Chất lượng nội dung chương trình, phương pháp đàotạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghề may thời trang tại các trường cao đẳng nghề ở thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

1.5. Các nội dung nghiên cứu về chất lượng đàotạo nghề

1.5.2. Chất lượng nội dung chương trình, phương pháp đàotạo

Nội dung chương trình được thiết kế khi đã có mục tiêu đào tạo. Câu h i chính được trả lời khi thiết kế nội dung chương trình là: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Chương trình phải phản ánh mục tiêu tương ứng. Diễn đạt càng chi tiết càng thuận lợi cho việc iên soạn giáo trình, ài giảng.

Chương trình đào tạo được thể hiện thông qua những nội dung sau: - Thời gian đào tạo;

- Kết cấu thời lượng từng nhóm kiến thức (cơ ản, cơ sở, ngành và bổ trợ). Nội dung chương trình là yếu tố cơ ản quyết định chất lượng đào tạo. Vì vậy việc rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung chương trình là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng hàng đầu của các cơ sở đào tạo.

Phương pháp đào tạo nghề là tổng hợp cách thức hoạt động của thầy và tr nhằm thực hiện một cách tối ưu mục đích và nhiệm vụ của đào tạo nghề. Phương pháp đào tạo nghề có mối quan hệ mật thiết với các hình thức đào tạo nghề. Điều 36 luật giáo dục nghề nghiệp nêu: “Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm, sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học”

Hình thức đào tạo là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, đồng thời cũng là cơ sở để tính toán hiệu quả kinh tế của đào tạo. Tùy theo yêu cầu và điều kiện thực tế có thể áp dụng hình thức đào tạo này hay hình thức đào tạo khác. Những hình thức đào tạo nghề đang được áp dụng chủ yếu hiện nay là:

- Kèm cặp trong sản xuất: Là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, chủ yếu là thực hành ngay trong quá trình sản xuất do xí nghiệp tổ chức. Kèm cặp trong sản xuất được tiến hành dưới hai hình thức: kèm cặp theo cá nhân và kèm cặp theo tổ chức, đội sản xuất.

- Các lớp cạnh doanh nghiệp: Là các lớp do doanh nghiệp tổ chức nhằm đào tạo riêng cho mình hoặc cho các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực. Chủ yếu đào tạo nghề cho công nhân mới được tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới, được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách, phần thực hành được tiến hành ở các phân xưởng do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn.

- Các trường chính qui: Đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, các Bộ hoặc Ngành thường tổ chức các trường dạy nghề tập trung, qui mô lớn, đào tạo công nhân có trình độ cao, chủ yếu là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên có trình độ cao. Thời gian đào tạo từ hai đến bốn năm tùy theo nghề đào tạo, ra trường được cấp bằng nghề. Khi tổ chức các trường dạy nghề cần phải có ộ máy quản l , đội ngũ giáo viên chuyên trách và cơ sở vật chất riêng cho đào tạo.

- Các trung tâm dạy nghề: Đây là loại hình đào tạo ng n hạn, thường dưới một năm. Chủ yếu là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghề may thời trang tại các trường cao đẳng nghề ở thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)