Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 108 - 110)

3.2. Một số giải pháp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh

3.2.3. Giải pháp về vốn

Vốn là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành, vì vậy cần phải tăng cường vốn đầu tư cho phát triển.

Đối với nông - lâm - ngư nghiệp là nhu cầu đầu tư vốn cho phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, vận chuyển, bảo quản, thu hoạch, hệ thống thủy lợi… Đối với công nghiệp cần vốn lớn đầu tư, đổi mới công nghệ cho các cơ sở công nghiệp chế biến và những xí nghiệp công nghiệp khác của tỉnh. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng cần vốn cho công tác tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại...

Thực tiễn phát triển kinh tế của địa phương cho thấy để tăng GDP thì đồng thời phải tăng lượng vốn đầu tư; tham khảo số liệu dưới đây:

Bảng 19

Năm GDP Vốn đầu tư

Năm 2001 5.860.512 1.482.704

Năm 2002 6.449.148 1.912.107

Năm 2003 7.134.525 2.709.070

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003

Trong 5 năm tới, để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, thì cần huy động lượng vốn ít nhất 10.016 tỷ đồng (theo giá năm 2000). Để đạt được yêu cầu trên, cần có những giải pháp để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Dưới đây là những giải pháp chủ yếu:

Thứ nhất, phải có chính sách cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư của

các thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong nước, tranh thủ sự hỗ trợ cần thiết của Trung ương.

Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, với biên độ lãi suất

phù hợp với từng thời điểm; phát triển trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, cổ phiếu... Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. Thực hiện thu thuế đạt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, với phương châm là thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất

khẩu cả về sản lượng và giá trị tăng cao, để có nhiều ngoại tệ tăng cho đầu tư phát triển; tranh thủ nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài.

Thứ tư, sử dụng nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả cao, tiết kiệm; tránh thất

thoát, đầu tư tràn lan, kém hiệu quả; cần có kế hoạch đầu tư những công trình trọng điểm, có nhu cầu thiết yếu, giải quyết những khâu ách tắc trước.

Tóm lại, để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì nhất thiết phải có lượng vốn lớn phù hợp với nhu cầu đầu tư. Do vậy, việc đề ra giải pháp và tổ chức thực hiện huy động vốn, đồng thời sử dụng vốn có hiệu quả là một tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre (Trang 108 - 110)