2 .1Tổng quan về tập đoàn dầu khí ViệtNam
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.4.1 Vai trò của PVN trong nền kinh tế nƣớc ta hiện nay
Tập đoàn dầu khí Việt Nam đƣợc hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam theo Quyết định số 199/2006/QĐ-Ttg, ngày 29/8/2006, hoạt động theo mô hình Kinh tế - Công nghiệp - Thƣơng mại - Tài chính, trong đó PVN là công ty mẹ trong tổ hợp đa sở hữu, theo mô hình công ty mẹ - công ty con, liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tƣ, góp vốn, bí quyết công nghệ và thị trƣờng... Xét về quy mô và tốc độ thì PVN luôn đi đầu trong các hoạt động, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập sớm nhất. Trong giai đoạn chuyển đổi này, Tập đoàn đóng góp với tỷ lệ quan trọng trong GDP và tăng trƣởng của đất nƣớc; đặc biệt là chỉ tiêu nộp ngân sách hằng năm chiếm 25-30% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc, góp phần là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc.
PVN hoạt động theo Luật Dầu khí, Luật doanh nghiệp; ngoài nhiệm vụ đảm bảo hoạt động hiệu quả và lợi nhuận cao, đƣợc giao quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn còn góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực thông qua nguồn khí để sản xuất điện, phân đạm phục vụ nền nông nghiệp phát triển bền vững, tham gia tích cực thúc đẩy các hoạt động của ngành nghề kinh tế khác, góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội.
triển ngành Dầu khí thực sự trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; đồng bộ từ khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu - khí - điện - chế biến - phân phối sản phẩm và dịch vụ dầu khí. PVN là đơn vị tiên phong trong hội nhập và hợp tác quốc tế, thực tiễn đã chứng minh, với việc phát triển theo cơ chế thị trƣờng, PVN đã vƣơn ra hầu hết các châu lục, hội nhập từ rất sớm, ngay từ khi mới thành lập Tổng cục Dầu khí Việt Nam ngày 3/9/1975. Lực lƣợng sản xuất mà đại diện là tổng tài sản của ngành tăng gấp nhiều lần so với ngày hình thành Tập đoàn, quy mô vốn cũng tăng nhiều lần. Một số lĩnh vực trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của ngành và cho đất nƣớc đã vƣợt những mong đợi nhƣ công nghệ mỏ, hệ thống các giếng khoan, giàn khoan, đƣờng ống, bể chứa, các nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, sản xuất điện, đạm và đặc biệt là tự đóng đƣợc các giàn khoan phục vụ trực tiếp cho ngành.
Quan hệ sản xuất cũng theo đà đó đƣợc xác lập, nhƣ quan hệ giữa Nhà nƣớc và Tập đoàn, các tổng công ty, các liên doanh với nƣớc ngoài, các công ty tƣ nhân trong và ngoài nƣớc đƣợc xác lập phù hợp với Luật Dầu khí, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ và các luật liên quan khác... Các DN này cũng thực hiện các mối quan hệ kinh tế phù hợp nhƣ quan hệ với ngân sách Nhà nƣớc, quan hệ với đại diện chủ sở hữu (PVN), với cộng đồng xã hội nhƣ thực hiện công tác an sinh xã hội, tham gia vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát và duy trì mức độ tăng trƣởng của đất nƣớc.
Cụ thể, từ năm 2006 đến nay đã góp phần quan trọng trong tỷ trọng thu nộp ngân sách quốc gia, tham gia bình ổn giá cả xăng dầu, phân đạm, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần vào công tác an sinh xã hội mỗi năm hàng trăm tỉ đồng.
2.1.4.2 Kết quả hoạt động của PVN từ 2009 – 2013 (dự kiến) Tổng doanh thu của tập đoàn dầu khí Việt Nam từ 2009-2013 (dự kiến )
Bảng 2.1Tổng doanh thu của tập đoàn dầu khí Việt Nam từ 2009-2013 (dự kiến )
Đơn vị : Nghìn tỷ đồng
(Nguồn : Tập đoàn dầu khí Việt Nam 2012 & 9 tháng đầu năm 2013)
Biểu 2.1 Tổng doanh thu tập đoàn dầu khí Việt Nam
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 (dự kiến)
- Nộp ngân sách nhà nƣớc của tập đoàn dầu khí Việt Nam từ 2009-2013(dự kiến)
Bảng 2.2 Nộp ngân sách nhà nước của tập đoàn dầu khí Việt Nam từ 2009-2013(dự kiến)
Đơn vị : nghìn tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013(dự kiến)
Nộp NSNN 75.93 128.7 156.86 186.3 170
(Nguồn : Tập đoàn dầu khí Việt Nam 2012 & 9 tháng đầu năm 2013)
Biểu 2.2 Nộp ngân sách nhà nước của tập đoàn dầu khí Việt Nam (Nguồn : Tập đoàn dầu khí Việt Nam 2012 & 9 tháng đầu năm 2013)
- Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn dầu khí Việt Nam từ 2009- 2013(dự kiến)
Bảng 2.3 Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn dầu khí Việt Nam từ 2009- 2013 (dự kiến)
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013(dự kiến)
Lợi nhuận 21.388 29.578 34.384 55 51
(Nguồn : Tập đoàn dầu khí Việt Nam 2012 & 9 tháng năm 2013 )
Biểu 2.3 Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn dầu khí Việt Nam
2.1.4.3 Đánh giá hoạt động của PVN trong thời gian qua
PVN là tập đoàn kinh tế đầu tàu của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong các loại năng lƣợng quốc gia, có tốc độ tăng trƣởng trung bình 5 năm gần đây đạt gần 20%/năm, chiếm bình quân 18%-20% GDP cả nƣớc, đóng góp trung bình 28%-30% tổng thu ngân sách. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nƣớc tăng trƣởng cao, bền vững; vốn chủ sở hữu tăng mạnh, đƣợc bảo toàn và phát triển, hệ số nợ trong mức an toàn và đƣợc kiểm soát.
Dựa trên tiềm năng dầu khí trong và ngoài nƣớc, PVN những năm qua đã sử dụng hiệu quả cao các nguồn lực trong nƣớc, tích cực đầu tƣ ra nƣớc ngoài để đảm bảo phát triển bền vững ngành Dầu khí và an ninh năng lƣợng cho đất nƣớc; đồng thời cũng khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia tối đa trong các lĩnh vực dịch vụ, chế biến, phân phối sản phẩm...
Ngoài ra, PVN còn làm tốt công tác an sinh xã hội, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trên biển, xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên vững mạnh, khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp Dầu khí. Thành tựu nổi bật của PVN trong hơn 10 năm đổi mới doanh nghiệp là xây dựng thành công một cách đồng bộ cả về hiệu quả kinh tế, văn hóa và hệ thống chính trị.
Qui mô hoạt động, quy mô về vốn, về tài sản của PVN tăng rất cao so với 5 năm trƣớc đây, quá trình cổ phần hóa và tái cấu trúc, sắp xếp lại doanh nghiệp đã giúp PVN nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành một Tập đoàn kinh tế chuyên nghiệp, tổ chức khoa học, kinh doanh năng động, hiệu quả.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, kỹ thuật và tài chính. Tổng tài sản giai đoạn 2006- 2012 tăng bình quân 32%/năm (đến 31/12/2012 tổng tài sản đạt hơn 664 ngàn
tỉ đồng, so với năm 2006 (chỉ có 146,8 ngàn tỉ đồng) tăng 4,49 lần). Tốc độ doanh thu đạt trên 27%/năm. Nộp ngân sách Nhà nƣớc trong 6 năm qua tăng trung bình 19%/năm. Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2006-2012 tăng 23%, đến 31/12/2012 đạt 316,3 ngàn tỉ đồng, tăng 3,2 lần so với thời điểm cuối năm 2006 chỉ là 98,6 ngàn tỉ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2006-2012 đạt từ 18-21%/năm.