Kiến nghị với cơ quan trung ương về quản lý vốn đầu tư XDCB từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của UBND quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội (Trang 106 - 108)

3.3. Các kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan trung ương về quản lý vốn đầu tư XDCB từ

ngân sách nhà nước

Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB và quản lý hoạt động đầu tƣ, xây dựng trong điều kiện mới, hệ thống pháp lý phải thƣờng xuyên đƣợc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đồng bộ hoá các văn bản quy phạm pháp luật khác nhƣ Luật NSNN, Luật Đầu tƣ, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, các luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng.

Các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng cụ thể, hạn chế nhiều bậc hƣớng dẫn, tránh những quy định chung chung mang tính chất nguyên tắc tạo cơ hội cho sự “vận dụng”, tham nhũng, lách luật. Đồng thời cần phải quy định và tách bạch phạm vi trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị tƣ vấn, đơn vị thi công... trong quá trình đầu tƣ.

Tăng cƣờng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đặc biệt lƣu ý các chế định phạt tiền, quy định về hạ bậc lƣơng, chuyển công tác, cách chức khi vi phạm ở các mức độ cụ thể.

Tăng cƣờng tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc khác nếu thấy phù hợp có thể vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam.

Cùng với hệ thống luật pháp, cần có những chính sách, chế độ và những hƣớng dẫn thực hiện, tránh việc ban hành những văn bản dƣới luật mâu thuẫn với luật, tạo điều kiện thực hiện luật nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả. Hệ thống các văn bản chính sách, chế độ và hƣớng dẫn cần đầy đủ, chặt chẽ nhƣng phải tránh chồng chéo để hạn chế những thất thoát không đáng có cho ngân sách nhà nƣớc.

* Kiến nghị với Chính phủ

Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về quản lý đầu tƣ xây dựng công trình thì những công trình có quy mô rất nhỏ, tổng mức đầu tƣ chỉ vài trục triệu đồng cũng phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, ví dụ: xây dựng một đoạn tƣờng rào, xây dựng một đoạn rãnh thoát nƣớc... Khi lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì bắt buộc phải có thuyết minh và phải thực hiện thẩm đinh, phê duyệt... nhƣ một công trình có quy mô vài tỷ đồng. Điều này không phù hợp với thực tiễn vì thực tế chỉ cần có thiết kế, dự toán đƣợc duyệt là đủ điều kiện để thực hiện thi công. Do vậy, đề nghị Chính phủ quy định đối với công trình có quy mô nhỏ hơn một mức nhất định (có thể là 500 triệu, 1 tỷ đồng) thì không cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự toán làm cơ sở để thi công.

Theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, đối với gói thầu xây lắp có quy mô nhỏ dƣới 500 triệu đồng thì quy trình chỉ định thầu là bên mời thầu gửi dự thảo hợp đồng đến một nhà thầu đƣợc xác định là có đủ năng

lực để thực hiện gói thầu, sau đó hai bên tiến hành thƣơng thảo làm cơ sở ký kết hợp đồng. Sau khi thƣơng thảo hợp đồng, bên mời thầu trình chủ đầu tƣ phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng. Đối với trƣờng hợp gói thầu tƣ vấn, xây lắp có quy mô rất nhỏ và bên mời thầu đồng thời là chủ đầu tƣ thì việc quy định nhƣ hiện nay là chƣa phù hợp với thực tế, làm tăng thủ tục hành chính, kéo dài thời gian thực hiện. Đề nghị Chính phủ quy định đối với trƣờng hợp gói thầu tƣ vấn, xây lắp nhỏ hơn một mức nhất định (ví dụ gói thầu tƣ vấn dƣới 10 triệu đồng hoặc xây lắp dƣới 100 triệu đồng) và chủ đầu tƣ đồng thời là bên mời thầu thì có thể ký hợp đồng trực tiếp với một đơn vị đƣợc chủ đầu tƣ xác định có đủ năng để thực hiện và chủ đầu tƣ phải tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình, không phải làm thủ tục chỉ định thầu nhằm rút ngắn thời gian, thủ tục lựa chọn nhà thầu thực hiện hợp đồng.

* Kiến nghị với các Bộ

Bộ Xây dựng hƣớng dẫn việc triển khai thực hiện Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình công trình xây dựng để các đơn vị sử dụng công trình xây dựng đầu tƣ từ ngân sách tự tổ chức thực hiện, nâng cao vai trò trách nhiệm của đơn vị sử dụng, tránh tình trạng để mặc cho công trình xuống cấp rồi mới đề xuất đầu tƣ cải tạo sửa chữa.

Đề nghị các Bộ Xây dựng điều chỉnh Quy chuẩn xây dựng cho phép xây dựng thí điểm trƣờng học cao tầng tại Hà Nội để tạo điều kiện cho Hà Nội nói chung và quận Ba Đình nói riêng hoàn chỉnh quy hoạch mạng lƣới trƣờng học, đáp ứng nhu cầu tuyển sinh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của UBND quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)