2 .1Tổng quan về tập đoàn dầu khí ViệtNam
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện tái cấu trúc tập đoàn dầu khí ViệtNam
3.2.2 Đối với tập đoàn dầu khí ViệtNam
3.2.2.1 Giải pháp dài hạn
Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm, định hƣớng và các nội dung tái cấu trúc tập đoàn, yêu cầu các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch, lộ trình,có phƣơng án tái cấu trúc chi tiết.
Tổ chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo hƣớng Công ty Mẹ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực chủ chốt nhƣ tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí… Trên cơ sở ƣu, nhƣợc điểm của mô hình tổ chức, quản lý đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thời gian qua để hoàn thiện, bổ sung phù hợp với yêu cầu khách quan của đất nƣớc và thế giới. Tái sắp xếp các đơn vị thành viên, công ty con. Thống nhất quản lý công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, đặc biệt là hệ thống kinh doanh xăng dầu, sản xuất và kinh doanh đạm và hóa chất dầu khí, các hoạt động dịch vụ dầu khí, nâng cao năng lực cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm, thu hút các nguồn lực, kinh nghiệm quản lý từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài.
Tập trung vào các lĩnh vực chính là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp khí, lọc hóa dầu, công nghiệp điện, dịch vụ kỹ thuật dầu khí cao cấp (nhƣ đóng giàn khoan, dịch vụ khoan, dịch vụ kỹ thuật dầu khí biển, bảo hiểm chuyên ngành…) trong đó, lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí là cốt lõi. Nâng cao tỷ trọng dịch vụ dầu khí chất lƣợng cao của Việt Nam trong cơ cấu giá thành khai thác dầu thô mà trƣớc đây phải thuê của nƣớc ngoài để tiết kiệm ngoại tệ cho đất nƣớc.
Tiếp thu phƣơng thức quản trị, công khai minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, công bố báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng của tất cả các loại mô hình doanh nghiệp; giảm tỷ lệ nắm giữ phần vốn của Tập đoàn tại một số doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 3 và chỉ đạo của Chính phủ. Đƣa cổ phiếu của một số doanh nghiệp ra niêm yết tại nƣớc ngoài nhằm nâng cao vị thế và thƣơng hiệu của Tập đoàn trên trƣờng quốc tế. Mạnh dạn xử lý các đơn vị và ngƣời đại diện tại các đơn vị làm ăn thua lỗ để tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh chung.
Khẳng định lại ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn gồm 5 lĩnh vực là tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện, dịch vụ dầu khí kỹ thuật cao, trong đó Công ty Mẹ sẽ trực tiếp thực hiện 1 số dự án trọng yếu về tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Thống nhất quản lý các mặt hàng thiết yếu nhƣ điện, xăng, dầu, đạm… để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết kinh tế, thực hiện an sinh xã hội…Xây dựng lộ trình thoái vốn đã đầu tƣ ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn, đặc biệt là các lĩnh vực chứng khoán, xây dựng dân dụng, bất động sản, khách sạn.
Đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của tập đoàn và các đơn vị thành viên, xác định những khó khăn, tồn tại và đƣa ra các giải pháp giải quyết đối với những đơn vị khó khăn, yếu kém, từ đó sắp xếp lại các doanh nghiệp cấp II, III và IV theo hƣớng thu gọn đầu mối để tổ chức hoạt động thực sự tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính và tránh trùng lắp, cạnh tranh nội bộ. Để tiết giảm chi phí, trƣớc mắt không tổ chức mô hình hội đồng thành viên của các công ty/tổng công ty TNHH 100% vốn Nhà nƣớc mà tổ chức mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tổng công ty/công ty.
3.2.2.2 Các giải pháp ngắn hạn
Thứ nhất, hoàn thiện mô hình tập đoàn kinh tế đƣợc thí điểm trƣớc đây, tập trung nguồn lực vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, thu gọn đầu mối
quản lý, giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, giảm chi phí trung gian và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các DN cấp II của Tập đoàn (các tổng công ty và công ty thành viên) phải đảm nhận toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo 5 lĩnh vực đã đƣợc xác định.
Thứ hai, đối với Công ty mẹ - Tập đoàn, phải xây dựng và hoàn chỉnh phƣơng thức quản trị phù hợp theo mô hình Công ty mẹ - công ty con; trên cơ sở tái cơ cấu Tập đoàn (DN cấp I), đồng thời tiến hành việc sắp xếp, đổi mới đối với đơn vị thành viên (DN cấp II) bằng cách rà soát, tính toán hiệu quả việc đầu tƣ trƣớc đây, phân loại, định hƣớng nắm giữ tỷ lệ vốn, phân bổ tối ƣu nguồn lực để ổn định và phát triển bền vững. Tiếp tục xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý, quản trị các năm đối với DN và ngƣời đại diện của Tập đoàn tại các DN trong việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ tại đơn vị, đặc biệt là của ngƣời đứng đầu.
Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, có hiệu quả, đã thu xếp đƣợc vốn hoặc có phƣơng án thu xếp vốn khả thi. Tập trung thúc đẩy các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác các dự án trong và ngoài nƣớc. Đƣa nhanh các công trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng cũng nhƣ thu hồi nhanh vốn đầu tƣ. Xây dựng lộ trình thoái vốn đã đầu tƣ ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn, đặc biệt là các lĩnh vực chứng khoán, xây dựng dân dụng, bất động sản, khách sạn. Thƣờng xuyên rà soát các danh mục đầu tƣ không sinh lời, không đầu tƣ vào các lĩnh vực không phải lĩnh vực chính, xây dựng lộ trình đến 2015 thoái vốn khỏi lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính bằng cách bán, khoán, cho thuê, sáp nhập, giải thể đảm bảo đạt hiệu quả về kinh tế.
Thứ tư, nâng cao năng lực, hiệu lực quản trị DN, áp dụng và vận dụng phƣơng pháp, mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới. Quy hoạch, lựa chọn và bổ nhiệm ngƣời đại diện, ngƣời đại diện phần vốn, kiểm soát viên, kế toán
trƣởng theo tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp, kịp thời thay thế, luân chuyển cán bộ cho từng thời kỳ. Đối với cán bộ khoa học-kỹ thuật có trình độ cao, cần bố trí và sử dụng, đãi ngộ phù hợp với khả năng, năng lực và trình độ để cống hiến. Đánh giá nghiêm túc, hiệu quả công tác quản lý, điều hành hàng năm để xếp loại và phân loại phù hợp. Xây dựng và có chiến lƣợc đào tạo từng cấp độ lãnh đạo và ngƣời lao động trong DN. Thƣờng xuyên rà soát và xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, coi trọng các yếu tố thị trƣờng, thƣơng hiệu, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu vốn của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong công tác quản trị và điều hành DN, xác định rõ chức năng, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, xây dựng mô hình vị trí mô tả công việc của ngƣời lao động để phát huy sức mạnh tổng hợp trong từng đơn vị.
Thứ năm, thoái vốn của tập đoàn tại các lĩnh vực đầu tƣ ngoài ngành nhƣ : tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản với mục tiêu đảm bảo thu hồi vốn đầu tƣ ban đầu. Kiên quyết giải tán những đơn vị thành viên thua lỗ, không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không thành lập thêm các công ty liên kết.
Thứ sáu, chủ động hợp tác với các đối tác ngoài nƣớc có tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật để tranh thủ nguồn lực từ đối tác nhƣ kinh tế, khoa học kỹ thuật. Để thực hiện mục tiêu và giải pháp trên cần triển khai các vấn đề sau:
- Phải xác định và phân nhóm đầu tƣ, đầu tƣ theo lĩnh vực, theo ngành và phân ra theo thời kỳ.
- Việc tái cấu trúc phải quan tâm đầu tiên là tái cấu trúc đầu tƣ, căn cứ vào tính chất hoạt động SXKD, nhóm hoạt động theo ngành sản xuất, kinh doanh hay nhóm dịch vụ, nhóm cần thiết để đầu tƣ làm đầu tàu phát triển, nhóm đầu tƣ mang lại lợi nhuận trƣớc mắt và lợi ích lâu dài. Đầu tƣ phát triển các dự án, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, có hiệu quả, đã thu xếp đƣợc vốn hoặc có phƣơng án thu xếp vốn khả thi. Tập trung thúc đẩy các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác các dự án trong và ngoài nƣớc. Đƣa nhanh các
công trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng cũng nhƣ thu hồi nhanh vốn đầu tƣ.
- Các bộ, ban ngành, Chính phủ hỗ trợ Tập đoàn xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý đầu tƣ, quy chế tổ chức, hoạt động. Quy chế tài chính của Tập đoàn, phù hợp với tình hình đầu tƣ trong và ngoài nƣớc của Tập đoàn. Hoàn thiện các đơn vị thông qua việc tăng hoặc giảm vốn Nhà nƣớc tại các đơn vị không cần giữ hoặc giữ chi phối.
- Kiến nghị để sửa đổi và bổ sung Luật Dầu khí. Theo đó, hoạt động dầu khí không chỉ nằm trong phạm vi tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mà còn bao gồm cả khâu trung nguồn và hạ nguồn. Hiện nay, nhiều công trình đƣờng ống dẫn khí, các nhà máy lọc và hóa dầu, các nhà máy đạm, nhà máy điện chƣa đƣợc Nhà nƣớc đƣa vào danh mục công trình để trích quỹ tài chính cho thu dọn công trình sau này đảm bảo cho công tác an toàn vệ sinh môi trƣờng sinh thái.
- Thƣờng xuyên đánh giá, kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tƣ, hiệu quả của dự án, đánh giá ngƣời đại diện của Tập đoàn tại các đơn vị trong việc thực thi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong từng giai đoạn căn cứ vào việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền. Thƣờng xuyên phân tích các chỉ số tài chính của các đơn vị, Công ty Con. Hoàn thiện việc tái cấu trúc thông qua cổ phần và CPH các đơn vị nhằm giảm vốn Nhà nƣớc tại các đơn vị không phải là hoạt động chính hoặc không cần giữ chi phối.
- Xây dựng các tiêu chí về đầu tƣ vốn của Tập đoàn trong các lĩnh vực, trong từng ngành và lĩnh vực của Tập đoàn phù hợp với Nghị quyết Trung ƣơng 3.
- Tập đoàn và các đơn vị thành viên triển khai xây dựng phƣơng án tái cấu trúc các đơn vị trực thuộc (cấp III) thông qua việc hoàn thiện tái cấu trúc đơn vị trình Tập đoàn phê duyệt, Đảng ủy Tập đoàn và các cơ sở đảng cần quán triệt và triển khai Nghị quyết Trung ƣơng 3 khóa XI bằng cách chủ động triển khai tích cực công tác này.
KẾT LUẬN
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nƣớc trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc là một nội dung có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn , góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của các nƣớc chuyển đổi nội dung kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng. Quá trình chuyển đổi kinh tế, tái cấu trúc DNNN ở Việt Nam đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội thông qua , đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nƣớc, trong đó có giải pháp quan trọng là phải sắp xếp, đổi mới DNNN một cách mạnh mẽ. Trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang phải cam kết thực hiện với các nƣớc thành viên trong tổ chức WTO, trong đó vấn đề đổi mới, sắp xếp lại DNNN là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt. Tái cấu trúc DNNN là một trong 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam. Trƣớc những biến động không ngừng của môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc đổi mới, cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng lớn. Tạo điều kiện phát triển bền vững và ổn định nền kinh tế quốc dân, nâng cao sức cạnh với các nền kinh tế khác trong khu vực và thế giới; khẳng định uy tín của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế.
Trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn giữ đƣợc vai trò của một tập đoàn kinh tế mạnh, cùng với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc khác là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh năng lƣợng, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển; đóng góp lớn cho ngân sách nhà nƣớc. PVN đã xây dựng và phát triển ngành Dầu khí khá nhanh và đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến chế biến dầu khí, sản xuất phân bón, điện, dịch vụ dầu khí chất lƣợng cao; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hoạt động ra nƣớc ngoài.
Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng còn có những hạn chế, yếu kém trong cơ chế tổ chức, quản lý, nên đã có phần ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh chung. Vì thế, tái cấu trúc PVN cần phát huy đƣợc những thế mạnh, thành tựu đã có; khắc phục những hạn chế, yếu kém để PVN phát triển nhanh và bền vững hơn, thực hiện tốt hơn vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với cơ sở hạ tầng hiện đại, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, với quyết tâm cao của lãnh đạo và ngƣời lao động ngành Dầu khí trong công tác hoàn thiện tái cơ cấu Tập đoàn, nhất định PVN sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lƣợc mà Đảng và nhân dân giao phó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiêp (2011), Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp đổi mới DNNN.
2. Chính phủ (2009), NĐ-CP về quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nƣớc và quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác.
3. Hoàng Minh Hoàn (2007), Giải pháp tái cấu trúc ngân hàng thương mại liên doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
4. Lê Duy Trí (2007), Tái cấu trúc tập đoàn đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ-công ty con, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2010), Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Ngô Quang Minh (2004), Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia.
7. Phan Minh Tuấn (2003), Tập đoàn kinh tế Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí thông tin khu công nghiệp Việt Nam số 31.
8. Phạm Viết Muôn (2011), Phương hướng và giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.
9. Tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp nhà nước (2012), Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ƣơng.
10. Trịnh Minh Châu (2005), Tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
11.Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2011), Tái cấu trúc doanh nghiệp, bắt đầu từ đâu .
12. Tổng cục thống kê (2012), kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước năm 2011, NXB Thống kê.
13. Tổng cục thống kê (2012), Niên giám thống kê năm 2011, NXB Thống kê