Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Bến Tre từ năm 2001 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 73 - 82)

- Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm sắp tới, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII xác định mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu kinh tế trong 5 năm (2001 - 2005) là tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về thủy sản, kinh tế vườn, có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến nông sản và thương mại, dịch vụ để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đưa mức tăng GDP trên địa bàn bình quân trên 8%/năm. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 đạt tỷ trọng nông nghiệp 55%, công nghiệp và xây dựng 20%, thương mại dịch vụ 25%.

- Trong 5 năm tới, nền kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển theo cơ cấu nông - ngư - công nghiệp chế biến và dịch vụ - thương mại. Cần tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện, làm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, phấn đấu tạo mức tăng trưởng bình quân từ 5,5 - 6%/năm. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hướng phát triển chủ yếu là chế biến nông - thủy sản, làm hàng xuất khẩu; tạo mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 12 - 13% và nâng dần tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế. Về dịch vụ - thương

mại, cần phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất nông - ngư - công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động thương mại phải đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản về sản xuất và đời sống, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phấn đấu tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bình quân khoảng 13%/năm.

- Qua 3 năm đầu thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ VII của tỉnh, kinh tế của tỉnh nhà có sự tăng trưởng rõ rệt, như: giá trị tổng sản phẩm xã hội tăng liên tục, năm 2001 là 5.860.512 triệu đồng, năm 2002 lên 6.449.148 triệu đồng và năm 2003 là 7.134.525 triệu đồng (theo giá hiện hành)

Xem qua biểu đồ: 7.000.000 6.000.000 5.000.000 4.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 1995 2000 2001 2002 2003 Bên cạnh tăng GDP, việc giải quyết việc làm, thu hút lao động vào làm việc trong các thành phần kinh tế đều tăng, năm 2001 là 652.985 người, năm 2002 tăng lên 660.948 người và năm 2003 là 668.476 lao động đang làm việc. Về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động thương mại - dịch vụ đạt hiệu quả khá cao và đảm bảo tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển, cụ thể:

+ Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp liên tục tăng qua 3 năm (2001 - 2003), giá trị năm 2001 là 3.906.096 triệu đồng, năm 2002 là 4.168.210 triệu

7.134.525 6.449.148

5.860.512 5.417.041

đồng và năm 2003 lên đến 4.465.320 triệu đồng. Trong đó giá trị trồng trọt tăng rất ít từ 3.031.802 triệu đồng năm 2001 đến năm 2003 là 3.056.996 triệu đồng; chăn nuôi lại tăng cao năm 2001 là 816.408 triệu đồng tăng lên 1.125.573 triệu đồng vào năm 2003; đặc biệt giá trị dịch vụ nông nghiệp tăng gần gấp đôi (năm 2001 là 142.103 triệu đồng tăng lên 271.786 triệu đồng vào năm 2003 ). Từ việc tăng giá trị dẫn đến cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi:

Bảng 12

Đơn vị tính: %

Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

2001 75,98 20,46 3,56

2002 69,25 25,68 5,07

2003 68,63 25,27 6,10

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003

Qua số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 75,98% (2001) xuống còn 68,63% (2003); ngược lại tỷ trọng chăn nuôi từ 20,46% (2001) tăng lên 25,27% (2003), tương tự dịch vụ từ 3,56% (2001) tăng lên 6,10% (2003).

Có sự chuyển dịch trên, trước hết là do diện tích cây trồng giảm từ 192.175 ha (2001) xuống còn 189.331 (2003). Trong đó cây lúa, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều giảm mạnh; riêng diện tích cây ăn quả tăng từ 35.106 ha (2001) lên 39.760 ha (2003). Nguyên nhân chính tác động đến sự tăng giảm diện tích cây trồng là do giá cả, như giá dừa và mía liên tục giảm dẫn tới diện tích dừa từ 35.540ha (2001) giảm còn 35.018ha (2003); cây mía từ 12.399ha (2001) giảm còn 11.152ha (2003). Ngược lại diện tích và sản lượng cây ăn trái tăng, đặc biệt những cây ăn trái thị trường đang tiêu thụ mạnh như: xoài, nhãn, chôm chôm, bưởi....

Năm 2001 diện tích cây xoài chỉ có 771ha với sản lượng 3.324 tấn, đến năm 2003 lên 1.601ha và sản lượng 7.667 tấn. Tương tự cây bưởi cũng tăng nhanh với diện tích 624ha và sản lượng 3.255 tấn (2001) đã tăng lên 1.544ha với sản lượng 9.058 tấn (2003). Về vật nuôi có sự tăng mạnh ở đàn bò, dê, lợn. Còn gia cầm tốc độ tăng không đáng kể; dẫn chứng qua số liệu thống kê dưới đây:

Bảng 13: Số lượng gia súc gia cầm

Đơn vị tính: con

Năm Trâu Bò Lợn Ngựa Dê Gà Vịt

2001 4.085 52.029 272.587 37 9.746 2.874.380 1.881.020 2003 3.283 73.356 312.113 16 21.126 3.375.611 1.977.456

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003

Riêng lĩnh vực thủy sản tăng rất cao, giá trị thủy sản năm 2001 là 1.741.518 triệu đồng tăng lên 2.135.307 triệu đồng vào năm 2003 (giá hiện hành).

Tóm lại, nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh từ 2001 - 2003, có sự tăng trưởng, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần vào sự tăng GPD của địa phương.

+ Về công nghiệp và xây dựng; có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị công nghiệp và xây dựng năm 2001 đạt 752.350 triệu đồng, năm 2002 tăng lên 884.335 triệu đồng và năm 2003 tăng lên 1.036.070 triệu đồng. Lao động công nghiệp trên địa bàn có sự tăng đáng kể năm 2001 là 35.588 người đến năm 2003 tăng lên 37.258 người. Trong đó lao động công nghiệp khai thác ( khai thác muối ) giảm từ 6.053 người (2001) xuống còn 4.395 người (2003); ngược lại, công nghiệp chế biến lực lượng lao động tăng nhanh, từ 28.979 người (2001) tăng lên 32.110 người (2003). Cơ cấu sản xuất trong ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi theo hướng tăng mạnh công nghiệp chế biến, còn

công nghiệp khai thác mỏ gần như không tăng; có thể tham khảo số liệu dưới đây: Bảng 14 Đơn vị: triệu đồng 2001 2002 2003 - Công nghệ khai thác mỏ 48.457 52.896 48.715 - Công nghệ chế biến 475.303 552.168 639.488 - Xây dựng 194.546 238.966 294.135

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003

Về sản phẩm công nghiệp có sự biến động theo hướng: sản phẩm thủy sản, thức ăn gia súc, bánh kẹo, nước đá tăng khá cao; ngược lại, sản lượng muối, gạo xay xát, đường... giảm mạnh. Xem biểu:

Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre:

Bảng 15 Tên sản phẩm Đơn vị tính 2001 2002 2003 - Thủy sản đông lạnh Tấn 3.298 5.201 6.368 - Nước mắm 1.000 lít 4.700 4.702 5.400 - Thức ăn gia súc Tấn 8.900 12.562 14.490 - Bánh kẹo các loại Tấn 8.350 8.650 9.890 - Nước đá Tấn 83.000 85.080 91.450 - Muối 1.000 tấn 60 52 49 - Đường Tấn 43.000 39.612 38.684

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003

Có sự tăng, giảm trên là do sức mua của thị trường, mặt hàng xuất khẩu tăng dẫn đến sản lượng công nghiệp tăng. Điển hình như: lượng tôm đông lạnh xuất khẩu từ 812 tấn (2001) tăng lên 1.091 tấn (2003). Tương tự, lượng nghêu đông lạnh xuất khẩu cũng tăng từ 1.171 tấn lên 1.362 tấn. Từ đó kéo

theo công nghiệp chế biến thủy sản tăng cao từ 3.298 tấn (2001) tăng lên 6.368 tấn (2003) và sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng tăng đáng kể, từ 61.168 tấn (2001) tăng lên 66.099 tấn (2003). Ngược lại, sản lượng đường giảm mạnh từ 43.000 tấn (2001)xuống còn 38.684 tấn (2003), sự giảm này là do diện tích và sản lượng mía đều giảm, chẳng hạn năm 2001 diện tích trồng mía là 12.399 ha và sản lượng 800.833 tấn đã giảm còn 11.152 ha và sản lượng mía 778.643 tấn (2003). Sự giảm này là do giá đường giảm, kéo theo giá mía giảm và dẫn tới trồng mía, sản xuất đường giảm. Từ quan hệ chế biến với cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ , giá cả của một số mặt hàng cũng đã nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, thương mại hay quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.

Nhìn chung công nghiệp và xây dựng từ 2001 đến 2003, có sự tăng trưởng nhanh, tuy tăng trưởng không đều giữa các sản phẩm công nghiệp, nhưng có sự tăng mạnh ở công nghiệp chế biến, khai thác được thế mạnh của tỉnh là thủy sản và kinh tế vườn.

+ Phát triển thương mại, dịch vụ:

Hoạt động thương mại, dịch vụ từ 2001 đến 2003 có sự tiến triển, tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng liên tục, năm 2001 là 4.285.699 triệu đồng, năm 2002 tăng lên 4.673.983 triệu đồng và năm 2003 lên đến 5.123.527 triệu đồng. Kinh tế nhà nước tuy chiếm tỷ trọng không lớn, nhưng nắm được các mặt hàng chủ lực và có sự tăng doanh thu, từ 985.117 triệu đồng (2001) tăng lên 1.204.234 triệu đồng vào năm 2003. Đồng thời doanh thu dịch vụ và thương mại của kinh tế tư nhân cá thể cũng tăng mạnh, năm 2001 là 3.268.297 triệu đồng đến năm 2003 tăng đến 3.871.115 triệu đồng.

Thương mại nhà nước tiếp tục được sắp xếp, đổi mới hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay tỉnh có 9 doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại - dịch vụ, so với đầu năm 2003 giảm 5 đơn vị (do cổ phần

hóa 2 đơn vị và 3 đơn vị sáp nhập với ngành dọc Trung ương). Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã quan tâm đến việc mở rộng, củng cố mạng lưới kinh doanh, phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, về cơ bản đã thực hiện được vai trò chủ đạo ở những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu chiếm khoảng 70%, xi măng 80%, sách giáo khoa 60%, thuốc chữa bệnh 35%.

Cùng với thương mại nhà nước, thương mại tư nhân tiếp tục phát triển nhanh, nhất là từ khi có luật doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2003, toàn tỉnh có 749 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với số vốn đăng ký là 280 tỷ đồng, so với năm 2001 chỉ có 533 doanh nghiệp tăng 40,5%.

Về xuất khẩu đảm bảo được sự tăng trưởng liên tục, giá trị xuất khẩu năm 2001 là 39.998.000USD, năm 2002 tăng lên 52.080.000USD và năm 2003 tiếp tục nâng lên 55.204.000USD. Giá trị xuất khẩu vào một số nước như: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Anh có giảm, nhưng tăng cao ở thị trường Trung Quốc, Nhật Bản xem diễn biến số thống kê dưới đây:

Bảng 16: Giá trị xuất khẩu

Thị trường Đơn vị tính 2001 2002 2003

- Trung quốc 1000 USD 15.397 17.344 21.552

- Nhật Bản 1000 USD 1.284 5.467 6.935

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003

Hai mặt hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu là sản phẩm từ trái dừa và thủy sản.

Cùng với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu có sự chuyển biến rõ rệt, giá trị nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước, qua diễn biến sau:

Bảng 17

Đơn vị tính 2001 2002 2003 - Tổng giá trị nhập khẩu 1000 USD 11.983 12.434 14.035 - Mặt hàng chủ yếu:

Nguyên liệu thuốc lá Nguyên liệu dược Dược phẩm - - - 2.084 448 2.005 1.496 426 3.062 1.694 475 3.723

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003

Qua số liệu cho thấy giá trị nhập khẩu tăng khá từ 11.983.000USD (2001) lên 14.035.000USD (2003), nhập khẩu chủ yếu là dược phẩm tăng từ 2.005.000USD (2001) lên 3.723.000USD (2003), sự tăng này phù hợp với nhu cầu điều trị bằng thuốc ngoại của phần lớn nhân dân và giá thuốc thế giới năm 2003 tăng cao; về nguyên liệu thuốc lá giảm từ 2.084.000USD (2001) xuống còn 1.694.000USD (2003), sự giảm này là do mức sản xuất thuốc lá trong tỉnh giảm và số người hút thuốc lá giảm khá lớn.

Tóm lại, lĩnh vực thương mại - dịch vụ (2001 - 2003), có sự phát triển cả mạng lưới, doanh thu, bám sát nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ nhiều hàng hóa. Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực, hoạt động thương mại vẫn còn những tồn tại như thị trường hàng hóa và số lượng doanh nghiệp, hộ cá thể phát triển với tốc độ nhanh nhưng mang tính tự phát; chưa thiết lập được mối liên kết giữa nhà sản xuất với nhà buôn và giữa các nhà buôn với nhau để hình thành các kênh lưu thông ổn định, nhất là tiêu dùng hàng nông sản.

Nhìn khái quát nền kinh tế địa phương 3 năm qua (2001 - 2003) có sự tăng trưởng nhanh, phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, dịch vụ; cần khảo sát số liệu thống kê dưới đây:

Bảng 18: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre (theo giá hiện hành) Năm Tổng số Nông - lâm -

ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ (%) 2001 5.860.512 3.906.096 66% 752.350 13% 1.202.066 21% 2002 6.449.148 4.168.210 64% 884.335 14% 1.396.603 22% 2003 7.134.525 4.465.320 63% 1.036.070 15% 1.633.135 23%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003

Qua số liệu cho thấy cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 66% (2001) xuống còn 63% (2003)/GDP. Tương tự, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng năm 2001 là 13% đến năm 2003 tăng lên 15% và dịch vụ từ 21% tăng lên 23%.

Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như kết quả trên là còn chậm so với yêu cầu. Mặt khác, tuy có sự tăng trưởng cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhưng đi sâu từng ngành đang chứa đựng những hạn chế nhất định như: trong nông nghiệp phần lớn cây trồng, vật nuôi vẫn còn giống cũ, tỷ lệ giống mới chiếm chưa nhiều. Lĩnh vực công nghiệp, việc ứng dụng các thiết bị, máy móc hiện đại còn khiêm tốn, phần lớn vẫn tận dụng thiết bị cũ, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Hoạt động thương mại chưa thu hút, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, dẫn đến giá cả nhiều mặt hàng xuống rất thấp, hạn chế sản xuất.

Do đó, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhanh đạt hiệu quả cao, cần phải đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Đây là tiền đề quan trọng để tìm ra giải pháp khả thi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)