2 .1Tổng quan về tập đoàn dầu khí ViệtNam
3.1 Đánh giá chung về quá trình tái cấu trúc tập đoàn dầu khí ViệtNam
trong thời gian qua.
3.1.1 Kết quả đạt đƣợc
Quá trình tái cấu trúc tại PVN đã đạt đƣợc một số thành công nhất định, khẳng định chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. PVN đã thực sự đóng vai trò quan trọng là một trong những trụ cột của nền kinh tế quốc dân, công cụ điều tiết vĩ mô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lƣợng, an sinh xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển.
Mô hình tập đoàn kinh tế trong đó công ty mẹ - PVN và các công ty con (bao gồm các tổng công ty/công ty trực thuộc) hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con đã có sự thay đổi to lớn về chất, xóa bỏ liên kết hành chính bằng liên kết đầu tƣ tài chính phù hợp với cơ chế thị trƣờng, cơ cấu tổ chức hoạt động đang dần hoàn thiện.
Quy mô tập đoàn đƣợc nâng lên rõ rệt, sức cạnh trạnh đƣợc cải thiện, hoạt động ra nƣớc ngoài đƣợc mở rộng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tƣ chiều sâu, áp dụng phƣơng án quản lý tiên tiến và ứng dụng nhiều công nghệ mới.Công ty mẹ - PVN từng bƣớc phát huy vai trò là đầu tàu định hƣớng, hổ trợ, giám sát công ty con.
Thƣơng hiệu tập đoàn (Petro VietNam) đã và đang dần đƣợc khẳng định vị trí số 1 ở trong nƣớc và thứ bậc nâng cao trên trƣờng quốc tế.
Thực tiễn thời gian qua, nhận thức đƣợc quá trình phát triển tất yếu gắn với việc đổi mới và tái cơ cấu DN, PVN đã thực hiện sắp xếp lại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên theo hƣớng tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực kinh doanh chính, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng nhƣ năng lực
cạnh tranh trong và ngoài nƣớc. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã và đang tiến hành quyết liệt giảm tỷ lệ nắm giữ tại một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực khác, hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi. Công tác cổ phần hóa, chuyển đổi DN của Tập đoàn đã tuân thủ các chủ trƣơng cùng những văn bản, chế độ của Nhà nƣớc, quy định của pháp luật, triển khai theo tiến độ và mang lại hiệu quả thiết thực.
Công ty mẹ đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu, hoạt động theo Luật DN từ ngày 01/07/2010 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đến nay, PVN đã cổ phần hóa thành công hơn 20 tổng công ty, công ty, trong đó có nhiều DN quy mô lớn, đặc biệt là chuyển đổi mô hình hoạt động của Liên doanh Dầu khí Việt-Nga (Vietsovpetro), trƣớc đây hoạt động theo mô hình hợp tác liên chính phủ. Liên doanh này đã đƣợc chuyển đổi hoạt động rộng hơn theo Luật DN, nhờ vậy đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Do đó, kết quả của quá trình tái cơ cấu giai đoạn đầu ở phần lớn các đơn vị thành viên của PVN đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, thu về khoản tiền chênh lệch so với giá gốc khoản đầu tƣ lớn. Khoản tài chính này đã đƣợc chuyển vào quỹ hỗ trợ sắp xếp DN, góp phần tăng vốn chủ sở hữu của Nhà nƣớc tại DN.
PVN đã đi đầu trong việc cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu các DN thành viên trên thị trƣờng chứng khoán (TTCK). Kể từ khi DN đầu tiên thuộc PVN đƣợc cổ phần hóa đến nay, hầu hết các đơn vị thành viên PVN đều đƣợc cổ phần hóa thành công, thu thặng dƣ vốn về cho Nhà nƣớc gần 25.000 tỷ đồng. Các DN đƣợc cổ phần hóa đều hoạt động hiệu quả và thu hút sự quan tâm đầu tƣ từ nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Hiện nay có 32 DN thuộc PVN niêm yết trên TTCK. Theo thống kê, hiện nay các DN ngành Dầu khí trên TTCK, dù chỉ chiếm 3,8% về số lƣợng, nhƣng chiếm tới 14,3% giá trị
vốn hóa toàn thị trƣờng. PVN đã cho ra đời bộ chỉ số “PVN-INDEX” đƣợc tính toán trên 2 phƣơng pháp là chỉ số giá (price index) và chỉ số lợi nhuận (total return index), giúp cho các nhà đầu tƣ đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể định vị đƣợc tiềm năng cũng nhƣ xác định chính xác đƣợc lợi nhuận khi đầu tƣ vào nhóm cổ phiếu ngành Dầu khí.
3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân
Công tác tái cấu trúc của PVN hiện nay đang diễn ra chậm, kết quả chƣa đạt đƣợc so với mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra với lý do sau :
Do điều kiện thị trƣờng trong và ngoài nƣớc không thuận lợi nên việc PVN thoái vốn ở các lĩnh vực ngoài ngành đang gặp khó khăn. Hiện tại PVN đang còn khoảng 5800 tỷ đồng đầu tƣ ngoài ngành chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng,bảo hiểm và bất động sản. Công tác tái cấu trúc tài chính đang gặp nhiều là khó khăn do việc thoái vốn ở những lĩnh vực đầu tƣ ngoài ngành. Mục tiêu của PVN là phải bảo toàn vốn đầu tƣ ban đầu. Trong các lĩnh vực đầu tƣ ngoài ngành của PVN, hiện nay mới chỉ đạt đƣợc việc thoái vốn ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông qua việc mua bán, sát nhập các doanh nghiệp với nhau, và đã bảo toàn đƣợc vốn. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là thoái vốn ở lĩnh vực bất động sản do hiện nay nhu cầu thị trƣờng đang đóng băng, cung nhiều hơn cầu, cộng thêm tình hình kinh tế đang khủng hoảng. Đây không chỉ là khó khăn riêng của PVN mà là khó khăn chung của các doanh nghiệp đầu tƣ bất động sản. Hiện nay các doanh nghiệp đầu tƣ bất động sản đang trông chờ vào chính sách kích cầu của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực này, nhất là gói kích cầu 30.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã đƣa ra. Tuy nhiên gói kích cầu này hiện nay chƣa hoạt động hiệu quả do tình hình giải ngân chậm, các doanh nghiệp chƣa tiếp cận đƣợc nhiều đến gói này.
Công tác đầu tƣ tại PVN cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù ngành nghề của PVN cần vốn lớn, thời gian triển khai dự án kéo dài. Phần lớn các
dự án đều phải nhập thiết bị ở nƣớc ngoài, mỗi khi có biến động về tỷ giá hối đoái, các dự án đầu tƣ đều vƣợt dự toán ban đầu.
Ngoài những tồn tại đã nêu trên, công tác tái cấu trúc tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng bị ảnh hƣởng bởi các nguyên nhân sau :
3.1.2.1 Các nguyên nhân chủ quan
Do mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đang trong giai đoạn thí điểm, do đó các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam nói chung và tập đoàn dầu khí Việt Nam nói riêng vẫn còn tồn tại một số bất cập ngay trong nội bộ của các tập đoàn.Tại PVN các tồn tại đƣợc biểu hiện cụ thể :
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ - PVN còn 1 số bất cập dẫn đến có nhiều hạn chế đến hiệu quả quản trị của tập đoàn.
- Quy chế quản lý tài chính chƣa đƣợc ban hành phù hợp đối với công ty mẹ - PVN và cho tập đoàn.
- Tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp/đơn vị thành viên tập đoàn còn những tồn tại sau:
+ Quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con còn mang tính hành chinh cấp trên cấp dƣới, chƣa tạo đƣợc cơ sở vững chắc và liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp/đơn vị thành viên tập đoàn.
+ Số lƣợng doanh nghiệp cấp II, cấp III nhiều nhƣng còn chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh dẫn đến cạnh tranh nội bộ; hiệu quả hoạt động chƣa tƣơng xứng với đầu tƣ và tiềm năng, lợi thế sẵn có từ tập đoàn.
- Trách nhiệm của ngƣời đại diện tập đoàn tại doanh nghiệp khác chƣa phát huy đầy đủ. Việc giám sát, quản lý của tập đoàn đối với doanh nghiệp/đơn vị thành viên hiệu quả chƣa cao.
- PVN và các doanh nghiệp/đơn vị thành viên có nhiều dự án đầu tƣ lớn, tuy nhiên:
+ Công tác quản ly triển khai thực hiện còn phân tán, dẫn đến thiếu lực lƣợng. Khi kết thúc dự án, việc giải quyết nhân sự rất khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí lại lao động. Đội ngũ cán bộ phát triển nhanh, song chƣa đồng đều, chƣa đáp ứng kịp tốc độ phát triển nhanh của tập đoàn.
+ Vấn đề đồng bộ vật tƣ, thiết bị cho các dự án còn nhiều bất cập, lãng phí.
- Việc kinh doanh đa ngành trong giai đoạn đầu chƣa có định hƣớng, tiêu chí cụ thể dẫn đến việc đầu tƣ dàn trải, thiếu tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chinh và làm giảm hiệu quả đầu tƣ chung.
- Do nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang khó khăn, do đó công tác thoái vốn ở các lĩnh vực mà PVN đầu tƣ ngoài ngành đang gặp khó khăn do đối tác chiến lƣợc cũng ở trong hoàn cảnh tƣơng tự. Vì thế PVN khó có thể thoái vốn theo lộ trình vì không bảo toàn đƣợc nguồn vốn ban đầu. Có thể nói đây là khó khăn chung của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
3.1.2.2 Các nguyên nhân khách quan
Do mô hình tập đoàn kinh tế còn nằm trong giai đoạn thí điểm, vì vậy ngoài những yếu tố còn tồn tại ngay trong bản thân của mỗi tập đoàn kinh tế, còn có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động của của tập đoàn sầu khí Việt Nam, cụ thể:
- Khuôn khổ pháp lý về tổ chức, hoạt động, quản lý điều hành đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc chƣa hoàn thiện.
- Việc chuyển đổi từ mô hình tổng công ty 91 với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ mô hình tập đoàn kinh tế với nhiều doanh nghiệp thành viên (DN cấp I, II,III và các cấp tiếp theo), đa sở hữu và với hình thức tổ chức quản lý khác nhau (công ty TNHH, công ty cổ phần…) nên giai đoạn đầu còn lúng túng
trong việc xác định mô hình tổ chức quản lý phù hợp, vì vậy việc quản lý còn chƣa sát sao hoặc đôi khi can thiệp sâu vào hoạt động doanh nghiệp.
- Chƣa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh với nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nƣớc trong việc cùng Chính phủ điều tiết kinh tế vĩ mô nên chƣa đánh giá chính xác đƣợc hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, PVN phải tiếp nhận thêm nhiều doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinaline). Đồng thời PVN cũng tiếp nhận thêm nhiều dự án mà tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã trả lại cho Chính phủ.
- Công tác khai thác dầu khí trên biển Đông còn nhiều phức tạp do sự tranh chấp về lãnh thổ song phƣơng và đa phƣơng. Vì thế có nhiều hạng mục đầu tƣ phải bỏ dở hoặc phải đình chỉ thực hiện do tình hình chính trị phức tạp trên biển Đông.
- Công tác đầu tƣ ở nƣớc ngoài cũng gặp nhiều rủi ro nhất định do tình hình kinh tế, chính trị biến động phức tạp ở các vùng, lãnh thổ mà PVN đang đầu tƣ nhƣ :
+ Tỷ lệ lạm phát ở các nƣớc Nam Mỹ và các nƣớc Châu Phi, làm đẩy giá trị đầu tƣ lên cao hơn so với dự toán ban đầu.
+ Tình hình chính trị phức tạp ở Trung Đông , Châu phi.