngoài. Bến Tre còn là tỉnh có mật độ dân số đông nên áp lực về giải quyết việc làm rất lớn. Nơi đây là vùng căn cứ cách mạng, đã và đang gánh chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề.

Tuy nhiên, nếu có quyết tâm và đề ra những chủ trương, chính sách hợp lý, khai thác tốt các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cộng với ổn định chính trị, thì sẽ đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, thúc đẩy công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển theo.

Thực tiễn cho thấy, những năm gần đây khi tỉnh có đề án quy hoạch, phát triển các ngành chuyên canh phù hợp với lợi thế các loại cây và vật nuôi đã mang lại hiệu quả cao. Đồng thời công tác khuyến nông cũng tích cực hướng dẫn nông dân thực hiện kết hợp nông - lâm - ngư nghiệp đã tạo ra bước phát triển mới.

Trước hết, về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhờ tập trung theo hướng chuyên canh, thâm canh, xen canh đã làm tăng sản lượng cây trồng, vật

nuôi. Trong giai đoạn (1996 - 2000), mức tăng trưởng lĩnh vực này tăng bình quân hàng năm là 5,7%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra (nghị quyết là 5%).

Trên lĩnh vực công nghiệp cũng có mức tăng trưởng đáng kể, bình quân tăng 9,52%/năm (giai đoạn 1996 - 2000). Ngoài các sản phẩm truyền thống, ngành công nghiệp tỉnh có thêm một số mặt hàng mới, như: hàng thủ công mỹ nghệ, lưới xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, bao bì PP, than sinh hoạt xuất khẩu...

Các ngành thương mại, dịch vụ có bước phát triển đáng kể, giá trị tăng bình quân 7,13%/năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.

Qua phân tích trên cho ta kết luận:

Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính trị của tỉnh Bến Tre có ảnh hưởng trực tiếp đế tiến trình phát triển kinh tế - xã hội; thực tiễn đã chỉ rõ: nếu biết khai thác tốt các điều kiện này, thì sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh, theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo thực hiện được những mục tiêu của tỉnh đề ra.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Bến Tre từ 1991 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)