Các nội dung tái cấu trúc tập đoàn dầu khí ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cấu trúc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Trang 49 - 53)

2 .1Tổng quan về tập đoàn dầu khí ViệtNam

2.4 Các nội dung tái cấu trúc tập đoàn dầu khí ViệtNam

2.4.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý

Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý là nhiệm vụ quan trọng trong việc tái cấu trúc DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay.Tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN đã xác định chức năng, nhiệm vụ, khẳng định nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp của PVN trong giai đoạn này nhƣ sau :

- Phân định rõ đầu mối chịu trách nhiệm trong quản lý vốn đầu tƣ của PVN tại doanh nghiệp khác.

- Rà soát và hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ từng Ban/Văn phòng thuộc PVN.

- Hoàn thiện các quy trình, quy chế nội bộ, tăng cƣờng việc chịu trách nhiệm của ngƣời đại diện tại các doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí.

viên cấp II, cấp III để giảm cạnh tranh nội bộ, xóa bỏ cạnh tranh không lành mạnh; hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp thành viên cấp II, cấp III với những nguyên tắc định hƣớng sau :

+ Công ty mẹ (doanh nghiệp cấp II) đảm nhận hoạt động sản xuât kinh doanh chính, các công ty con chuyên môn hóa vào từng lĩnh vực sản xuât kinh doanh phù hợp với chuỗi liên kết, ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ, hạn chế các công ty con tham gia cùng lĩnh vực, giới hạn tổng vốn đầu tƣ của các DN cấp II, cấp III vào lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính theo 1 tỷ lệ nhất định để tập trung nguồn lực vào lĩnh vực sản xuât chính và đề ra lộ trình thực hiện. Không tổ chức doanh nghiệp cấp III theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

+ Các doanh nghiệp cấp II hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở chiến lƣợc phát triển, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

- Đảm bảo vai trò định hƣớng của công ty mẹ trong toàn bộ tập đoàn theo điều lệ tổ chức.

2.4.2 Áp dụng các phƣơng thức quản trị tiên tiến để hoàn thiện phƣơng thức quản trị tại các doanh nghiệp/đơn vị thành viên : thức quản trị tại các doanh nghiệp/đơn vị thành viên :

- Tùy vào quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp/đơn vị thành viên để tập đoàn xem xét quyết định mô hình hội đồng thành viên hay chủ tịch công ty ( công ty TNHH1TV).

- Thực hiện nguyên tắc không tăng số lƣợng thành viên Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị và ngƣời đại diện đối vơi doanh nghiệp cấp II, giảm số lƣợng ngƣời đại diện đối với doanh nghiệp cấp III.

- Xây dựng và ban hành hệ thống đánh giá hiệu quả dự án hàng năm áp dụng đối với ngƣời đại diện trong việc thực hiện chƣc năng nhiệm vụ đƣợc giao; xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm từng vấn đề đối với ngƣời

đại diện.

- Áp dụng phƣơng thức quản trị tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm.

2.4.3 Phân loại và định hƣớng tỷ lệ nắm giữ của tập đoàn tại các doanh nghiệp cấp II. nghiệp cấp II.

Căn cứ vị trí và tầm quan trọng, việc phân loại doanh nghiệp cấp II của tập đoàn thành 3 nhóm đó là nhóm doanh nghiệp chủ chốt do PVN nắm giữ từ 51% đến 100% vốn điều lệ, nhóm doanh nghiệp do PVN nắm dƣới 51% vốn điều lệ nhƣng nắm quyền chi phối và nhóm doanh nghiệp liên kết với mục đích sau:

- Định hƣớng tỷ lệ nắm giữ phần vốn của PVN tại các công ty con, công ty liên kết trong thời gian tới.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty chuyên ngành dầu khí, tránh cạnh tranh nội bộ, chồng chéo và tăng hiệu quả kinh doanh.

- Hợp lý hóa nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự và tiền vốn, thƣơng hiệu tập đoàn.

- Thông qua nhóm doanh nghiệp chủ chốt để đảm bảo các định hƣớng, phối hợp, quản lý điều hành trong tập đoàn.

- Thực hiện các giải pháp, biện pháp quản lý tài chính phù hợp với từng doanh nghiệp.

2.4.4 Tái cấu trúc tài chính

Là một trong những doanh nghiệp nhà nƣớc lớn, thực hiện thí điểm hoạt động theo mô hình Tập đoàn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trải qua 6 năm hoạt động và đã gặt hái đƣợc nhiều thành công, thể hiện sự đúng đắn của Đảng trong việc định hƣớng hoạt động cho các doanh nghiệp nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc. Qua 6 năm hoạt động theo mô hình Tập đoàn, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ,doanh thu và

tỷ lệ đầu tƣ vào các dự án của PVN tăng trƣởng mạnh mẽ qua từng năm. Phƣơng án tái cấu trúc tài chính của PVN nhƣ sau:

- Thực hiện lộ trình thoái vốn ở các ngành nghề không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính thông qua các hình thức: bán cổ phần cho các đối tác có tiềm lực, cổ phần hóa… với mục tiêu là đảm bảo thu hồi vốn đầu tƣ.

- Nâng cao hiệu quả đầu tƣ, đầu tƣ vào các dự án trọng điểm có khả năng sinh lời cao.

- Thực hiện cổ phần hóa ở các đơn vị thành viên (các tổng công ty,công ty trực thuộc).

- Không thành lập/đầu tƣ mới vào các công ty liên kết để tập trung nguồn lực phát triển ngành nghề chính.

2.4.5 Tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh

Việc tái cấu trúc lại hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc mà Đảng, Nhà nƣớc đã xác định. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã xác định 5 ngành nghề kinh doanh chính nhƣ sau :

- Thăm dò, khai thác dầu khí - Lọc – Hóa dầu

- Công nghiệp khí - Công nghiệp điện

- Dịch vụ dầu khí chất lƣợng cao

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÁI CÂU TRÚC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cấu trúc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)