Phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 89 - 99)

- Nâng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Cần tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng thâm canh, chuyên canh, xen canh thích hợp, tận dụng mặt đất, mặt nước làm tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

Tập trung đầu tư khai thác hai thế mạnh: kinh tế thủy hải sản và kinh tế vườn, tạo những bước đột phá mới thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh. Đặc biệt đối với thủy sản, cần tiếp tục đầu tư cho 3 chương trình: nuôi trồng, đánh bắt xa bờ; dịch vụ hậu cầu, chế biến xuất khẩu, nhằm đạt sản lượng khoảng 200.000 tấn/năm, trong đó có hơn 20.000 tấn tôm xuất khẩu.

Chuyển đổi toàn bộ diện tích lúa kém hiệu quả, đất bìa chéo, manh mún sang trồng cây ăn trái. Tăng cường trồng xen, nuôi xen; chú ý trồng xen các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt đầu tư phát triển nuôi xen thủy sản như: tôm càng xanh, cá nước ngọt, thủy đặc sản.

- Chuyển dịch và nâng cao chất lượng cây trồng và vật nuôi.

Trước mắt, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cơ bản của tỉnh từ nay đến năm 2010.

+ Đất trồng lúa giảm mạnh đến năm 2005 còn khoảng 40.000 ha, năm 2010 chỉ còn 29.000 ha.

+ Tương tự diện tích mía giảm, năm 2005 giảm còn 10.000ha và đến năm 2010 còn 8.000ha

+ Diện tích trồng dừa vẫn giữ khoảng 36.500 ha vào năm 2010.

+ Vườn cây ăn trái đến năm 2005 tăng lên 40.000 ha và năm 2010 lên 45.000 ha.

+ Rau màu hiện có 5.016 ha, hướng tới năm 2005 và 2010 tăng lên 5.500ha.

+ Đàn heo phát triển đến 2005 là 330.000 con và 2010 đạt 370.000 con. + Đàn trâu, bò đến năm 2005 đạt 71.000 con và đạt 73.000 con vào năm 2010.

Như vậy, đến năm 2010 diện tích lúa giảm mạnh và đất mía có giảm, vườn dừa ổn định, cây ăn trái tăng mạnh, rau màu tăng một ít. đàn heo, trâu, bò đều tăng.

Song song với việc chuyển đổi cây trồng và vật nuôi theo số lượng cần nâng dần chất lượng, sản xuất những nông sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với từng vùng sinh thái.

Vùng nước ngọt bao gồm các xã phía tây huyện Châu Thành và các xã ở huyện Chợ Lách cần tập trung trồng cây ăn trái chuyên canh như: sầu riêng, chôm chôm, xoài hoặc trồng xen hợp lý với các loại cây như: măng cụt, bòn bon, cam, chanh, bưởi... bằng các loại giống mới.

Hoàn thiện các làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng nổi tiếng có uy tín và chất lượng, có hệ thống sản xuất cây có múi sạch bệnh cung ứng trong và ngoài tỉnh.

Chú trọng việc chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hộ gia đình và nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; kết hợp việc nuôi xen thủy sản trong mương vườn như: tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá basa, các loại cá nước ngọt.

Để nâng chất lượng cây trồng và vật nuôi , trung tâm giống cây trồng và vật nuôi của tỉnh phải lai tạo, cung cấp, hướng dẫn ứng dụng các loại cây như: các giống lúa có năng suất và chất lượng cao; các giống nhãn xuồng cơm vàng, tiêu da bò; sầu riêng cơm vàng hạt lép, Mong thong, Ri 6; các giống chôm chôm như: Java, đường, Rong riêng (Thái Lan); xoài cát Hòa Lộc, Cát chu...

Cần cung cấp, sản xuất các loại rau màu giống mới, các giống tre Điền Trúc, Lục Trúc trồng trên đất giồng cát mang lại hiệu quả khả quan.

Các giống gia súc gia cầm cần hướng đến:

+ Bò lai 50 - 70% máu Sind với bò nái vàng địa phương.

+ Heo lai theo hướng nạc bằng phối giống hoặc thụ tinh nhân tạo. + Dê Bách thảo, dê Bắc Kinh, dê Ấn độ.

+ Tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm sú; các loại thủy đặc sản: ếch, lươn, ba ba, cá sấu,....

Như vậy, để nâng chất lượng cây trồng và vật nuôi, trước tiên phải áp dụng giống mới có hiệu quả kinh tế cao thay thế dần giống cũ hiệu quả và chất lượng thấp.

- Phát triển nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

Để phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản, thì phải có sự tác động của công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản.

Thực tế cho thấy giá cả nông sản ở tỉnh Bến Tre vẫn còn bấp bênh và thay đổi theo mùa vụ, nhiều mặt hàng giá cả rất thấp, nguyên nhân chính là do công nghiệp chế biến còn hạn chế. Vì thế, việc kết hợp giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ là một tất yếu khách quan. Bởi vì có phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thì mới cần nhiều nguyên liệu, từ đó thúc đẩy nông nghiệp phát triển, mở rộng để cung cấp nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp; một khi công nghiệp và nông nghiệp tăng trưởng, phát triển sẽ kéo dịch vụ phát triển, dịch vụ đảm bảo cung cấp sản phẩm, đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho đầu vào và đầu ra của cả nông nghiệp lẫn công nghiệp.

Để thực hiện được các chỉ tiêu cây trồng và vật nuôi vào năm 2010, như diện tích cây dừa, mía, nuôi trồng thủy sản... thì phải đầu tư mở rộng phát triển công nghiệp chế biến của địa phương và tất nhiên kéo theo cả dịch vụ cũng phát triển, cho nên Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII chỉ ra phương hướng, mục tiêu phát triển là: “... tiếp tục đầu tư vào các thế mạnh về thủy sản, kinh tế vườn, đồng thời có chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến nông sản và thương mại, dịch vụ để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ” [13, tr.48].

Tóm lại, từ nay đến 2010, kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Do đó nông - lâm - ngư nghiệp phải chuyển đổi theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao, phát triển nông nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ. Quá trình thực hiện các nội dung trên phải đồng bộ, có sự đan xen, tác động qua lại, làm tiền đề và điều kiện cho nhau.

3.1.2. Phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế của địa phương. Để tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt 25 - 26% vào năm 2010 thì cần phải có định hướng đúng cho sự phát triển ngành công nghiệp. Hướng tới, công nghiệp tỉnh Bến Tre cần phát triển theo những hướng sau đây:

Sau khi phân tích thực trạng, yêu cầu và các quan hệ kinh tế trong tỉnh, thì từ nay đến năm 2010 cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp dệt may - da giầy, công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại, công nghiệp hóa chất và sản xuất hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...

Phương hướng phát triển 6 chuyên ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Công nghiệp chế biến nông, thủy sản:

Cần tập trung vốn đầu tư để xây dựng mới và nâng cấp công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu, xí nghiệp Đông lạnh thủy sản Ba Tri và Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Đại, đưa vào vận hành nhà máy đông lạnh thủy sản Ba Lai nhằm đưa công suất chế biến lên 27.000 tấn/năm vào năm 2010 với chất

lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến năm 2005 giá trị sản xuất đạt 2.548 tỷ đồng, năm 2010 đạt 6.078 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84%.

Chế biến sản phẩm nông nghiệp từ nay đến năm 2010 cần tập trung vào các lĩnh vực:

 Cây mía, cây dừa, cây ăn trái, rau.

 Gia súc, gia cầm.

 Đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Về chế biến từ cây dừa, cần duy trì các cơ sở sản xuất hiện có và đầu tư mới để sản xuất chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, thạch dừa… không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

Về chế biến đường, không khuyến khích đầu tư mở rộng các cơ sở chế biến thủ công vì hiệu quả thấp; cần nâng cao nhà máy đường hiện có để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Về chế biến trái cây, đầu tư kho đông lạnh để bảo quản trái cây tươi, các cơ sở chế biến nước trái cây đóng hộp và cô đặc.

Về đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ, phát triển các cơ sở mộc sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản phẩm phục vụ đánh bắt thủy sản, phát triển hàng thủ công mỹ nghệ.

+ Công nghiệp dệt may - da giầy.

Khuyến khích đầu tư xây dựng thêm xí nghiệp may quần áo, giầy dép xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp. Mở rộng dây chuyền sản xuất công ty may xuất khẩu Việt Hồng xuống các huyện nhằm giải quyết việc làm tại chỗ. Phấn đấu năm 2005 giá trị công nghiệp dệt may - da giầy đạt 107 tỷ đồng và năm 2010 đạt 238 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,53%.

Tập trung củng cố các cơ sở hiện có, đầu tư thay thế những thiết bị đã cũ, nâng cấp trang thiết bị và hoàn thiện công nghệ cho xí nghiệp cơ khí của tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu là máy móc phục vụ nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến; đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, nhà và các phương tiện vận tải khác; trung đại tu ô tô, các sản phẩm cơ khí phục vụ xây dựng và nhu cầu dân sinh trong tỉnh. Giá trị sản xuất cơ khí năm 2000 đạt 44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng giá trị công nghiệp địa phương 3,05%; phấn đấu đến năm 2005 giá trị sản xuất cơ khí đạt 96 tỷ đồng, năm 2010 đạt 185 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tương ứng là 3,23% và 3,52%.

+ Công nghiệp hóa chất:

Hướng vào các sản phẩm hiện đang có thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước có nhu cầu như: than hoạt tính, than thiêu kết, thuốc trị bệnh, vỏ ruột xe... sắp tới cần đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp hóa chất năm 2000 đạt khoảng 40 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 2,76%; dự báo đến năm 2005 đạt 98 tỷ đồng, năm 2010 đạt khoảng 227 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng 3,32% và 4,32%.

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng của tỉnh như: nhà máy sản xuất gạch An Hiệp, Châu Thành với công suất 20 triệu viên/năm; nhà máy sản xuất gạch nung Phong Nẫm, Giồng Trôm với công suất 10 triệu viên/năm; nhà máy sản xuất gạch không nung An Hiệp, Châu thành công suất 12 triệu viên/năm; nhà máy sản xuất Panel với công suất 5.000m3/năm... Giá trị sản xuất ngành vật liệu xây dựng năm 2000 đạt 13 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,88%. Phấn đấu đến 2005 giá trị sản xuất vật liệu xây dựng đạt khoảng 33 tỷ đồng và năm 2010 là 66 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 1,11% và 1,26%.

Đẩy mạnh công nghiệp khai thác để có nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Tập trung khai thác các mỏ sét hiện có và tiến hành nghiên cứu thêm nguồn sét ở một số mỏ. Tiến hành khai thác cát ở một số khu vực sông Mỹ Tho, Hàm Luông, Cổ Chiên... để phục vụ cho nhu cầu san lấp dân dụng và các công trình giao thông, khu công nghiệp... Chú ý khai thác đất sét, cát phải hợp lý tránh sạt lở đất. Phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác đạt 114 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng công nghiệp 2,17%.

Ngoài ra, còn phát triển một số ngành công nghiệp khác như: sản xuất và phân phối điện, nước, xuất bản, in… với giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,54%, năm 2005 phấn đấu đạt 167 tỷ đồng, chiếm 5,64% năm 2010 sẽ đạt 286 tỷ đồng, chiếm khoảng 5,44% giá trị công nghiệp trong tỉnh.

- Qua xem xét phương hướng phát triển 06 chuyên ngành công nghiệp của tỉnh cho thấy công nghiệp chế biến nông, thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao (84%). Sự xác định này đảm bảo gắn phát triển công nghiệp với nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra cơ sở phát triển vững chắc, lâu dài thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên cơ sở quy hoạch các vùng dân cư, các vùng chuyên môn hóa sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mà hình thành các khu công nghiệp cho phù hợp. Hướng phát triển như vậy, một mặt đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa. Mặt khác tạo điều kiện cho nông - lâm - ngư nghiệp phát triển. Bố trí như vậy còn có tác dụng thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.

3.1.3. Phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu thương mại, dịch vụ tỉnh Bến Tre

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các ngành, ngành thương mại, dịch vụ tỉnh Bến Tre có bước phát triển đáng kể. Nhất là giai đoạn từ năm 2001 - 2003 và 8 tháng đầu năm 2004, ngành đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa và dịch vụ, góp phần bảo đảm các nhu cầu về vật tư, hàng hóa cho nền kinh tế của tỉnh. Hàng hóa phong phú, giá cả hợp lý, ngày càng có thêm nhiều loại hàng của tỉnh có mặt ở các thị trường các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ bình quân giai đoạn 1996 - 2003 là 20.842 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 21%, phù hợp với kế hoạch đề ra (19 - 20%).

Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được, hoạt động thương mại - dịch vụ còn nhiều tồn tại như: quy mô xuất khẩu của tỉnh còn nhỏ so với các tỉnh trong khu vực; mạng lưới thương mại Nhà nước, hợp tác xã ở thị trường nông thôn mỏng, nguồn lực yếu; hàng hóa của tỉnh rất phong phú nhưng mức độ cạnh tranh gay gắt làm cho giá cả giảm mạnh, chủ thể kinh doanh giảm lợi nhuận, thiếu sự hưng phấn trong kinh doanh; kỷ cương, pháp luật bị vi phạm, nạn buôn lậu, bán hàng giả... vẫn chưa khắc phục triệt để.

Để thực hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế: năm 2005 tỷ trọng dịch vụ, thương mại chiếm khoảng 25%; năm 2010 đạt 28 - 29%/GDP; đòi hỏi ngành thương mại - dịch vụ có hướng phát triển đúng đắn. Đó là:

- Đẩy mạnh hoạt động thương mại theo hướng mở rộng thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường nước ngoài.

Đối với thị trường trong tỉnh cần thực hiện quy hoạch phát triển từ nay đến 2010 thêm 11 chợ nâng tổng số chợ lên 158 chợ. Nhất là các chợ đầu mối ở nông thôn.

Thị trường ngoài tỉnh, cần tạo ra một số kênh lưu thông hàng hóa chính: liên kết kinh tế giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Về thị trường ngoài nước, cần duy trì và mở rộng xuất - nhập khẩu, chú ý vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 89 - 99)