1.5. Các nội dung nghiên cứu về chất lượng đàotạo nghề
1.5.4. Chất lượng công tác tổ chức quản lí đào tạo:
Công tác tổ chức quản lí đào tạo về bản chất là triển khai thực hiện quản l đào tạo theo chương trình đào tạo và quy chế đào tạo hiện hành thông qua kế hoạch đào tạo học kỳ, năm học và khóa học đã duyệt.
Nguyên t c chung khi tổ chức quản l đào tạo là:
- Triển khai đúng chương trình và kế hoạch khóa học đã duyệt; - Thực hiện đúng quy chế đào tạo hiện hành;
- Không tự điều chỉnh, sửa đổi, vận dụng sai quy định. Trong trường hợp cần thiết phải có kiến phê duyệt của Ban giám hiệu.;
- Đảm bảo lưu trữ đầy đủ, an toàn, tra cứu nhanh các tài liệu khi cần tìm. Nội dung của tổ chức quản l đào tạo bao gồm: tổ chức bộ máy, tổ chức dạy học, tổ chức học và tổ chức đánh giá.
- Thực chất của tổ chức dạy học là hàng loạt các công tác liên quan đến giáo viên. Từ việc cung cấp kế hoạch đàotạo, chương trình đào tạo theo từng học phần, hình thức đào tạo cho đến việc kiểm tra tiến trình dạy học và đánh giá học sinh của giáo viên mỗi học phần.
- Tổ chức học là những phần việc liên quan đến học sinh như: tổ chức chỉnh huấn đầu khóa; phổ biến đầy đủ quy chế, chương trình học, quyền và nghĩa vụ của học sinh; phân lớp; quản l học sinh; tổ chức các hoạt động của học sinh…trong cả khóa đào tạo.
- Tổ chức đánh giá ao gồm cả kết quả học tập và kết quả rèn luyện phải được thực hiện thường xuyên và theo đúng quy chế hiện hành. Đánh giá kết quả học tập phải được thực hiện theo từng học phần trên cơ sở điểm quá trình và điểm thi. Khi tổ chức thi, kiểm tra cần lựa chọn hình thức, nội dung phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra.
Việc thực hiện tốt quy trình đào tạo là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt là công tác kiểm tra quá trình dạy của giáo viên, quá trình học của học sinh và tổ chức tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
1.5.5. Chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Đối với giáo dục nghề nghiệp thì yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là vô cùng quan trọng. Chất lượng tay nghề của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp trang thiết bị dạy học, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập. Các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cần đạt được là:
- Phải quy hoạch khuôn viên hợp l ; - Phải có đủ ph ng học đạt tiêu chuẩn;
- Trang bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú; - Đảm bảo có thư viện, ph ng đọc đủ chuẩn;
- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học như dụng cụ, đèn chiếu, hệ thống âm thanh, ti vi, radio…
- Trang bị mạng internet;
- Đảm bảo chỗ ở và khu vui chơi đạt chuẩn…
1.5.6. Chất lượng đánh giá kết quả học tập cuối khóa
Giáo dục nghề nghiệp là hình thức giáo dục được thực hiện với sự tham gia không chỉ riêng của học sinh, giáo viên, nhà trường mà đó c n là sự tham gia của doanh nghiệp của xã hội, bởi vậy kiểm tra và đánh giá trong dạy nghề không chỉ được thực hiện trong nhà trường mà c n được thực hiện trong doanh nghiệp và ởi các chuyên gia có tay nghề, có trình độ cao trong doanh nghiệp đánh giá.
Hiện nay hệ thống kiểm tra đánh giá của giáo dục nghề nghiệp vẫn áp dụng quy chế 14 an hành theo quyết định số 14/2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao động thương inh xã hội về quy chế kiểm tra, thi và tốt nghiệp đối với hệ thống giáo dục dạy nghề. Từ trước năm 2015, người học được đánh giá thông qua các ài kiểm tra, thi trong quá trình học và ài thi tốt nghiệp cuối khóa. Kết thúc khóa học người học được đánh giá ở các mức độ: xuất s c, gi i, khá, trung ình khá và trung ình và được cấp bằng cao đẳng nghề, trung cấp nghề hoặc chứng chỉ sơ cấp nghề. Từ tháng 7 năm 2015 đến nay với việc Luật giáo dục nghề nghiệp chính thức có hiệu lực thì người học hoàn thành xong chương trình đào tạo cao đẳng nghề được cấp bằng: cử nhân thực hành nghề. Theo đó, việc tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động kiểm tra giá không được quy định rõ ràng và có tính t buộc, nên thực trạng hiện nay là đã có cơ sở dạy nghề làm rất tốt việc thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nghề nhưng ngược lại cũng c n nhiều cơ sở hầu như các hoạt động đào tạo đều đang khép kín hoặc có rất ít sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề của nhà trường
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Toàn ộ chương 1 là những kiến thức cơ sở liên quan đến đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề. B t đầu từ những khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo, sau đó đi sâu đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề kết thúc là vai tr của đào tạo nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
Chất lượng là một khái niệm động, đa chiều nhất là trong lĩnh vực đào tạo khó có thể định nghĩa thế nào là chất lượng vì trong giáo dục bao giờ cũng là một quá trình hai chiều hơn thế nữa khó có thể xác định rõ ràng các sản phẩm của giáo dục vì chất lượng trong quá trình giáo dục luôn đ i h i sự đóng góp của “khách
hàng” là các sinh viên.
Phần trọng tâm chương 1 hướng tới đó là chất lượng đào tạo nghề. Các kiến thức cơ sở l luận về chất lượng đào tạo nghề đã trình ày ở chương 1 sẽ làm cơ sở để phân tích các chương tiếp theo của luận văn.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
Đề tài sẽ được thực hiện nghiên cứu theo 3 ước:
+ Bƣớc 1: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp l thuyết về chất
lượng đào tạo nghề, đồng thời nghiên cứu thực tiễn tình hình chất lượng đào tạo nghề May thời trang của các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội . Bên cạnh đó đề tài sử dụng phương pháp dữ liệu sơ cấp thông qua thực hiện điều tra khảo sát sinh viên thuộc các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội bằng ph ng vấn trực tiếp qua điện thoại, bằng bảng h i qua email để đánh giá được thực trạng của các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội.
+ Bƣớc 2: Từ những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập ở ước 1, đề tài sử
dụng phương pháp phân tích để phân tích vấn đề tồn tại trong hoạt động đào tạo nghề May thời trang của các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội.
+ Bƣớc 3: Dựa vào phần phân tích của ước 2, nghiên cứu xác định các
nguyên nhân từ đó tìm ra các giải pháp có thể triển khai tại các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội.
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn từ Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề, và của 04 trường cao đẳng nghề tại Hà Nội từ năm 2014- 2017 gồm:
- Quy mô đào tạo nghề,
- Trình độ học sinh trước khi nhập học, - Trình độ giáo viên giảng dạy,
- Kết quả học tập của học sinh
- Kết quả phấn đấu, rèn luyện của học sinh.
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
+ Ph ng vấn qua điện thoại: các sinh viên, cựu sinh viên các khóa đào tạo nghề May thời trang tại 04 cao đẳng nghề ở Hà Nội
+ Sử dụng phiếu thăm d qua email kiến của sinh viên đã tốt nghiệp nghề May Thời trang tại 04 trường cao đẳng nghề ở Hà Nội ( Cao đẳng nghề cơ điện và thực phẩm Hà Nội, Cao đẳng nghề Kỹ thuật –Mỹ nghệ Việt Nam, Cao đẳng nghề Long Biên, Cao đẳng nghề Số 17 – Bộ Quốc Ph ng ), nhu cầu thực tế của các trường để định hướng và đề xuất giải pháp cho việc xây dựng chất lượng đào tạọ nghề May thời trang.
Bảng câu h i sử dụng các thuộc tính để đánh giá chất lượng dịch vụ. Bao gồm 3 phần chính:
+ Phần một: Các câu h i về thông tin người điều tra: họ và tên, tuổi, trình độ đào tạo, chức vụ, bậc thợ, năm công tác, năm quản l .
+ Phần hai: các câu h i về Về kiến thức, kỹ năng tay nghề, tác phong nghề nghiệp, Mức độ đáp ứng tay nghề với thực tế sản xuất, Mức độ tiếp cận kiến thức khi sử dụng thiết bị công nghệ mới, Năng lực làm việc theo tổ nhóm, Năng lực làm việc độc lập, Thực trạng nội dung chương trình đào tạo, chính sách đối với người học, Thông tin về thị trường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân, về đào tạo của nhà trường và nhân lực của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh được thực tập tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh được tham quan thực tế
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp
Kết quả điều tra khảo sát ằng bảng h i sẽ được xử l theo phương pháp thống kê xã hội học. Các giá trị sẽ được thống kê theo chỉ số tuyệt đối (số phiếu được chọn ). Toàn ộ câu h i được thiết kế nhằm đưa ra một số nhận định.
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp
Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử l số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của bảng tính Excel.
Công cụ để xử l số liệu là máy vi tính, các phần mềm thống kê, mô tả xử l định lượng và định tính theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu của đề tài.
Kết hợp sử dụng biện pháp quan sát trực tiếp (hiện địa hiện vật) để nhìn nhận một số vấn đề trong hoạt động đào tạo của các trường nghề. Từ đó đưa ra những nhận định đối với từng vấn đề được nghiên cứu.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Ở HÀ NỘI
3.1. Thực trang đào tạo nghề ở thành phố Hà Nội
3.1.1. Quy mô lao động và chất lượng lao động ở thành phố Hà Nội
Hà Nội sau khi mở rộng có qui mô dân số lớn thứ hai toàn quốc (sau Thành phố Hồ Chí Minh), có hơn 7,5 triệu người, trong đó khoảng 4,6 triệu người trong độ tuổi lao động. Hằng năm, thành phố có gần 80.000 người ước vào tuổi lao động. Lượng cầu lao động nhìn chung tăng đều hằng năm, vì ngoài lao động tại chỗ c n có một lượng lớn lao động từ các địa phương khác di cư về Hà Nội tìm việc làm. Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ nhập cư vào Hà Nội khoảng 0,8%/năm, tương ứng 30.000 - 35.000 người. Đây là áp lực lớn đối với công tác giải quyết việc làm của thành phố. Để đạt được mục tiêu duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức dưới 4% đồng nghĩa với việc mỗi năm phải tạo cho được 150.000 vị trí việc làm.
Theo các đánh giá về năng suất lao động Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì tỷ lệ lao động lành nghề c n thấp so với số lao động được qua đào tạo nghề, lao động thiếu chuyên môn, chưa được đào tạo, các kỹ năng được trang bị không phù hợp với đ i h i của thị trường và nhiều lao động phải đào tạo lại. Đây là một trong những l do khiến năng suất lao động của ngời Việt Nam ở mức thấp.
Các lao động thiếu kỹ năng mềm để có thể sẵn sàng hội nhập như: giao tiếp công việc bằng 1 ngoại ngữ khác, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp trong công việc với người nước ngoài. Nhân sự cao cấp so với các nước trong khu vực thì chúng ta vẫn c n khoảng cách khá lớn và đang rất thiếu những nhà quản l doanh nghiệp Việt tài gi i đủ sức cạnh tranh tại các thị trường khu vực. Đội ngũ lao động được đào tạo nghề trong những năm qua phần lớn chỉ được chú trọng vào đào tạo chuyên môn cứng, khả năng làm việc độc lập trong khi quá trình hội nhập đang cần các kỹ năng toàn diện hơn.
3.1.2. Đặc điểm hệ thống đào tạo nghề ở thành phố Hà Nội
Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Riêng với thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự đầu tư cho việc phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề cả về số lượng, quy mô và chất lượng.
Hệ thống dạy nghề được triển khai rộng rãi trong thành phố với các loại hình đào tạo cơ ản như sau:
- Trường cao đẳng nghề: Đào tạo nghề dài hạn có trình độ cao đẳng nghề, thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm tùy theo trình độ đầu vào của học viên, cấp bằng nghề. Ngoài ra trong trường cũng đào tạo các hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và các khóa đào tạo ng n hạn thường xuyên, cấp chứng chỉ nghề.
- Trường trung cấp nghề: Đào tạo nghề dài hạn có trình độ trung cấp nghề, thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm, cấp bằng nghề; đào tạo sơ cấp nghề, các khóa đào tạo ng n hạn và cấp chứng chỉ nghề.
- Trung tâm dạy nghề: Đào tạo nghề ng n hạn dưới 1 năm, thời gian đào tạo có thể là 3 tháng, 6 tháng.
- Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề: Đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và các khóa ồi dưỡng ng n hạn.
- Trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề được gọi chung là trường nghề. Tính đến năm 2017, trên địa àn thành phố có 320 trường dạy nghề, trong đó:
- Cơ sở thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản l có 25 cơ sở. - Cơ sở do sở an ngành thành phố quản l có 74 cơ sở. - Cơ sở tư thục quản l có 221 cơ sở.
Hàng năm các cơ sở đào tạo với lưu lượng từ 23.000 đến 24.000 lao động cung cấp cho thị trường ở thành phố, trong đó đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 5.000 đến 6.000, đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 12.000 đến 13.000 lao động, với các ngành nghề chủ yếu là các ngành nghề công nghệ - kỹ thuật, các nghề dịch vụ và các nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động và các khu công nghiệp trên địa àn thành phố.
3.2. Thực trạng chất lƣợng đào tạo nghề May Thời trang tại 04 trƣờng Cao đẳng nghề ở thành phố Hà Nội
3.2.1. Giới thiệu vài nét về 04 trường Cao đẳng nghề ở thành phố Hà Nội
Trên địa àn thành phố Hà Nội hiện nay có 13 cơ sở dạy nghề công lập có đào tạo nghề May Thời trang, trong đó:
Có 04 trường Cao đẳng nghề đào tạo nghề May thời trang, gồm: - Cao đẳng nghề Cơ điện và Thực phẩm Hà Nội,
- Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam, - Cao đẳng nghề Long Biên,
- Cao đẳng nghề Số 17 – Bộ Quốc Ph ng,
Có 08 trường Trung cấp nghề đào tạo nghề May Thời trang, gồm: - Trường Trung trung cấp nghề Giao thông vận tải,
- Trường trung cấp nghề cơ khí xây dựng,
- Trường Trung cấp nghề may và thời trang Hà Nội, - Trường Trung cấp nghề công nghệ ô tô,
- Trường Trung cấp nghề Số 18 – Bộ Quốc Ph ng, - Trường Trung cấp nghề Số 1 Hà Nội,
- Trường Trung cấp nghề Nhân lực quốc tế Hà Nội, - Trường Trung cấp nghề Sơn Tây,
Có 01 Trung tâm dạy nghề đào tạo nghề May Thời trang: Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân.